Hội họa Trung Quốc: Tiên cảnh linh thiêng và hư không



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp

[ChanhKien.org]

靈光一點自虛來
造化乾坤萬象開
白雲青山歸鶴處
清淨真人不染埃

Âm Hán Việt:
Linh quang nhất điểm tự hư lai
Tạo hóa càn khôn vạn tượng khai
Bạch vân thanh sơn quy hạc xử
Thanh tịnh chân nhân bất nhiễm ai

Tạm dịch:
Một vầng sáng thần kỳ đến từ hư không
Tạo hóa càn khôn vạn tượng khai mở
Mây trắng núi xanh là nơi đàn hạc về
Chân Nhân nơi thanh tịnh không nhiễm bụi trần

Xem hình ảnh chất lượng cao tại đây.

Đôi lời cảm nhận của người dịch:

Bức tranh thủy mặc miêu tả lại chốn tiên cảnh linh thiêng mà lại như hư không.

 

Quan sát kĩ bức tranh ta có thể thấy, bên trong lầu các mái ngói vàng có một Tiên tử đang ngồi dựa lan can nhìn hướng về đàn chim hạc đang bay cao – nơi đây có thể nhìn thấy được toàn cảnh chốn bồng lai tiên cảnh mỹ hảo và cũng thấy được cõi tạm nhân gian ở phía núi non đằng xa kia. Đây chẳng phải chính là “Chân Nhân nơi thanh tịnh không nhiễm bụi trần” đó sao?

Những áng mây bồng bềnh bao bọc núi non thể hiện sự hư không, huyền diệu của các dãy núi có màu xanh ngọc tuyệt đẹp.

Nhìn kĩ hơn, phía xa xa bên kia núi có ba người đang vác củi đi hướng về nơi có đàn hạc và Tiên tử, đây chẳng phải ẩn ý rằng việc người tu hành bước đi trên con đường gian nan khó nhọc, những mong có thể phản bổn quy chân, trở về bản tính tiên thiên trong sáng, thuần khiết của mình hay sao? Xa hơn nữa, phía bên trái bức tranh là ngọn núi có tòa tháp cao linh thiêng cùng vài ngôi nhà trên sườn núi – hình ảnh này như muốn thể hiện ra rằng thế gian con người đang sống vẫn còn cách xa nơi chốn bồng lai tiên cảnh hư không vậy.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/271781



Ngày đăng: 10-11-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.