Văn hoá Thần truyền của người dân tộc thiểu số Trung Quốc (2): Thần tạo ra ba chủng người

Tác giả: GZ

Tiếp theo Phần 1

[ChanhKien.org]

Lời tựa:

Tác giả đã tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu nghệ thuật trong nhiều năm, trong công tác liên quan đến rất nhiều đề tài về dân tộc thiểu số Trung Quốc, qua nghiên cứu, phát hiện thấy rằng các dân tộc thiểu số có một lịch sử rất cổ xưa, nhưng rất nhiều điều họ giữ lại rất khó hiểu đối với người hiện đại, chỉ được xem như một nền văn hóa thần bí có những điều kỳ lạ giật gân. Kể từ khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tác giả đã thoát khỏi độc hại của chủ nghĩa vô thần và thuyết tiến hóa, liên tục được Đại Pháp khai mở trí huệ. Khi xem lại văn hóa và nghệ thuật của các dân tộc thiểu số này, phát hiện thấy nhiều điều mà người bình thường không thể hiểu được thì lại được giải đáp trong các bài giảng Pháp của Sư Tôn. Văn hóa và nghệ thuật của các dân tộc thiểu số cũng xác nhận sự tồn tại của Thần, cũng là một phần của văn hóa Thần truyền, nhưng thuyết tiến hóa và chủ nghĩa vô thần đã cản trở thế nhân quay trở về con đường truyền thống. Nhân đây xin chia sẻ những hiểu biết này với các đồng tu, tầng thứ tu luyện cá nhân có hạn, nếu có chỗ nào không phù hợp, xin hãy từ bi chỉ rõ.

2. Thần tạo ra ba chủng người

Về sự sản sinh ra loài người, các bài hát sử thi của các dân tộc trên thế giới đều nhắc đến câu chuyện Thần dùng “bùn đất tạo ra con người”. Tuy nhiên, trong sử thi Mai Cát của dân tộc Di (một sử thi lâu đời lưu truyền ở khu tự trị dân tộc Di tại Sở Hùng, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) còn ghi lại rằng trong quá trình sáng tạo ra loài người, Thần đã từng tạo ra ba chủng người khác nhau, sử thi này mô tả như sau:

“Sau khi vạn vật trong trời đất được tạo ra, Thần Cách Tư đến để tạo ra con người, từ trên trời rải xuống ba nắm tuyết, rơi xuống mặt đất biến thành ba loại người:

Nắm tuyết đầu tiên rơi xuống tạo thành người một chân, chỉ cao 1 xích 2 thốn (khoảng 0,4m); Loại người này không thể tự đi một mình, hai người khoác vai nhau thì đi nhanh như bay; cơm mà họ ăn là bùn đất, thức ăn là cát, khi mặt trăng chiếu thì sống được, nhưng khi mặt trời chiếu thì không sống được, loại người này không thể sống được dưới ánh mặt trời, họ sẽ bị chết vì nắng.

Nắm tuyết thứ hai gieo xuống tạo thành loại người cao 1 trượng 3 xích (khoảng 4,3m) … loại người này quấn lá cây, ăn trái cây rừng và sống trong hang động. Thời tiết không phân ra bốn mùa, trên trời có chín mặt trời và chín mặt trăng, con người cứ làm việc đến khi buồn ngủ, hễ ngủ là mấy trăm năm, rêu phủ đầy thân, loại người này cũng bị chết cháy vì nắng.

Thần Cách Tư tay trái cầm một cái đục và tay phải cầm một cái búa, đến đục mặt trời và mặt trăng, chỉ để lại một cái trên bầu trời, sau đó chia ra bốn mùa để cho cỏ cây mọc lên.

Nắm tuyết thứ ba gieo xuống tạo thành người có hai mắt lồi lên trên. Thần Cách Tư rắc nắm hạt kiều mạch lên núi Mễ Lạp, rắc nắm hạt kê lên núi Thạch Sơn Lĩnh, rắc nắm hạt lúa mỳ lên núi Thọ Diên, lúa mỳ trổ bông, kê cũng trổ bông, kiều mạch cũng trổ bông. Không có lửa, lão Long trên trời nghĩ ra một cách, tạo ra cái liềm nhỏ có ba lưỡi, đánh hai đầu vào nhau để phát lửa, từ đó con người có lửa, mọi thứ đều có, cuộc sống ngày càng tốt hơn”.

Trong bộ sử thi này đã ghi lại rằng Thần đã từng tạo ra ba loại người khác nhau: “Từ trên trời gieo xuống ba nắm tuyết, biến thành ba loại người”, như đã đề cập trong bài viết trước, trong ngôn ngữ Di, “雪 – tuyết” và “繁殖 – phồn thực” đều phát âm là “wo”, cho nên chữ “tuyết” này là một cách chơi chữ, trong tiếng Di nó có nghĩa là “nguồn gốc của sự sinh sôi” hoặc “nguồn gốc của sinh mệnh”. Hai chủng người đầu tiên: tiểu nhân và đại nhân đều bị đào thải vì họ không thể thích nghi với môi trường (Hình 1), trong quá trình tạo ra loại người thứ ba, Thần cũng đã điều chỉnh để họ có thể thích ứng với môi trường sống của họ, vì vậy họ đã tồn tại được về sau (trong phần tiếp theo của sử thi đề cập rằng những người này cũng bị Thần trừng phạt vì đạo đức bại hoại, xem tiếp phần sau).

Hình 1. Vương quốc tiểu nhân và vương quốc đại nhân trong Khôn dư vạn quốc toàn đồ (ảnh lấy từ Internet)

Ở Vân Nam trong dân gian lưu truyền câu chuyện về một người tiều phu chu du quanh “nước Bổng Đầu” (trích từ Truyện dân gian Vân Nam), cũng kể rằng từ rất xa xưa đã từng xuất hiện đại nhân, trung nhân và tiểu nhân:

“Thuở xa xưa, không gian vũ trụ được chia thành ba tầng, tầng thượng được gọi là trên trời, tầng trung gọi là trên mặt đất, tầng hạ được gọi là dưới lòng đất. Người của các tầng cũng không giống nhau. Người ở trên trời thân hình to như cái bồ thóc, dáng cao như cái sào tre, nên gọi là “người sào tre”; người trên mặt đất thân hình to như cái cối giã gạo, dáng cao như cái đòn gánh được gọi là “người đòn gánh”; loại người dưới lòng đất, thân hình nhỏ như cái gậy cầm tay, dáng thấp như cái đầu gậy nên được gọi là “người bổng đầu” (đầu gậy).

Một ngày nọ, trên mặt đất có người tiều phu đi đốn củi, người này tuột tay làm rơi cái rìu của mình vào hang, anh ta liền xuống hang để tìm. Nào ngờ càng xuống càng sâu càng tối đen như mực, giơ tay không nhìn thấy năm ngón. Lúc người tiều phu đang lo lắng thì anh ta bỗng phát hiện ở đằng xa có một đốm sáng, liền lập tức lần theo hướng đó. Đang đi anh ta bất ngờ bị trượt chân và rơi xuống thế giới “dưới lòng đất”.

Người tiều phu ngã xuống đất bất tỉnh nhân sự. Lúc tỉnh lại, anh ta mới phát hiện ra rằng ở đây cũng có non có nước, cỏ cây hoa lá, có cả côn trùng, chim muông, thú vật, điều duy nhất khác với thế giới “trên mặt đất” là con người ở đó… Người tiều phu đã lạc vào “nước Bổng Đầu”, gây chấn động tới vương quốc đó. Nhà vua cưỡi một con gà trống lớn đến gặp anh ta, chào hỏi anh ta rất thân thiết. Mặc dù không hiểu tiếng nói, nhưng nhìn biểu cảm thì thấy nhà vua tôn trọng anh ta như tiên giáng trần”.

Những bộ sử thi và những câu chuyện dân gian đặc sắc này hoàn toàn không phải là vô căn cứ, chúng vẫn luôn được tổ tiên người Di ca hát, truyền tụng nhau hết đời này qua đời khác, nhưng con người hiện đại bị tẩy não bởi thuyết vô thần nên đã xem nó như những câu chuyện cổ tích. Chỉ đến khi Sư tôn đề cập đến thời đại của “đại nhân, trung nhân và tiểu nhân” mà nhân loại đã từng trải qua trong bài giảng Pháp năm 2002, tôi mới chợt ngộ ra rằng hóa ra những điều được ghi lại trong sử thi về sự sáng lập thế giới của người Di chính là lịch sử chân thực đã diễn ra! Sư phụ giảng rằng:

Nhìn chung thì trong 100 triệu năm ấy trên Trái Đất phân thành hai thời kỳ lớn; mỗi thời kỳ 50 triệu năm. 50 triệu năm đầu là thời kỳ đại nhân, tiểu nhân, và trung nhân đồng thời tồn tại. Đại nhân trung bình cao năm mét; trung nhân chính là nhân loại chúng ta hiện nay, bình quân cao không đến hai mét; tiểu nhân thì chỉ cao mấy tấc thôi. Vào lúc Thần tạo ra con người ấy, vì sao đồng thời tạo ra ba chủng người như vậy? Bởi vì cần thí nghiệm trong ba chủng người ấy chủng người nào thích hợp cho sinh tồn trên địa cầu đến bước cuối cùng, thích hợp cho việc đắc Pháp. Trong 50 triệu năm ấy, một mặt vừa liên tục tạo năng lực con người nhận thức thế giới, một mặt xác định xem lưu lại chủng người nào. Cuối cùng phát hiện rằng, đại nhân không thích hợp, bởi vì thân thể của họ lớn, nên xét về cự ly thì địa cầu tương đối nhỏ, thời gian cũng tương đối ngắn lại, bởi vì nguồn vật chất mà đại nhân tiêu hao là không hoà hợp tỷ lệ với Trái Đất. Sau này phát hiện rằng tiểu nhân cũng không hoà hợp, trên toàn bộ Trái Đất đều là rừng rậm, khai thác đối với họ rất khó khăn; thời ấy không có chỗ đất [bằng], nếu họ cần sáng tạo ra văn minh như hiện nay thì đối với họ là rất khó khăn; đồng thời cũng xét thấy thời gian trên Trái Đất đối với họ là quá dài, cự ly là quá xa; tiểu nhân mà muốn vượt đại dương thì quá khó khăn; do vậy [họ] không thích hợp. Như thế đại nhân và tiểu nhân bị đào thải. Không phải đào thải lập tức, mà là sau [thời kỳ] 50 triệu năm [mới] bắt đầu dần dần theo lịch sử mà đào thải. Cuối cùng chúng ta không còn nhìn thấy đại nhân trong hai thế kỷ, phải đến hơn hai thế kỷ trước đây thì mới không còn nhìn thấy đại nhân nữa; còn tiểu nhân thì khoảng bảy, tám mươi năm trước, vẫn có người nhìn thấy; đến cận đại mới bị tuyệt tích; cũng không phải là không có, có [người] đã rời đến không gian khác, có [người] đã rời xuống lòng đất. Họ biết rằng [họ] thuộc về con người bị đào thải, do vậy không tiếp xúc với con người hiện đại. (Giảng Pháp trong chuyến đi quanh Bắc Mỹ [2002])

Kỳ thực, những bằng chứng cho thấy sự tồn tại của tiểu nhân và đại nhân đã được giới khoa học phát hiện. Vào tháng 10 năm 2004, các chuyên gia về người cổ đại đã phát hiện tám bộ di cốt của loài người tại một hang động trong rừng rậm trên đảo Flores, Indonesia, thân hình họ chỉ cao 3,5 inch (khoảng 1,06m), đầu chỉ to bằng quả bưởi và bộ não nhỏ hơn hai phần ba so với não người hiện đại. Qua trắc định cho thấy những người Flores này sống vào thời gian cách đây khoảng hơn 18.000 năm. Các nhà khảo cổ tại Đại học Berlin cũng khai quật được một di cốt người tiểu nhân cao 12 cm trong một hang động ở miền trung Mexico, qua trắc định các chuyên gia xác định đây là di cốt của một người trưởng thành có lịch sử cách đây 5.000 năm(Hình 2). Việc phát hiện ra những người lùn nhỏ bé này hoàn toàn đảo lộn giả thuyết về sự tiến hóa của loài người.

Hình 2: Tháng 11 năm 2004, tại Đại học Gadjah Mada, nhà nhân chủng khảo cổ học Indonesia, giáo sư T. Jacob đã công bố khám phá của ông về những người lùn nhỏ bé được tìm thấy trên đảo Flores ở Indonesia năm 2003. Sọ người lùn ở bên trái, sọ người bình thường ở bên phải. (Ảnh lấy từ mạng Internet)

Tháng 8 năm 2016, một nhóm nhiếp ảnh gia đã phát hiện ra một dấu chân người khổng lồ ở làng Bình Nham, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Dấu chân dài 57 cm, rộng 20 cm và sâu 3 cm. Chiều dài trung bình bàn chân của một người đàn ông bình thường là 18 cm, chiều dài trung bình bàn chân của một người phụ nữ là 16,5 cm, có nghĩa là chủ nhân của dấu chân này cũng có chiều cao gấp hơn ba lần người bình thường. Qua hóa nghiệm cho thấy những dấu chân trên đá này có thể có từ thời tiền sử. (hình 3)


Hình 3: Dấu chân người khổng lồ ở làng Bình Nham, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc (ảnh từ Internet)

Ngoài tiểu nhân và đại nhân, Sư phụ trong một số bài giảng Pháp cũng đã giảng về các chủng người khác, không ngừng mở rộng tư duy và kiến thức cho chúng ta. Nhìn lại lịch sử loài người, kỳ thực, rất nhiều câu truyện thần thoại và truyền thuyết đều là những ghi chép lịch sử chân thật, trong lịch sử nhân loại, đã nhiều lần xuất hiện thời kỳ nửa-Thần nửa-nhân, cũng như nhiều dạng chủng loại sinh mệnh khác nhau, điều này giúp cho nhân loại không ngừng nâng cao nhận thức về sinh mệnh. Chỉ là thuyết vô thần và thuyết tiến hóa đã hoàn toàn làm đảo loạn tư duy chính thường của con người, khiến con người bị trói buộc vào thế giới vật chất mà mất phương hướng. Văn hóa của các dân tộc thiểu số cũng đã ghi chép về rất nhiều loại người khác nhau.

Trong sử thi Tra MẫuA Hắc Tây Ni Ma của dân tộc Di cũng ghi lại rằng Thần đã tạo ra một số chủng người khác, cụ thể là người một mắt, người mắt thẳng (hoặc người mắt dọc) và người mắt ngang. Người một mắt cao 1 xích 2 thốn (khoảng 0,4m), còn người mắt dọc cao 1 trượng 3 xích (khoảng 4,3m), vì họ không thể thích nghi với môi trường nên đã bị đào thải. Loại người thứ ba là “người mắt ngang” đã trải qua thời kỳ “Lục tổ thập nhị thế” rất lâu dài, đến thế hệ thứ 12, Thần biến thành người phàm trần đi xuống nhân gian để khảo nghiệm lòng người, phát hiện ra sự bại hoại đạo đức của con người thời kỳ này, Thần quyết định giáng đại hồng thủy để thanh tẩy vạn vật, chỉ để lại hai anh em tốt bụng, dẫn dắt họ thoát khỏi đại hồng thủy và sinh sôi nảy nở cho đời sau.

Các ghi chép về người một mắt không chỉ được ghi lại trong sử thi của người Di, mà còn xuất hiện ít nhất năm lần trong các cuốn sử sách nổi tiếng trong và ngoài nước. Trong cuốn Sơn Hải Kinh – Hải ngoại Bắc Kinh viết: “Nước một mắt ở phía Đông, người nơi đó trên mặt có một con mắt” (Hình 4); trong Hoài Nam Tử cũng ghi lại rằng quốc gia một mắt là một trong 36 quốc gia ở hải ngoại, “người dân ở đó gọi là dân một mắt, một con mắt ở chính giữa khuôn mặt”;

Hình 4: Sơn Hải Kinh – Hải ngoại Bắc Kinh ghi chép: “Nước một mắt ở phía Đông, người nơi đó trên mặt có một con mắt”

Vào thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, nhà thơ Hy Lạp cổ đại Aristias đã từng đi qua Biển Đen đến dãy núi Altai và đã nhìn thấy người một mắt, khi đó nước một mắt đang đánh nhau với một quốc gia cũng rất phát triển khác là Griffin[1], tương truyền người Griffin là người bảo vệ vàng. Những điều ông nghe và nhìn thấy trong chuyến du lịch này được viết thành cuốn sách Người một mắt; Herodotus, cha đẻ của lịch sử học ở thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, đã đưa ra một số mô tả về miền Bắc Trung Á trong cuốn sách Lịch sử, ông ghi lại ba nhóm dân tộc gồm: người A Nhĩ Cát Bạc đầu hói, người Y Trại Đốn và người A Li Mã Tư một mắt, họ phân bố ở vùng đồi núi Kazakhstan, lưu vực sông Yili và lưu vực sông Sở và chân dãy núi Altai; Thời Vạn Lịch của nhà Minh, tấm bản đồ Khôn Dư Vạn Quốc Toàn Đồ [2] do nhà truyền giáo người Ý Matteo Ricci vẽ cũng ghi rõ vị trí của “nước một mắt” (Hình 5)

Hình 5. Khôn Dư Vạn Quốc Toàn Đồ do nhà truyền giáo người Ý Matteo Ricci vẽ cũng ghi rõ vị trí của “vương quốc một mắt”

Theo những ghi chép này, Vương Minh Triết, một nhân viên nghiên cứu vừa tốt nghiệp khoa khảo cổ học tại Đại học Bắc Kinh năm 1965, đã đến dãy núi Altai ở Tân Cương để thực hiện điều tra nghiên cứu (Hình 6). Người dân địa phương đã đưa anh đến một nơi gọi là “Thung lũng vương quốc một mắt”, họ nói với anh rằng cách đây 4-5000 năm trước nơi đây chính là vương quốc một mắt. Tại đây, anh tìm thấy rất nhiều đá hươu [3] với hình vẽ được chạm khắc và trận địa gần một trăm gò đá khổng lồ, người dân địa phương cho biết đây là mộ của người một mắt. Mặc dù chúng ta không biết được dưới đó được chôn cất những gì, nhưng người dân địa phương thì tuyệt đối tin tưởng truyền thuyết về vương quốc một mắt (Hình 7).

Hình 6: Nhà nghiên cứu Vương Minh Triết, vừa tốt nghiệp khoa khảo cổ học tại Đại học Bắc Kinh năm 1965, đã đến “Thung lũng vương quốc một mắt” ở dãy núi Altai của Tân Cương để thực hiện điều tra nghiên cứu

Hình 7: Gò đá lớn trong “Thung lũng vương quốc một mắt” ở đồng cỏ Tam Hải Tử, Tân Cương

Vậy người mắt dọc trông như thế nào? Mãi cho đến khi tôi nhìn thấy một bức tượng bằng đồng xanh thuộc di chỉ Tam Tinh Đôi [4] tôi mới nhận ra: Đây chẳng phải là người mắt dọc (Hình 8) hay sao?

Hình 8: Tượng đồng đầu người mắt dọc tại di chỉ Tam Tinh Đôi

Tôi tin rằng mọi người chắc chắn cũng giống như tôi, nếu không nhìn thấy bức tượng đồng này thì không thể tưởng tượng được “người mắt dọc” trông như thế nào. Vì vậy, nếu hơn 4.000 năm trước người cổ đại không thực sự tận mắt nhìn thấy người mắt dọc, thì dựa vào đâu họ có thể tưởng tượng để tạo ra một bức tượng bằng đồng như vậy? Từ “蜀 – Thục” trong văn tự giáp cốt vừa vặn giống một con mắt khổng lồ (Hình 9). Dường như nền văn minh của nước Thục có mối liên hệ mật thiết với “con mắt – 眼睛”. Có thuyết cho rằng tổ tiên của nước Thục cổ là người Tây Khương, nếu đúng như vậy thì người Thục cổ và người Di hậu duệ của người Tây Khương có cùng nguồn gốc. Bức tượng người mắt dọc bằng đồng ở di chỉ Tam Tinh Đôi có lẽ được thờ cúng bởi tổ tiên của “người mắt dọc” được ghi lại trong sử thi của người Di.

Hình 9: Chữ “Thục” trong văn tự giáp cốt chính là một con mắt lớn

Rất nhiều phát hiện khảo cổ đã trở thành cú sốc đối với con người hiện đại bị trói buộc bởi “thuyết tiến hóa”. Những bài hát sử thi cổ đã được tổ tiên chúng ta hát trong hàng triệu năm qua vẫn vang vọng trong không gian lịch sử. Ngày nay khi tiếng nói của chân lý xuất hiện trở lại, chúng ta không khỏi suy ngẫm: “Tiêu chuẩn của chân lý rốt cuộc là gì?” Liệu thuyết tiến hóa chỉ mới tồn tại hơn 200 năm qua có thể giải thích rõ hết thảy hiện tượng này không? Hiển nhiên đứng trên cơ điểm của “chủ nghĩa vô thần” thì chúng ta không cách nào giải thích được đầy đủ về lịch sử.

(Còn tiếp)

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/259125

Chú thích của người dịch:

[1] Griffin: Griffin còn gọi là Điểu Sư, một loại quái thú trong thần thoại cổ Hy Lạp đầu chim mình sư tử.

[2] Khôn Dư Vạn Quốc Toàn Đồ: Bản đồ Địa lý đầy đủ có tất cả mọi vương quốc trên thế giới là bản đồ thế giới chữ Hán kiểu phương Tây sớm nhất được biết tới, được vẽ tại Trung Quốc năm 1602 bởi nhà truyền giáo dòng Tên Matteo Ricci, quan Trương Văn Đảo, và dịch giả Lý Chi Tảo, theo yêu cầu của hoàng đế Minh Thần Tông  (theoWikipedia tiếng Việt)

[3] Đá hươu: Đá hươu là những hòn đá cổ xưa được chạm khắc với các biểu tượng về con nai bay.

[4] Tam Tinh Đôi: Di chỉ Tam Tinh Đôi là một di chỉ khảo cổ học nằm trong địa phận thành phố Quảng Hán, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Nó thuộc thời đại đồ đồng của nước Thục cổ đại.