Kinh nghiệm về vẻ đẹp của việc hướng nội tìm



Tác giả: Một đệ tử ở hải ngoại

[Chanhkien.org] Tôi ra nước ngoài đã hơn một năm rưỡi qua.  Nhìn lại khoảng thời gian này, tôi có tiến triển trong tu luyện ở một vài khía cạnh, trong khi đó lại không làm tốt trong vài khía cạnh khác.  Tôi ra nước ngoài vào cuối năm 2007 ngay sau khi bài giảng “Giảng Pháp tại Thủ đô Hoa kỳ” của Sư phụ được đăng lên.  Trong bài giảng, có một đoạn liên hệ trực tiếp với các đệ tử từ Trung quốc ra nước ngoài.  Tôi đọc nhiều lần và cảm thấy nặng trong tâm.  Tôi biết rằng tu  luyện ở nước ngoài không dễ dàng và thoải mái.  Tôi cần phải tự kỷ luật mình, theo kịp với các đệ tử  khác, dùng nhiều thời gian với các đệ tử khác, và tống khứ những loại văn hoá Đảng.  Tôi không cho phép mình thay đổi một cách chậm chạp được.

Cái khảo nghiệm đầu tiên là từ gia đình tôi.  Chồng tôi cảm thấy xấu hổ khi làm việc bằng chân tay, vì thế tôi phải làm lấy.  Cuối cùng, chồng tôi không làm gì, chỉ có ngồi than phiền, và luôn luôn nặng lời.  Lúc đầu, tôi không giữ được tâm tính, tôi cảm thấy bị hiếp đáp.  Sau đó, tôi cảm thấy rằng tình trạng của tôi thật ra là để tôi nâng cao tâm tính.  Sau khi tôi bắt đầu tu luyện trong đời sống gia đình, thì trong gia đình ít bị lộn xộn hơn.

Về việc nhìn vào bên trong, tôi luôn luôn nhớ một sự kiện.  Một ngày, một đệ tử đã sống ở nước ngoài nhiều năm qua than phiền rằng cô ấy rất bận rộn không học Pháp được.  Cô đang điều phối một số dự án và chịu trách nhiệm ở những dự án khác.  Thật ra thì cô rất bận rộn.  Nhưng tôi nói “không cần biết là chị bận đến cách nào, chị phải học Pháp thật tốt”.  Cô trả lời “Tôi cũng muốn học Pháp lắm chứ, nhưng  nó không khẩn cấp như cứu độ con người.  Nếu không ai làm điều này thì đâu có được”.  Vì thế kết quả là tôi khích lệ cô học Pháp tốt hơn và cô ấylại khích lệ tôi nên bước ra làm thêm cho Pháp.  Chúng tôi chia tay nhưng không vui.  Sau khi cô ấy đi khỏi, tôi nói với một đệ tử khác một cách rất lý lẽ rằng tôi nói đúng.  Người đệ tử này, im lặng lắng nghe tôi nói trong suốt thời gian đó, lại trách tôi.  Tôi nghẹn lời.  Tôi cảm thấy rất buồn khi chúng tôi học Pháp với nhau mà tôi lại không biết tôi đang đọc điều gì.   Sau khi tôi về nhà, tôi vẫn cảm thấy rất buồn và cứ nghĩ rằng “Học Pháp tốt (nhiều) có điều gì xấu đâu; có gì không tốt khi tôi khuyên nên học Pháp cho tốt.  Vậy tại sao cô ấy không nghe lời khuyên của tôi?” Sư phụ dạy “Với người tu luyện, mọi thất bại gặp trong ứng xử với người đời là thử thách, mọi lời khen là khảo nghiệmTinh tấn Yếu chỉ”.  Tôi biết rằng tôi đã làm điều gì sai trái.  Vì thế tôi nhìn vào bên trong.  Trước hết, tôi thấy rằng câu chuyện mà tôi có với người đệ tử đó nằm trong loại cãi vã của người thường; tôi không có tâm từ bi.  Khi tôi nhìn vào bên trong sâu hơn và nhớ lại lời nói của người đệ tử đó, tôi biết rằng tôi đã ở nước ngoài gần một năm, nhưng tôi rất bận rộn với đời sống hằng ngày và việc làm của tôi.  Tôi dự định gọi điện thoại để giảng rõ sự thật cho người Trung quốc nhưng tôi không bao giờ làm được.  Tôi không đi tham dự hoạt động của nhóm và không đi giảng rõ sự thật.  Tôi đã cứu độ được bao nhiêu người?  Khi tôi nghĩ đến điều này, tôi cảm thấy rất xấu hổ.  Chính Sư phụ đã nhờ người đệ tử này cảnh tỉnh tôi.

Tối hôm đó, tôi tập bài động tác thứ năm và ngồi thiền trong một tiếng rưỡi đồng hồ.  Khi tôi còn ở Trung quốc, tôi không thường ngồi thiền lâu như thế.  Nhưng tôi không làm như thế đã lâu lắm.  Tối đó tôi làm được.  Tôi biết là vì tôi đã tự nhìn vào trong.  Từ đó, khi nào tôi cảm thấy buồn, tôi biết rằng tôi có vấn đề về tâm tính.  Khi tôi nhìn bên trong, Sư phụ luôn luôn chỉ cho tôi tôi bị sai chổ nào.  Chẳng bao lâu sau đó, tôi cảm thấy vui vẻ và thoải mái.  Tôi cũng tìm thấy rằng hầu như mỗi lần khi tôi nhìn vào trong, tôi thấy được chấp trước của tôi và tôi tống khứ chúng.  Tôi luôn luôn được thưởng sau đó ngồi thiền được lâu hơn, hay có người khen tôi, hay bán vé cho Nghệ Thuật Thần vận được khá hơn..v.v. Mặc dầu những việc này không dính líu ở bề ngoài, tôi biết Sư phụ đang khích lệ tôi.

Khi tâm tính của tôi rớt xuống, thì nó phản ảnh trong đời sống hằng ngày của tôi.  Trong mấy ngày, tôi nhớ con gái của tôi nhiều quá và gọi điện thoại cho chồng tôi yêu cầu anh ta gửi con gái đến chổ tôi.  Tôi thậm chí còn cảm thấy chấp trước của tôi rất nặng nề trong khi tôi nói chuyện điện thoại, nhưng tôi vẫn nằng nặc đòi gặp con gái tôi.  Nó giống như tôi biết đó là chấp trước nhưng tôi không muốn tống khứ nó.  Chồng tôi rất nóng giận.  Ngày hôm sau tôi trượt chân té.  Đây là lần đầu tiên tôi té kể từ khi ra nước ngoài.  Những chuyện tương tự xảy ra rất nhiều lần, mà làm cho tôi hiểu được rằng đây là giai đoạn cuối cùng, tu luyện sẽ rất nghiêm trang.  Con đường tu luyện mà đệ tử Đại Pháp phải qua thật sự rất hẹp.  Nó sẽ không được nếu ai đó đi trệch đi dù chỉ một chút, vì mọi thứ đều phải dùng Pháp để đo lường.  Sự tu luyện của chúng ta càng ngày càng đột phá, như sắp đụng phải bề mặt, và khi nó phản ảnh ở tầng người thường, thì từng ý niệm của chúng ta, từng lời và hành động phải trở thành thuần khiết và mỹ hảo như chư Thần.

Chúng tôi có sáu buổi trình diễn do Nghệ Thuật Thần vận tại thành phố chúng tôi.  Tôi đi xem buổi thứ ba.  Tôi rất vui mừng đến nổi tôi hoàn toàn quên hẳn việc bán vé trong ba ngày vừa qua.  Sau khi tôi về nhà, tôi đi ngủ và thấy chiêm bao.  Trong giấc chiêm bao, tôi đi xe buýt về nhà.  Sau khi tôi xuống xe buýt, tôi mới biết rằng trạm xe buýt còn rất xa nhà của tôi.  Rõ ràng là, tôi xuống xe buýt sớm quá.  Bây giờ thì đi về nhà xa quá.  Tuy nhiên, vì quá muộn, không còn xe buýt nào hết.  Tôi trở nên rất lo lắng và thức dậy.  Tôi biết rằng đó là Sư phụ cảnh tỉnh cho tôi rằng tôi không làm xong việc của tôi.  Vì thế, sau này khi tôi nghe rằng các đệ tử cần giúp đỡ cho Nghệ Thuật Thần Vận trong ba thành phố khác ở giữa tiểu bang, tôi lập tức tham gia ngay.  Chuyến đi đó rất xứng đáng.  Mọi thứ xảy ra cho tôi như là những khảo nghiệm.  Tôi tìm thấy nhiều chấp trước còn giấu kín.  Một ví dụ rõ ràng nhất là vé bán cho Nghệ Thuật Thần vận thường hay lên xuống — một ngày bán thật tốt nhưng ngày khác thì không tốt.  Tại sao vậy?  Tôi nhớ lại từng ý niệm cẩn thận.  Kết quả là tôi tìm được nhiều tạp niệm người thường, chấp trước về tranh đua, ganh tỵ và tâm ý khoe khoang.  Làm sao Pháp có thể biểu hiện sức mạnh vô biên khi tôi còn có nhiều chấp trước như thế?  Cũng giống như  Sư phụ giảng trong “Giảng Pháp cho các đệ tử Úc châu”:  “Có một vấn đề mà không chỉ các đệ tử Úc châu mà còn các khu vực khác nữa, nghĩa là khi những đệ tử thay vì chứng thực Pháp lại đi chứng thực cho chính họ, và muốn khoe khoang chính họ.  Mặc dầu họ không có ý làm như thế, những chấp trước của họ cho biết rằng họ chứng thực cho chính họ” [Tạm dịch]

Trước đây, tôi không rõ ràng về “chứng thực Pháp” hay “chứng thực bản thân”.  Mới đây, tôi có vài giác ngộ về “chứng thực Pháp”, vì thế nó rất là rõ ràng cho tôi.  Tôi ngộ ra rằng chúng ta cần hoà tan vào Pháp, hành động một cách trung chính theo yêu cầu của Đại Pháp, và chỉ có như thế thì Pháp mới biểu hiện được sức mạnh vô biên được.  Như thế, kết quả tốt có được không phải là vì tôi có khả năng giỏi, nhưng vì tôi là việc đúng theo yêu cầu của Pháp cho nên Pháp biểu hiện được sức mạnh và kết quả được tốt.  Tôi nhắc tôi rằng không cần biết tôi thành công bao nhiêu trên thế gian này, nó không phải là vì khả năng của tôi; nó là vì sức mạnh của Đại Pháp thể hiện trong tôi.  Nếu có điều xấu nào xảy ra, đó không phải là người thật của tôi.  Ngược lại, nó là cái phần của tôi vẫn chưa hoà tan trong Pháp, đó là nghiệp lực, và đó là những ý niệm xấu của người thường đang thể hiện trong tôi.  Tôi phải hoà tan trong Pháp, càng sớm càng tốt, nếu tôi có thể, và đi đúng theo con đường mà Sư phụ an bài cho tôi, tu luyện tinh tấn, và đạt viên mãn càng sớm càng tốt.  Để chấm dứt bài viết này, cho tôi khích lệ mọi người bằng bài thơ của Sư phụ:

Tu luyện có đường tâm là tắt
Đại Pháp vô biên khổ làm thuyền

(Hồng Ngâm)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2009/5/30/59814.html

http://pureinsight.org/node/5824



Ngày đăng: 13-11-2009

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.