Hội họa Trung Quốc: Tác phẩm “Theo Phật Chủ hạ thế” và “Chủ Thương Khung”



Tác giả: Thiên Ngoại Khách

[ChanhKien.org]

Đây là những tác phẩm gần đây của tôi, và chúng đều khác biệt với những bức tượng Phật trước đây trong quá khứ – chính là tôi tuân theo chỉ đạo từ Đại Pháp, và dựa trên các nền tảng cơ bản như tính thi vị trong tranh truyền thống Trung Quốc mà cải biến các thiếu sót về cách tạo hình trong hội họa truyền thống Trung Quốc. Đặc biệt là cải biến các quan niệm trước đây của người ta về tranh vẽ hình tượng Phật. Những sinh mệnh trên cao tầng thật sự thường mang hình tượng rất trẻ và vô cùng mỹ hảo, chứ không phải là hình dáng trưởng thành như trong quan niệm của người thường. Dựa trên cơ sở hiểu biết trên, tôi đã sáng tác ra hai tác phẩm này. Hai tác phẩm sử dụng cách vẽ tranh thủy mặc và bạch miêu.

Theo Phật Chủ hạ thế

Theo Phật Chủ hạ thế (một phần tranh phóng to)

Chủ Thương Khung

Chủ Thương Khung (một phần tranh phóng to)

Chú thích của người dịch:

(1) Tranh thủy mặc (水墨畫) là một loại tranh hội họa khởi nguồn từ Trung Quốc. “Thủy” (水) là nước, “mặc” (墨) là mực nên tranh thủy mặc chủ yếu chỉ là mực mài ra, pha với nước, rồi dùng bút lông vẽ trên giấy hoặc lụa nên về sắc thái chỉ có hai màu trắng đen. Tranh thủy mặc là loại hình phát triển cùng với nghệ thuật thư pháp Trung Hoa. Loại hình này bắt đầu xuất hiện vào thời Đường (618-907) và tạo nên sự ấn tượng, khác biệt so với các loại hình nghệ thuật vẽ trước đó. Những đặc điểm mới của tranh thủy mặc so với các loại hình nghệ thuật trước đó là chú trọng vào sắc đen hơn là pha trộn các màu sắc với nhau, tập trung mạnh vào nét vẽ và bản chất, tinh thần của vật thể, cảnh vật hơn là mô tả trực tiếp, bắt chước. Tranh thủy mặc phát triển mạnh mẽ tới đỉnh cao dưới triều nhà Tống (960-1279) tại Trung Quốc và được truyền sang Nhật Bản bởi các thiền sư thuộc Thiền Tông vào thế kỷ thứ 14. Về sau, tranh thủy mặc có thể kết hợp giữa mực và màu nước, dầu và có thể có thêm một ít màu sắc.

(2) Bạch miêu họa (白描畫) còn gọi là công bút bạch miêu (工筆白描) là những bức tranh vẽ đường nét rõ ràng, tỉ mỉ chi tiết, dùng đơn sắc (chỉ dùng màu mực đen). Ngoài tác dụng miêu tả phản ánh, còn là sự phản ánh giá trị thẩm mỹ quan của tác giả. Những nét vẽ ban đầu được họa sĩ Lý Công Lân (李公麟 (1049-1106)) thời nhà Tống dùng để phác thảo, ông đã phát triển nó thành một thể loại hội họa độc lập, những nét vẽ của ông giống như mây trôi, nước chảy mà không dùng màu sắc, thể hiện sức biểu cảm một cách sinh động.

Trích từ nguồn Wikipedia (1), (2).

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/240117



Ngày đăng: 04-11-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.