Tu luyện tại nơi làm việc



Tác giả: Tiểu Tiểu (học viên mới ở Trung Quốc Đại Lục)

[Chanhkien.org] Tôi đang làm việc ở một cửa hàng đồ gia dụng và có một phụ nữ mới gia nhập đội ngũ nhân viên. Ông chủ nói là cô ấy có nhiều kinh nghiệm về thiết kế và trang trí. Tuy nhiên, tôi thấy không phải vậy.

Một hôm, khi người nhân viên mới này đang bán hàng, cô ấy đã không làm đúng. Cô muốn trục lợi bằng cách lừa dối khách hàng. Tôi nói với cô: “Tại sao cô lại bán miếng khăn tắm này với giá cao hơn?” Thế là toàn bộ khách bỏ đi. Tôi giải thích cho cô ấy tôi đã bán hàng ra sao, nhưng cô ấy không chịu nghe. Tôi nói rằng lừa đảo khách hàng là không tốt nhưng cô lại nói: “Nhưng làm vậy tôi sẽ kiếm được thêm nhiều tiền.” Sau đó chúng tôi dừng cuộc nói chuyện vì có khách vào.

Tôi nhận thấy mình có tâm tranh đấu mạnh mẽ. Như Sư phụ từng giảng: “Một tình huống khác là có một số người chấp trước vào những điều của riêng họ và không muốn từ bỏ. Chư vị không từ bỏ nó, và nó ẩn sâu đến mức khi chư vị nhận ra nó, chư vị vẫn không muốn bỏ nó đi. Ngay khi nó tới, chư vị lập tức khống chế nó và không cho nó tạo thêm ý niệm nào nữa” (“Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ Quốc [1999]”) (bản dịch không chính thức)

Một khách hàng đến hỏi giá chiếc vòng tay. Tôi nói: “Giá thấp nhất là 20 đô-la.” Người khách sau đó mắng tôi rằng cô nhân viên kia nói giá thấp nhất là 18 đô-la nhưng tôi lại nói thành 20 đô-la. Lúc ấy tôi rất thất vọng và nói rằng chủ cửa hàng đã đổi thành 20 đô-la. Cô nhân viên mới sau đó nói với người khách vì cô là người mới nên không biết chính xác giá cả. Tôi suy nghĩ về chuyện này một chút và thấy mình giống như người nhân viên kia. Tôi luôn nghĩ rằng mình là một người độ lượng cho đến khi tôi để ý rằng mình không phải là người như vậy. Tôi đã phê bình sai về cô. Tôi đã không học Pháp tốt.

Khi ở nhà học Pháp, tôi đọc: “Khi chư vị nghĩ người khác không làm tốt, tâm của chư vị không ngừng suy nghĩ về việc đó, chư vị nên suy nghĩ thế này: “Tại sao vấn đề này làm tâm tôi bất an?  Người kia thật sự có vấn đề gì hay không?  Hay là chính trong tôi có điều gì sai?”  Chư vị nên suy nghĩ về vấn đề đó một cách cẩn thận.  Nếu thật sự chư vị không có vấn đề gì và điều mà người kia làm là có rắc rối, với lòng tốt mà chư vị nói cho họ biết, thì sẽ không đưa đến mâu thuẫn.  Bảo đảm là như vậy.  Nếu người kia không hiểu, thì đó chính là rắc rối của cá nhân họ.  Ðiều chư vị nói thì cũng đã nói rồi.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ Quốc [1999]”) (bản dịch không chính thức)

Tôi nhớ đến lý lẽ mà tôi đã nói với cô nhân viên mới ở cửa hàng, và tôi nhận thấy mình đang áp đặt cô theo tiêu chuẩn cao trong khi cô chỉ là một người bình thường. Sư phụ đã an bài cho cô ấy làm việc cùng tôi và tôi vẫn cãi lý với cô. Tôi vẫn luôn rất hãnh diện về cách tôi bán hàng như thế nào trước mặt cô. Tuy nhiên, đó là một chấp trước mạnh mẽ thay vì có cái nhìn tích cực với cô ấy và bản thân mình dựa theo tiêu chuẩn của Pháp. Tôi cảm thấy rất có lỗi với Sư phụ!

Nếu có bất cứ điều gì trong bài không phù hợp với Pháp, xin các đồng tu vui lòng chỉ ra chỗ thiếu sót!

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2010/4/4/65332.html

http://pureinsight.org/node/5987



Ngày đăng: 15-08-2010

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.