Trí khôn của loài khỉ



Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp ở Seatle

[ChanhKien.org] Cách đây vài năm, nữ khoa học gia xuất sắc người Anh, Jane Goodall, đã khiến cả thế giới sửng sốt với kết quả nghiên cứu của bà về những con tinh tinh hoang dã ở châu Phi biết sử dụng công cụ. Phát hiện này đã gây nên một chấn động, không chỉ trong giới khoa học mà cả cho những người không chuyên. Đầu tiên, một trong các con tinh tinh đã dùng một cái que trong khi các con khác đứng nhìn. Không lâu sau đó, vài con khác đã dùng công cụ này và sau một vài ngày thì cả đàn tinh tinh, cả con cái lẫn con đực và tinh tinh con, đều sử dụng que gỗ làm công cụ.

Việc những loài linh trưởng không phải người biết sử dụng công cụ đã từng là khái niệm không tưởng. Người ta luôn giả thuyết rằng những loài cấp thấp hơn con người trong đồ hình tiến hoá đều thiếu trí khôn để có thể suy nghĩ một cách logic và chúng vẫn luôn muốn có được khả năng giải quyết vấn đề. Những quan sát của tiến sĩ Goodfall đã chứng minh rằng giả thuyết đó là sai lầm. Những con tinh tinh mà bà nghiên cứu đã biết sử dụng cành cây để khều những con côn trùng ưa thích của mình ra khỏi những khúc gỗ khi ngón tay của chúng không đủ với tới bên trong khe hở. Chúng ta đã nghiên cứu loài động vật này chưa đủ thấu đáo để nhận ra rằng chúng có thể có ý thức và có khả năng biết suy luận (Tham khảo thêm về Tiến sĩ J. Goodall và nghiên cứu của bà tại đây http://www.janegoodall.org).

screen-shot-2014-07-20-at-3-23-48-am

Tinh tinh đã biết sử dụng cành cây để khều những con côn trùng ra khỏi những khúc gỗ khi ngón tay của chúng không đủ với tới bên trong khe hở. (Nguồn: JaneGoodall.org)

Bởi vì tất cả những sinh mệnh sống và các thành phần bên trong của chúng, kể cả vật chất, trí khôn, khái niệm, và khả năng suy luận đều là một phần khăng khít của vũ trụ khổng lồ này. Không ngạc nhiên khi các nhà khoa học luôn luôn và mãi mãi tò mò về hành vi của con người, động vật, các sinh mệnh dưới biển, các điều kiện khí quyển, trăng sao, hành tinh, vũ trụ học, thời tiết và những thứ hiện tượng không tưởng khác. Chúng ta không nên coi nhẹ bất kỳ một phát hiện nào chỉ vì khoa học chưa thể chứng minh nó thông qua phương pháp loại trừ hay qua khảo sát. Nếu chúng ta cởi mở đối với các trải nghiệm mới, tách khỏi sự cứng nhắc của những yêu cầu khoa học dựa trên nền tảng của châu Âu về cái gọi là “bằng chứng tuyệt đối”, tâm trí của chúng ta sẽ có thể mở rộng và cho phép các khả năng hoàn toàn mới có thể xảy ra.

Một khoa học gia khác, tiến sĩ Cleve Backster, đã mở rộng tư duy của mình để mang lại lợi ích cho tất cả chúng ta, bằng những thí nghiệm trên thực vật nổi tiếng của ông. Những thí nghiệm này được phát triển từ những nghiên cứu của ông với máy dò nói dối. Năm 1996 ông tiến hành một thí nghiệm để tìm hiểu xem liệu thực vật có thể phản ứng giống với những người được nối với máy dò nói dối hay không. Tiến sĩ Backster đã vô cùng sửng sốt khi phát hiện rằng thực vật thật sự có phản ứng với giọng nói, cũng như với những ý niệm mang tính gợi ý. Phản ứng của chúng thể hiện trên máy dò nói dối bằng những đường cong tương tự giống như con người khi được đặt một số câu hỏi. Những câu trả lời được phiên dịch lại dựa trên “phản ứng kích ứng da” được hiển thị trên máy dò nói dối. Một số người đã dèm pha những thí nghiệm của tiến sĩ Backster, nhưng những người khác đều bảo vệ ông và phương pháp sử dụng máy dò nói dối, nói rằng những phản ứng kích ứng da có liên quan đến sự kích thích thần kinh, mà điều này lại liên quan với tính trung thực, vốn dĩ Chân là một nguyên lý của vũ trụ. Tiến sĩ Chundra Bose ở Ấn độ đồng tình rằng thực vật là những sinh mệnh, và một diễn giả tại hội thảo ở IBM cũng đã xác nhận rằng thực vật thật sự có thể hồi đáp lại những thông điệp gửi bằng suy nghĩ của con người. (Tham khảo thêm về những thử nghiệm trên đây và về ngài Jagadis Chundra Bose trong cuốn Từ điển của những người theo chủ nghĩa hoài nghi của Robert Todd Carroll, hoặc trên website http://skepdic.com/plants.html, tại đây cũng có nhiều bình luận của độc giả).

Nếu thực vật thật sự có thể thể hiện trí khôn, chẳng phải chúng cũng có liên kết với một hệ thống tổng hoà trong vũ trụ sao? Năm 1992, một nhà hiền triết hiện đại đã xuất hiện ở Trung Quốc, những bài giảng của ông dựa trên quy luật của vũ trụ, chân lý của vũ trụ, được thể hiện qua ba nguyên lý giản dị: Chân, Thiện, và Nhẫn. Đâu mới là mục đích tối hậu thật sự của tất cả các nghiên cứu khoa học? Theo ngôn ngữ hiện đại, người ta cho rằng để đạt được mục đích này thì phải lấy thực nghiệm làm biện pháp tìm kiếm chân lý. Việc theo đuổi khoa học chân chính có nghĩa là tìm kiếm chân lý tối cao trong mọi lĩnh vực, thậm chí là tìm ra sự lý giải cho các thay đổi trong xã hội, con người, thực vật hay động vật.

Tiến sĩ Ken Keyes. Jr đã phát hiện ra một sự chuyển biến đáng kinh ngạc trong hành vi xã hội của một đàn khỉ Nhật trên đảo Koshima mà ông quan sát. Những phát hiện của ông đã được đưa vào một chuỗi phóng sự truyền hình. Những con khỉ này đã được nghiên cứu trong môi trường sinh sống của chúng trong hơn ba thập kỷ. Môi trường sinh sống của chúng gồm có địa hình đồi núi, cát, đá cuội, cây cối và sông suối nhỏ. Một trong số các nhà khoa học ném khoai lang sống vào những con khỉ này, những miếng khoai này rơi xuống cát. Các con khỉ thích ăn khoai nhưng không thích ăn cát. Thế là, một con khỉ nhặt một miếng khoai lang và mang ra suối để rửa, ngay trước mắt những nhà khoa học. Những con khỉ còn lại cũng quan sát chăm chú. Một con dạy một con khác rửa khoai lang. Trong sáu năm, tất cả khỉ con đã học được cách rửa khoai, và rồi một ngày nọ, tất cả các con khỉ trong bầy đều rửa thức ăn trước khi ăn. Hành động này một lần nữa cho thấy khả năng suy luận và kỹ năng giải quyết vấn đề. Sau đó một thời gian, một sự phát triển kinh ngạc chưa từng thấy đã xảy ra, các con khỉ thuộc giống nòi này trên những hòn đảo khác ở quần đảo Nhật Bản cũng bắt đầu rửa sạch củ quả mặc dù không ai quan sát thấy có con khỉ nào đi sang các hòn đảo khác. Sự kiện này chỉ có thể xảy ra bằng truyền cảm tư duy, bằng việc kết nối với nhận thức vũ trụ. Người ta còn có thể giải thích thế nào khác nữa về khả năng điều chỉnh hành vi của động vật từ một hòn đảo này tới một hòn đảo khác? (Tham khảo thêm cuốn sách của Tiến sĩ Ken Keyes, Jr Con khỉ thứ một trăm, [trong Thư viện Quốc hội nhưng không có bản quyền] hoặc trên website tại http://www.sfheart.com/hundredth_monkey.html. Cuốn sách này của Tiến sĩ Keys được nhà xuất bản Vision Books/USA xuất bản tháng 04 năm 1984).

172f6e88-3ee1-4f9c-be89-c3a9c86d4bf9

 

Nhà khoa học ném khoai lang sống xuống cát. Thế là, một con khỉ nhặt một miếng khoai lang và mang ra suối để rửa. (Nguồn: The 100th Monkey)

Trong hàng thế kỷ người ta luôn cho rằng chỉ bằng cách đi theo các nguyên tắc khoa học nhất định nào đó thì con người mới có thể học tập và có thể phát triển kỹ năng. Nếu không có một quyền năng dẫn lối, liệu có đủ thời gian trong một đời người để tìm kiếm chân lý tối hậu, chân lý của vũ trụ, hay không? Nếu người nào muốn theo đuổi chân lý tối hậu một cách nghiêm túc, có lẽ họ nên nhìn nhận khoa học hiện đại với một sự hoài nghi nhất định và chú ý hơn nữa đến những bài giảng mới được giảng ra gần đây ở Trung Quốc, tất cả đều được tập hợp thành một công trình khoa học thực sự, một chân lý khoa học tối hậu, cuốn sách Chuyển Pháp Luân.

Dịch từ: http://pureinsight.org/node/193



Ngày đăng: 10-05-2015

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.