Căn nguyên



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Đại Lục

[ChanhKien.org]

Mọi sự xuất hiện đều có căn nguyên của nó, và căn nguyên này đến từ không gian khác, vậy nên khi đối mặt với những điều xảy ra xung quanh, chúng ta phải minh bạch rằng phía sau đó đều có căn nguyên, bởi vì không gian vũ trụ là tương thông và phản ánh tại thế gian con người chỉ là ở tầng bề mặt, còn những gì thực sự khởi tác dụng lại là ở không gian khác.

Những sự việc xảy ra gần đây khiến tôi thấy rõ điều này. Vợ chồng tôi đã có bất hòa trong một thời gian dài. Trên bề mặt, giữa hai chúng tôi không có mâu thuẫn gì lớn, nhưng vì một vài lý do, đôi khi chỉ một tia lửa nhỏ cũng có thể châm ngòi làm nổ một quả mìn, tạo ra hàng loạt những ảnh hưởng tiêu cực. Vì trạng thái này kéo dài quá lâu nên đôi lúc tôi không biết phải giải quyết như thế nào. Khi trạng thái tu luyện tốt, tôi có thể giữ được tâm thái bình hòa, vượt qua khảo nghiệm; nhưng nếu trạng thái tu luyện không tốt, tôi sẽ bị dẫn dắt bởi những giả tướng bề mặt, sử dụng phương thức lấy ác trị ác. Cả hai chúng tôi đều khổ tâm nhưng không ai chịu lùi một bước.

Vì vấn đề này chưa được giải quyết tận gốc rễ và tôi đã không thật sự đề cao trong tu luyện, nên mâu thuẫn ngày càng trở nên gay gắt, giống như một thùng thuốc nổ sắp nổ tung. Chúng tôi không thể nói chuyện cởi mở với nhau, cả hai đều dùng quan điểm của bản thân để nhìn nhận đối phương. Dường như có một bức tường ngăn cách, ngăn chúng tôi hình thành một chỉnh thể, ngăn chúng tôi chia sẻ dựa trên Pháp. Tôi cảm thấy rất chán nản, tôi không chia sẻ được với ai, trong tâm khổ não, cảm thấy bất lực và cuối cùng những điều này biến thành sự oán hận.

Trong một lần mâu thuẫn, chồng tôi thao thao nói không ngừng về những điều mà anh ấy cho rằng đó là lỗi của tôi và về sự oán hận của anh ấy đối với tôi. Tôi đột nhiên nhận ra rằng mọi thứ đều có căn nguyên của nó. Trong một thời gian dài, tôi đã không làm theo lời Sư phụ, luôn nhìn vào thiếu sót của người khác, vì vậy tôi không nghĩ mình có lỗi gì. Dường như Sư phụ đã ban cho tôi trí huệ để tôi nhận sai lầm, chính là hướng ngoại mà xét vấn đề. Trong chuyện này tôi đã không thực tu, đã bị dẫn dắt bởi quan niệm của người thường, không phân biệt được đâu là chân ngã chân chính, không nhìn được nguyên nhân phía sau mâu thuẫn. Cơ điểm của tôi đã sai, vậy mà tôi vẫn không tỉnh ngộ. Tôi cứ mắc sai lầm hết lần này đến lần khác, và nực cười hơn nữa là tôi còn lầm tưởng rằng tầng thứ tu luyện của tôi cao hơn chồng. Biểu hiện của ma tính này đã làm tôi hoàn toàn đánh mất phần chân ngã, dùng Pháp để đánh giá người khác chứ không đối chiếu với bản thân mình, coi bản thân là người ngoài cuộc.

Sư phụ giảng:

“Do vậy trong đệ tử Đại Pháp sẽ có mâu thuẫn, nhưng chủng loại mâu thuẫn ấy là có tác dụng khác, chính là mỗi khi xuất [hiện] mâu thuẫn ấy, liền sẽ động chạm đến người khác; nhưng người khác sẽ phát hiện ra, sẽ khiến mâu thuẫn ấy nổi cộm hơn lên, khiến cho người tu luyện tự họ chú ý thấy. Trong mâu thuẫn đó, chỉ cần hướng nội mà tìm là có thể phát hiện chỗ thiếu sót của bản thân mình. [Nếu] mâu thuẫn không phơi bày lộ ra, không có cái mâu thuẫn đó xuất hiện, [thì] chư vị không phát hiện được chấp trước của chư vị, không thấy được chấp trước của chư vị. [Nếu] hết thảy đều êm ả, [thì] có thể tu không?” (Giảng Pháp tại Pháp hội thủ đô Mỹ quốc [2006])

Những lời giảng của Sư phụ đã giúp tôi nhìn thấy thiếu sót của mình và những nhân tố không phù hợp với Pháp. Trong vấn đề này, tôi đã không coi mình là người tu luyện và quy chính bản thân theo yêu cầu của Đại Pháp. Tôi bị ngăn trở bởi quan niệm và nghiệp lực, bị mù quáng bởi những giả tướng ở bề mặt và bị ma tính dẫn dắt, không nhận ra rằng đằng sau mâu thuẫn có tồn tại căn nguyên. Mâu thuẫn giống như một quả bom, khi nó nổ tung cho thấy những điểm cần đề cao, nó phụ thuộc vào việc tôi có thể chiểu theo Pháp mà làm hay không. Từ góc độ tu luyện mà nói, có nhiều cách gây ra mâu thuẫn, nếu tôi không hướng nội, không quy chính bản thân theo Pháp, thì không khác nào từ bỏ khảo nghiệm và không muốn đề cao, bởi vì tôi không xem xét vấn đề từ góc độ của người tu luyện, chưa thấy rõ các nhân tố đằng sau mâu thuẫn, tư tưởng và hành vi đều giống như người thường, và những nhân tố đằng sau cũng không hề có cải biến. Trạng thái này chỉ làm mâu thuẫn thêm trầm trọng, cuối cùng dẫn đến bùng nổ. Khi đó, tôi sẽ không kiểm soát được cục diện, nó sẽ ảnh hưởng đến trạng thái tu luyện của tôi, tôi không thể trợ Sư Chính Pháp và cứu độ chúng sinh.

Qua bài học lần này, tôi ngộ được rằng đệ tử Đại Pháp nên hình thành một chỉnh thể, mâu thuẫn không nên để kéo dài quá lâu, nếu không tà ác sẽ lợi dụng sơ hở này. Giao lưu chia sẻ có thể tiêu trừ gián cách, bởi vì khi ấy chúng ta đang đi trên con đường mà Sư phụ an bài, phù hợp với Pháp. Đằng sau mỗi chúng ta đều có Pháp thân của Sư phụ. Khi chúng ta dựa trên Pháp, loại bỏ những chấp trước, cởi mở bày tỏ quan điểm và kiến nghị của mình với đối phương, đối phương sẽ được dung hóa bởi trường tường hòa này, cái gọi là mâu thuẫn sẽ dễ dàng được giải quyết, và gián cách cũng như khói tản mây tan. Nếu chúng ta có thể luôn luôn làm vậy thì những mâu thuẫn sẽ trở thành những bậc thang để đề cao. Hãy bước đi thật tốt trên con đường mà Sư phụ an bài, nắm chắc cơ hội Sư phụ cấp cho đệ tử để đề cao!

Trên đây là chút thiển ngộ cá nhân, nếu có điều gì không phù hợp với Pháp, xin các đồng tu từ bi chỉ chính!

Dịch từ:

https://www.zhengjian.org/node/279148

https://www.pureinsight.org/node/7753



Ngày đăng: 15-04-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.