Luân hồi ký sự: Gian khổ tìm Pháp (phần 15)- Đi qua ngàn năm

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp đại lục

 

[ChanhKien.org] Tiếp theo phần 14

Trong các đệ tử tu luyện Pháp Luân Đại Pháp có rất nhiều người là vì bệnh tật mà nhập môn (thậm chí có cả người tàn tật). Qua một thời gian tu luyện, những bệnh tật vốn có đều không cánh mà bay hoặc được cải thiện một cách rõ ràng. Bài này là một câu chuyện như thế, kể về câu chuyện tìm Pháp của anh ấy ở đời trước.

Có nhiều người làm khoa học (như Emoto Masaru và Richard Baxter) phát hiện rằng nước và thực vật đều có khả năng “nhìn” và “nghe”. Trong luân hồi thường được nhắc đến trong tín ngưỡng phương Đông, thực vật có thể là đối tượng chuyển sinh của con người.

Tại Trung Quốc đại lục có rất nhiều cây cổ thụ được giữ lại từ thời cổ đại, có lịch sử từ vài trăm đến vài ngàn năm, như hiên viên bách, cây đại tướng quân v.v… Những cây cổ thụ này dù trải qua mưa gió trăm ngàn năm, nhưng vẫn sum sê tươi tốt, chứng kiến những thăng trầm của lịch sử, và cũng tạo nên màu xanh và bóng mát cho mọi người.

Nhân vật chính của bài viết này ở đời trước đã chuyển sinh thành một cái cây, được trồng vào những năm đầu thời nhà Hán. Mặc dù chỉ là một cái cây, nhưng nó đã chứng kiến rất nhiều sự kiện lớn của xã hội từ thời nhà Hán đến nay. Về những việc này, chúng ta không phải đang nghiên cứu khảo cổ nên sẽ không thể nói chi tiết từng việc.

Bởi vì nó được trồng trên một con đường cổ, những người qua lại đều có thể thấy được sự đẹp đẽ của nó.

Nó cũng nhìn thấy những người muôn hình muôn vẻ đi qua con đường cổ này. Hàng vạn con chiến mã lao nhanh, những thương đoàn trùng trùng điệp điệp, một người lững thững đi dạo, những cặp vợ chồng, bạn bè cùng nhau đồng hành, tiếng kêu đuổi giết, tiếng rao hàng, tiếng đọc sách, tiếng vui đùa ầm ĩ, tiếng thở dài,…Trong lịch sử dài đằng đẵng người này xuống đài, người kia lên đài diễn, lặp đi lặp lại…

Trong một ngàn năm, nó hiểu được những âm mưu quỷ kế và hiệp cốt lòng son ở thế gian, cũng thấy được những người lập nên sự nghiệp to lớn rồi cũng giống mây bay theo gió mà biến mất; những vương triều trải qua bao vất vả mới xây dựng được rồi cũng giống như nước chảy, biến hóa thay đổi.

Nó ở đó lặng yên quan sát, trằn trọc, dùng sinh mệnh của mình để “tiêu hóa” sự vô thường của thế gian (đại ý là sinh mệnh của nó so với con người thế gian, cả vương triều hay những phương diện khác thì đều dài hơn).

Nó từng vì thế mà đắc chí, nhưng cuộc đối thoại của hai thư sinh nghèo đã làm thay đổi suy nghĩ của nó.

Hai vị thư sinh nghèo này (một người họ Trương, một người họ Triệu), cùng nhau đến Trung Nguyên, muốn thông qua việc thi cử để cải biến vận mệnh của mình, nhưng trước lúc thi, cả hai người họ đều vì sự cố mà vắng mặt trong kỳ thi. Người họ Trương bị người khác vu cáo trộm đồ, người họ Triệu đi đường không không cẩn thận chân phải bị gai đâm, không thể đi lại. Bọn họ đều vô cùng buồn bực, qua khoảng hai tháng, oan khuất của vị họ Trương được rửa sạch, chân của vị họ Triệu cũng trở nên tốt hơn. Nhiều lần trăn trở, họ đến bên gốc cây ngồi một lát.

Bọn họ vừa uống rượu giải sầu, vừa kể lại câu chuyện bi thảm của mình. Nó nghe xong cũng rất buồn, bất giác rơi xuống vài giọt nước mắt thông cảm (trên lá cây xuất hiện những giọt nước, sau đó run rẩy, rơi xuống). Cuối cùng chỉ nghe được lời của vị họ Trương: “Xem ra chúng ta nghèo cũng là ý trời, có lẽ chúng ta trước đây đã làm điều không tốt mà tạo thành như vậy”. Người họ Triệu trầm ngâm một lúc lâu, khẽ nói: “Cho dù chúng ta nghèo, từ nay về sau nhất định cần làm nhiều việc thiện, cổ nhân nói: ‘Dù nghèo khổ không thể bị biến chất’. Ở bất kỳ thời điểm nào chúng ta cũng phải bảo trì bản tính ngay thẳng”. Vị họ Trương thở dài: “Trong xã hội này làm được như vậy không dễ dàng, nhưng chúng ta sẽ cố gắng làm được, cho dù là chết đói, cũng không thể làm việc trái với lương tâm. Còn nữa, tôi cảm thấy mọi thứ ở nhân gian đều có một kết cục, là chết đi hoặc là tái sinh chuyển thế; Cho dù là một người hưởng thụ vinh hoa phú quý (hay lâm vào bần cùng) trong thời gian bao lâu, thì cũng đều không là vĩnh hằng, hoàn cảnh cuối cùng có thể thay đổi. Hết thảy đều không phải là không biến đổi”. Người họ Triệu đáp lại: “Những điều này trong các ghi chép lịch sử quả thật quá nhiều rồi”.

Nghe cuộc đối thoại của bọn họ, nó nghĩ đến bản thân, cho dù là bản thân có thể sống được nghìn năm thậm chí dài hơn, nhưng rồi cũng đều có một kết cục, sau khi kết cục đó thì ta sẽ thế nào?” Nghĩ đến đây, rất nhiều những hạt nước lớn trên chiếc lá rơi xuống.

Hai người họ đang nói chuyện sôi nổi, bỗng nhiên cảm thấy trên đầu, trên thân người đều ướt sũng, ngẩng đầu nhìn lên, trời nắng, nhưng cây lại rơi mưa.

Vị thư sinh họ Trương nói đùa: “Có lẽ cây cổ thụ nghe được cuộc nói chuyện của chúng ta đã cảm động rồi!”

Vị thư sinh họ Triệu nói: “Chúng ta nên rời khỏi đây thôi, đừng làm cổ thụ buồn”. Nói xong hai người mang đất ở gần đó bón thêm vào gốc cây, rồi vỗ nhẹ vào cổ thụ và nói: “Ngươi phải bảo trọng, để chứng kiến ngày mà chúng ta đắc phúc báo nhờ làm việc thiện!” Cổ thụ khẽ lay thân mình như trả lời.

Thời gian trôi qua thật nhanh, lại ba trăm năm nữa trôi qua. Lúc này cổ thụ đã được tám trăm tuổi. Hai vị thư kia sau này chuyển sinh thành văn nhân, võ tướng, hoàng đế, quý tộc, đương nhiên cũng chuyển sinh thành cả tiểu thương, thợ tiểu thủ công, cho dù là bọn họ chuyển sinh thành ai, chỉ cần có thể đến thì đều đến dưới cổ thụ ngồi một lúc, hay đến thăm hỏi một chút. Rất nhiều lúc là có ý thức, cũng có nhiều lúc bất giác mà đến. Câu chuyện dưới tán cổ thụ được chôn dấu thật sâu nơi sâu thẳm sinh mệnh của họ. Mặc dù qua luân hồi chuyển sinh cũng khó có thể làm phai mờ hoàn toàn.

Khi cổ thụ gặp lại họ cũng rất nhiệt tình, dùng phương thức của nó để chào hỏi. Thật ra trong tám trăm năm lịch sử này, “người quen” của cổ thụ tính ra cũng rất nhiều.

Sau này nó gặp được một ẩn sĩ rất có học thức mang theo năm sáu đệ tử đi ngang qua đây, thấy được cây cổ thụ này, bèn dừng chân nghỉ ngơi dưới tán cây.

Lúc này, vị ẩn sỹ nói cùng các đệ tử: “Trong lịch sử quá khứ có rất nhiều người tìm cầu phương pháp trường sinh bất lão và hạnh phúc vĩnh hằng, có một số người trải qua tìm kiếm, nhờ cơ duyên mà gặp được các loại phương pháp tu hành khác nhau, cũng đắc được một số chân cơ. Nhưng những cái gọi là “chân cơ” này, có thể giải quyết một vấn đề nhất định, nhưng không giải quyết được vấn đề căn bản”.

“Vậy phải làm thế nào ạ?” Một vị đệ tử hỏi. “Ta biết được tương lai sẽ có một loại phương pháp tu luyện hoàn toàn mới được truyền ra ở nhân gian, đến lúc đó có thể không cần xuất gia, có thể vừa kinh doanh buôn bán, đi học, vừa tu hành”. Vị ẩn sỹ trả lời.

“Đến lúc đó chúng con làm thế nào tìm được loại phương pháp hoàn toàn mới ấy ạ?” Một đệ tử khác tò mò hỏi. “Đặt tu luyện ở vị trí thứ nhất…. (vị ẩn sỹ dừng lại một chút), thực ra vẫn còn rất nhiều thứ, các con yên tâm chỉ cần các con có thân người, có duyên, các con sẽ gặp được”.

Nghe được lời ấy, nó hoảng hốt, cảm thấy bản thân không có hy vọng rồi, chợt khóc òa lên. Trong lúc trời không mưa không gió, vị ẩn sỹ và đệ tử lại nghe được cây cổ thụ này phát ra âm thanh ô ô, lại có rất nhiều hạt nước rơi xuống, cũng cảm thấy rất ngạc nhiên.

Vị ẩn sỹ nhìn nó, trầm tư một lát rồi xoa xoa thân cây, nói khẽ: “Đừng buồn, đến lúc đó cũng sẽ để ngươi chuyển sinh thành người”. Lời nói nghe có vẻ kỳ lạ, sau khi vị ẩn sỹ nói xong, tiếng ô ô cũng ngừng lại, cũng không thấy nước rơi xuống. Chỉ thấy những cành lá cổ thụ đu đưa lên xuống theo quy luật. Có thể nhìn thấy cổ thụ đã vui lên.

Lại trải qua ba trăm năm, cổ thụ đã được một ngàn một trăm tuổi, trong một lần cơ hội ngẫu nhiên, cổ thụ bị đốn hạ, sinh mệnh lại bắt đầu quá trình luân hồi mới.

Khi luân hồi sau này, trong lúc vô ý nó làm một số việc xấu, cho nên đời này thân thể xuất hiện trạng thái tàn tật. Nhưng dù thế nào đời này cuối cùng sinh mệnh ấy cũng đắc được Pháp Luân Đại Pháp mà muôn đời khó gặp. Vào lúc này chỉ mong anh ấy ngày càng thêm nỗ lực trên con đường tu luyện.

Thật đúng là:

Ngàn năm cổ thụ chứng kiến nhiều

Cảm thán vô thường lệ tuôn rơi

Luân hồi chuyển thế đắc nhân thân

Đắc Pháp hồi thăng đừng bỏ lỡ.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/239497