Một vài chia sẻ về việc giảng chân tướng
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục
[ChanhKien.org]
1. Người Trung Quốc có câu: “Tùy bệnh bốc thuốc”, ý nghĩa là với mỗi loại bệnh cần có một loại thuốc tương ứng mới có thể chữa khỏi. Ở đây bao hàm hai vấn đề: một là phải hiểu chính xác tình trạng của người bệnh, hai là phải tìm ra loại thuốc tương ứng để chữa trị.
Cứu độ chúng sinh cũng như vậy, nếu chúng ta không hiểu được vướng mắc của người được cứu nằm ở đâu thì căn bản không thể cứu được họ. Khi khuyên những người dân trong vùng tam thoái, tôi phát hiện ra một vấn đề, đó là tài liệu chân tướng không có mối liên hệ với người dân, các đồng tu đều phát những tài liệu chân tướng mới nhất, mọi người cho rằng các tài liệu trước đã cũ và không cập nhật nội dung nữa. Sau khi khảo sát hơn 80 người được nghe giảng chân tướng, tôi phát hiện trở ngại thực sự của người dân ở vùng này là: họ cho rằng những điều viết trong Cửu Bình đều là những việc trong quá khứ, đảng cộng sản bây giờ đã thay đổi tốt lên rồi. Trong tình huống như vậy, dẫu bạn có cho họ uống bao nhiêu loại thuốc tương tự đi nữa cũng không thể trị được bệnh của họ, uống càng nhiều thuốc thì người dân càng thêm chán ngán, đây chính là tác dụng phụ của thuốc. Tôi cho rằng cứu người cần phải nhắm thẳng vào vấn đề khúc mắc của họ, vậy thì dù tài liệu làm vào thời gian nào, chỉ cần thiết thực, có tính nhắm thẳng thì chúng ta vẫn nên dùng.
Các đồng tu cần tiến hành khảo sát trong khu vực để hiểu rõ vấn đề khúc mắc của người dân khu vực này nằm ở đâu, nếu không tin Thần Phật thì chúng ta bổ sung những chứng cứ về sự tồn tại của Thần, nếu mê đắm vào đảng cộng sản thì chúng ta kể ra những tội ác của đảng, nếu chấp trước vào cuộc sống thoải mái thì chúng ta nói rõ Đại Pháp không coi trọng hình thức chỉ coi trọng cái tâm con người. Cứu người cũng giống như luyện kim đan, thiếu thứ gì thì bổ sung thứ đó, tạp chất nhiều thì phải gạn bỏ đi.
Tình huống thực tế mỗi nơi mỗi khác, không thể nhất loạt như nhau, làm theo khuôn mẫu, nếu trên Minh Huệ không có tài liệu phù hợp thì chúng ta cần gửi lên tổ biên tập những tài liệu mà chúng ta làm chuẩn xác nhất. Để giải quyết vấn đề hiện nay “bác sỹ” và “bệnh nhân” không liên hệ với nhau, tôi nghĩ chúng ta nên hình thành một cơ chế phối hợp, đồng tu khuyên thoái bước đầu tiên là tiếp xúc với người dân, tìm hiểu xem vấn đề khúc mắc của họ là gì, trong 100 người thì vấn đề này chiếm tỷ lệ bao nhiêu, vấn đề kia chiếm tỷ lệ bao nhiêu, như vậy mọi người đều liên kết với nhau, liên kết mắt, tai, đầu, miệng, tay chân lại. Chính Pháp đến hôm nay, chúng ta đều hiểu rõ việc cứu người không phải chỉ là cứu một người, muốn làm đến nơi đến chốn thì không những phải làm trên quy mô lớn mà còn phải làm thật chu đáo, kỹ lưỡng, nếu chúng ta có thể làm kỹ lưỡng đến từng xóm, từng nhà, từng ý, từng niệm, thì tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ không bỏ sót một người nào.
2. Cứu người cần phải xem xét nền tảng văn hóa, thói quen phong tục, đặc điểm nhân cách của họ. Ở phương Tây nếu bạn bàn về nhân quyền, 100 người nghe thì 100 người đều đồng tình, vì đó là bản chất quốc gia, là nguồn gốc văn hóa của họ. Nhưng nếu bạn bàn về những điều này ở Trung Quốc thì rất khó có được sự đồng thuận trong tâm của họ, điều này không chỉ do sự giáo dục nô lệ hóa mà đảng cộng sản hữu ý tạo nên suốt mấy chục năm qua, mà còn do đảng cộng sản đã bóp méo nội hàm của văn hóa truyền thống Trung Quốc. Vào thời Trung Quốc cổ đại, tư tưởng Nho gia đã xuyên suốt mấy nghìn năm, những tư tưởng trung quân ái quốc, vua bảo thần chết thần không thể không chết, người học văn sẵn sàng chết vì can gián, người học võ sẵn sàng chết trên chiến trường… đã ngấm sâu vào trong tâm mỗi người. Có người đã thoái rồi nhưng trong tâm vẫn còn chút lưu luyến, khi đảng cộng sản giả vờ sửa sai, tâm họ lại đi theo nó. Tôi thấy nhiều vùng ở Trung Quốc còn rất nhiều người bị hãm trong tư tưởng đó mà không thức tỉnh nổi. Trong hoàn cảnh như vậy, đứng từ góc độ “cái tôi” mà biên tập tài liệu chân tướng thì không hiệu quả, tôi thấy rất nhiều tài liệu trên Minh Huệ đều không đạt được điểm này, không phải do đồng tu biên tập không tốt mà vì mọi người đều không quan sát được điểm này.
Khi cứu độ chúng sinh trong vũ trụ, Sư phụ không cải biến những thứ vốn có trong thế giới của mỗi cá nhân mà chỉ bổ sung những thứ tốt nhất. Tôi nghĩ rằng chúng ta nên có thể ngộ sâu hơn về Pháp lý này của Sư phụ, tại sao chúng ta tiến bộ chậm như vậy, hẳn là có nguyên nhân. Trong lịch sử từng ghi lại câu chuyện thế này, sau khi nhà Chu thành lập, Vũ Vương phái Khương Tử Nha cùng em trai của Vũ Vương đến hai vùng khác nhau để phát triển giáo dục, Khương Tử Nha đã hoàn thành việc này trong ba tháng, còn em trai của Vũ Vương lại phải mất ba năm mới hoàn thành. Vũ Vương hỏi nguyên do, Khương Tử Nha trả lời: “Đến nơi, thần không thay đổi phong tục tập quán của người dân, thần phát triển giáo dục từ chính những phong tục tập quán của họ nên họ rất dễ tiếp thu, vậy nên tốc độ cải biến nhanh”. Còn em trai của Vũ Vương nói: “Sau khi đến nơi, thần đã ra lệnh cấm tất cả các phong tục tập quán của vùng đó và lên kế hoạch giáo hóa dân chúng từ đầu, cho nên đã làm mất ba năm mới xong”.
Chúng ta phải vứt bỏ văn hóa đảng, nhưng chúng ta cũng phải khôi phục những quan niệm làm người như nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, tôi nghĩ nếu như trong tài liệu chân tướng chúng ta dần dần đưa những nội dung này vào thì hiệu quả có lẽ tốt hơn nhiều.
3. Dùng tiền của đồng tu để chứng thực Pháp thì phải hoàn trả, điều này mọi người đều công nhận. Nhưng sau đó tôi phát hiện một vấn đề: có đồng tu muốn gửi thư giảng chân tướng nhưng vì không có tiền trả nên không dám gửi, trong khi đồng tu có tiền lại không có thời gian để gửi thư. Do vậy tôi nghĩ chúng ta nên đặt việc cứu người quan trọng hơn, đệ tử Đại Pháp hôm nay đều đang tu luyện trong người thường, có người có gia đình, có người không có gia đình, có người có tiền, có người không có tiền, có người có thời gian, có người không có thời gian v.v. Người có tiền góp tiền, người có sức góp sức, rất nhiều vấn đề chúng ta cần chuyển biến quan niệm, tại sao chúng ta không coi việc gửi thư giảng chân tướng là một hạng mục, người góp tiền, người góp sức? Nếu thật sự không yên tâm thì người góp tiền giám sát còn người dùng tiền cần công khai là được.
Tình huống này còn dẫn đến việc có đồng tu mong muốn cứu chúng sinh trên diện rộng nhưng lại không có tiền mua phương tiện hỗ trợ, chúng ta có thể cân nhắc hỗ trợ cho đồng tu mua xe máy hoặc biện pháp khác, nếu phát hiện có vấn đề thì có thể thu hồi lại. Cứu người cần nhìn đến những việc lớn, viên dung những việc nhỏ, không nên đi đến cực đoan.
4. Tôi cũng mong các đồng tu hãy mau chóng hành động, đừng trì hoãn, người này đợi người kia. Cứu người như cứu hỏa, chúng ta trì hoãn một ngày có thể mất rất nhiều sinh mệnh, chúng ta nhanh một ngày có thể tránh khỏi nhiều tổn thất. Chính Pháp 18 năm qua, chúng ta từ không biết làm đến biết phải làm gì, mọi người đều hiểu rằng muốn làm tốt một khu vực thì trước tiên phải đặt cơ sở tốt, hình thành cơ chế hoàn chỉnh, con chim sẻ tuy nhỏ nhưng ngũ tạng đều đầy đủ, việc này đòi hỏi chúng ta bình thường phải chú ý bồi dưỡng nhân tài về các mặt, thành lập các nhóm điều tra, biên tập, sản xuất, viết bài, chỉnh lý .v.v. cần có mắt, có tai, có miệng, có tim, có chân, có tay. Đến lúc cần dùng thì mỗi người phụ trách một bộ phận, hình thành chỉnh thể hạng mục, mỗi người đều là một lạp tử.
Khi bị bức hại, nhóm điều tra lập tức điều tra tình hình đưa thông tin lên website Minh Huệ, nhóm biên tập lập tức làm tờ rơi, tài liệu phản bức hại đưa lên mạng, nhóm in ấn in tài liệu, nhóm điều phối phân phát tài liệu cho mọi người và tổ chức cho mọi người phối hợp làm. Nếu chúng ta hình thành một cơ chế như vậy thì hiệu quả cứu người sẽ rất lớn.
5. Sư phụ giảng:
Đơn vị [công tác] làm ăn không khá, tình cảnh người nhiều việc ít thế mãi là không được; đơn vị cần cải cách, nhận [nhân viên] hợp đồng; các nhân viên dư ra đều [bị] sa thải. (Chuyển Pháp Luân)
Các đồng tu ở khu vực chúng tôi còn mang nặng tâm sợ hãi, không tích cực chủ động giảng chân tướng, bị tà ác bức hại nghiêm trọng, tôi cho rằng chúng ta nên hiểu sâu hơn đoạn Pháp này, đó là phải cải cách, không thể cứ phát triển tiếp theo phương cách cũ.
Nếu như là vấn đề của nhóm học Pháp thì phải điều phối hợp lý những người này, người trẻ dẫn dắt người già, người làm tốt dẫn dắt người làm chưa tốt.
Nếu như là vấn đề của người điều phối thì phải thay người điều phối, tìm người hiểu và tích cực chủ động làm theo yêu cầu của Sư phụ.
Nếu là vấn đề của điểm sản xuất tài liệu thì cần xem xét bỏ đi hoặc sáp nhập, điểm sản xuất tài liệu như hoa nở khắp nơi là đúng, nhưng hoa nở thì phải kết quả, không những đồng tu lập điểm tài liệu phải đầu tư rất nhiều tiền của, mà mọi người cũng phải gom góp vào đó, vậy nên cần cân nhắc đến tính cần thiết.
Các đồng tu tập trung ở khu vực thành phố nhiều quá thì cần phân công đến những vùng nông thôn xa xôi, vừa giúp những đồng tu trong vùng bước ra, lại có thể giảng chân tướng đến những khu vực không có đệ tử Đại Pháp.
Mỗi khu vực đều liên quan đến tương lai thiên thu vạn đại, nếu hôm nay đệ tử Đại Pháp không giải quyết được vấn đề nào đó thì tương lai khu vực này vĩnh viễn cũng không giải quyết được, chúng ta chính là đang đặt nền móng cho khai thiên lập địa, có lúc rất nhiều đồng tu không nhận thức được trách nhiệm này, không cảm nhận được tính trọng đại của nó, nhưng đó lại là sự thật, tương lai một khu vực vĩnh viễn là do chúng ta hôm nay tu xuất ra, đây không phải chỉ là một câu nói suông.
Trên đây là một chút thể ngộ cá nhân viết ra để mọi người tham khảo, phần dẫn lời Sư phụ giảng Pháp còn có nội hàm thâm sâu hơn, mong các đồng tu đừng cục hạn trong tầng thứ của bản thân, mong các đồng tu từ bi chỉ ra những điều chưa phù hợp.
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/240839
Ngày đăng: 31-01-2018
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.