Backster | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 24 Apr 2025 07:00:24 +0000en-UShourly1Loạt bài: Tri giác nguyên sinh – Đời sống bí mật của cây cốihttps://chanhkien.org/2021/03/loat-bai-tri-giac-nguyen-sinh-doi-song-bi-mat-cua-cay-coi.htmlMon, 08 Mar 2021 18:29:01 +0000https://chanhkien.org/?p=27266Tác giả: Ben Bendig [ChanhKien.org]   Tri giác nguyên sinh – Đời sống bí mật của cây cối (1) Tri giác nguyên sinh – Đời sống bí mật của cây cối (2)

The post Loạt bài: Tri giác nguyên sinh – Đời sống bí mật của cây cối first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Ben Bendig

[ChanhKien.org]

 

Tri giác nguyên sinh – Đời sống bí mật của cây cối (1)

Tri giác nguyên sinh – Đời sống bí mật của cây cối (2)

The post Loạt bài: Tri giác nguyên sinh – Đời sống bí mật của cây cối first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thực vật nhận biết được anh chị em ruột của chúnghttps://chanhkien.org/2010/11/thuc-vat-nhan-biet-duoc-anh-chi-em-ruot-cua-chung.htmlhttps://chanhkien.org/2010/11/thuc-vat-nhan-biet-duoc-anh-chi-em-ruot-cua-chung.html#respondThu, 25 Nov 2010 15:16:00 +0000https://chanhkien.org/?p=7850Không hề hư cấu khi nói rằng các cây là anh chị em ruột – sinh trưởng từ các hạt giống của cùng một cây – có thể nhận ra nhau và đối xử với nhau tốt hơn là các cây không có quan hệ họ hàng.

The post Thực vật nhận biết được anh chị em ruột của chúng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Rakefet Tavor

Khi các cây là anh chị em ruột lớn lên ở cạnh nhau, lá của chúng thường chạm và bện vào nhau, trong khi các cây xa lạ mọc thẳng lên và không chạm vào cây khác. (sxc.hu)

Không hề hư cấu khi nói rằng các cây là anh chị em ruột – sinh trưởng từ các hạt giống của cùng một cây – có thể nhận ra nhau và đối xử với nhau tốt hơn là các cây không có quan hệ họ hàng, hoặc “những kẻ lạ mặt” khác. Hiện tượng nhận ra họ hàng ở thực vật này đã được nhận thấy trong các nghiên cứu khoa học.

Trong một nghiên cứu từ năm 2007, Tiến sĩ Susan Dudley, thuộc trường Đại học McMaster ở Canada, đã cho thấy sự cạnh tranh giữa thực vật với nhau. Theo phát hiện của bà (có tại địa chỉ http://rsbl.royalsocietypublishing.org/content/3/4/435.full ), khi một cái cây buộc phải chia sẻ một chiếc bình với các cái cây cùng loài khác, nó trở nên cạnh tranh một cách dữ dội và tăng cường phát triển bộ rễ. Tuy nhiên, khi hàng xóm của nó là một cái cây anh chị em ruột – tức là một cái cây từ cùng một cây mẹ – chúng không cạnh tranh với nhau.

Trong một nghiên cứu khác được đăng trong Tạp chí Thực vật học Hoa Kỳ, Tiến sĩ Dudley và Tiến sĩ Guillermo Murphy, cũng thuộc trường Đại học McMaster, đã phát hiện ra rằng khi các cái cây hàng xóm là họ hàng, loài Impatiens pallida có xu hướng phát triển dài thân và phân cành để có thể lấy được nhiều ánh sáng hơn mà không che mất những người họ hàng ở bên cạnh. Nhưng khi hàng xóm của chúng là những kẻ lạ mặt, chúng có xu hướng chuyển nhiều tài nguyên hơn từ bộ rễ sang lá, và sinh ra nhiều lá lớn hơn để có thể tận hưởng nguồn ánh sáng hữu hạn và đồng thời tác động tiêu cực đến những cây hàng xóm bằng cách che khuất chúng.

Một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại trường Đại học đã phát hiện ra rằng những cái cây lạ được trồng bên cạnh nhau thường mọc thấp hơn vì rất nhiều năng lượng của chúng được đưa xuống để phát triển bộ rễ. Mặt khác, các cây anh chị em ruột không cạnh tranh lẫn nhau, và bộ rễ của chúng thường nông hơn nhiều. Thêm vào đó, khi các cây anh chị em ruột mọc cạnh nhau, lá của chúng thường chạm và đan xen vào nhau, nhưng các cây lạ mặt khác thì mọc thẳng lên và tránh chạm vào nhau.

“Có thể là khi các cây họ hàng được trồng cùng nhau, chúng có thể cân bằng việc hấp thu chất dinh dưỡng và không tham lam”, Tiến sĩ Harsh Bais, tác giả chính của nghiên cứu này nói trong một thông cáo báo chí. Các nhà nghiên cứu cho rằng việc nhận ra họ hàng là có thể nhờ các tín hiệu hóa học mà rễ cây tiết ra.

Vào tháng 6 năm 2009, Tiến sĩ Richard Karban thuộc trường Đại học Davis California đã công bố nghiên cứu của ông, trong đó chỉ ra rằng các cây sagebrush không chỉ nhận ra “các cây sinh sản vô tính” của chúng – các cành giâm có gene di truyền giống hệt nhau được trồng ở bên cạnh – chúng thậm chí có thể thông báo nguy hiểm cho nhau.

Khi các cây sagebrush bị động vật ăn cỏ làm tổn hại, chúng phát ra các tín hiệu dễ bay hơi để cảnh báo cho đồng loại của mình về nguy hiểm sắp xảy ra. Các cành giâm có gene di truyền giống hệt nhau trong vòng 60 cm cách cây hàng xóm được cắt ra để thí nghiệm ở trong vườn, sau khi tiếp nhận các hóa chất được tiết ra đó, đã tự làm cho mình trở nên ít bị ăn hơn bởi các động vật ăn cỏ.

(Theo The Epoch Times)

The post Thực vật nhận biết được anh chị em ruột của chúng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/11/thuc-vat-nhan-biet-duoc-anh-chi-em-ruot-cua-chung.html/feed0
‘Tri giác nguyên sinh’- Đời sống bí mật của cây cối (Phần 2)https://chanhkien.org/2010/10/tri-giac-nguyen-sinh-doi-song-bi-mat-cua-cay-coi-phan-2.htmlhttps://chanhkien.org/2010/10/tri-giac-nguyen-sinh-doi-song-bi-mat-cua-cay-coi-phan-2.html#respondSat, 30 Oct 2010 13:27:40 +0000https://chanhkien.org/?p=7498Tác giả: Ben Bendig Cuộc phỏng vấn Cleve Backster và xem xét công trình khai thủy của ông về tri giác nguyên sinh Cleve Backster đã cho xuất bản một cuốn sách mang tên “Tri giác nguyên sinh: Giao tiếp sinh học với cây cối, thức ăn tươi sống và tế bào con người” vào […]

The post ‘Tri giác nguyên sinh’- Đời sống bí mật của cây cối (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Ben Bendig

Cuộc phỏng vấn Cleve Backster và xem xét công trình khai thủy của ông về tri giác nguyên sinh

Cleve Backster tại phòng thí nghiệm của ông ở San Diego, nơi ông nghiên cứu về tri giác nguyên sinh. (Ảnh do Cleve Backster cung cấp)

Cleve Backster đã cho xuất bản một cuốn sách mang tên “Tri giác nguyên sinh: Giao tiếp sinh học với cây cối, thức ăn tươi sống và tế bào con người” vào năm 2003, tổng hợp nghiên cứu đầu tiên mà ông tự mình biên soạn. Trong đó, ông miêu tả chi tiết tất cả những thứ mà ông quan sát, từ cây cối, vi khuẩn, trứng, cho tới các tế bào động vật như máu từ thịt bò, đến các tế bào cơ thể người.

“Có rất nhiều mối liên hệ ở đây, nó khiến tôi ngạc nhiên rằng người ta không nổi điên lên trong giới khoa học,” ông vừa nói vừa cười.

Ông đã đối mặt với hàng thập kỷ của những phản ứng lạnh nhạt từ giới học thuật, bất chấp việc diễn thuyết những bằng chứng của mình tại rất nhiều hội thảo và rất nhiều nhà khoa học trên thế giới đã kiểm nghiệm lại kết quả của ông. Ông vẫn không bị mất tinh thần, ông là một người đàn ông đã bị thuyết phục rằng ông đã tìm ra một điều gì đó rất quan trọng, và sẽ không để sự yếu kém trong khả năng tiếp thu những điều mới của con người khiến ông trở nên ngớ ngẩn trước mọi người.

“Tất cả những điều tôi nói trong cuốn sách đều là sự thật,” ông cười khúc khích. “Tôi đã rất cẩn thận về điều đó, rằng bất kỳ thứ gì trong cuốn sách đó đều dựa trên thực tế. Tôi không muốn người ta phát hiện một chút chi tiết nào không chính xác và sau đó nói rằng, phần còn lại trong công trình của ông là không chính xác.”

Ông cũng dùng phương pháp tương tự khi nói đến những lý do vì sao hiện tượng này tồn tại. Không đưa ra lý thuyết có thể bị sai, ông hy vọng tránh được cảnh tượng người ta sẽ từ chối những số liệu và nghiên cứu của ông.

Giải thích về điện thế trong vật lý

Mặc dù Backster không xuất bản những nghiên cứu liên quan tới lời giải thích cho tri giác nguyên sinh, một trong những manh mối đầy hứa hẹn để hiểu được sự nhận thức sơ cấp dựa trên những thuyết đã có sẵn liên quan một hiện tượng trong vật lý lượng tử gọi là ‘bất định vị’.

Hiện tượng bất định vị được vật lý lượng tử dự đoán và Anh-xtanh gọi là “một hành động ma quỷ ở một khoảng cách”, một khái niệm rằng các hạt bằng cách nào đó có thể liên kết với nhau qua không gian.

Các thí nghiệm đã chứng tỏ rằng khi một cặp photon (lượng tử ánh sáng) thoát ra khỏi một nguyên tử bị kích thích, khi các nhà thí nghiệm thay đổi cực của một photon (bằng cách cho nó đi qua một tấm lọc), cực của photon kia cũng bị ảnh hưởng, và sự thay đổi diễn ra trong khoảng thời gian ngắn hơn khoảng thời gian để ánh sáng truyền từ hạt này sang hạt kia.

Khi các photon cho thấy mối liên hệ này, chúng được cho là bị vướng vào nhau. Vì thế, người ta đặt ra câu hỏi liệu hiện tượng bất định vị này truyền được bao xa? Liệu có phải nó chỉ xuất hiện ở các hạt nhỏ, hay các hệ thống lớn hơn cũng có thể bị vướng vào nhau như thế? Và nếu các dạng sống bị vướng vào nhau, chúng sẽ như thế nào?

Nếu hiện tượng bất định vị vươn tới tầng của sự sống và tinh thần, vậy thì cái được gọi là ‘tri giác nguyên sinh’ có thể là minh chứng cho chính điều này: những phát hiện của Backster cho thấy một dấu hiệu có thể xuất hiện mà không bị ảnh hưởng bởi khoảng cách hay vật liệu chắn các sóng điện từ.

Sự đón nhận

Mặc dù có một sự hứng thú rất phổ biến với những kết quả nghiên cứu của Backster trong những năm 1970, cộng đồng khoa học vẫn không mặn mà lắm với ý tưởng này. Một lý do bề ngoài là nỗ lực bất thành nhằm tái hiện thí nghiệm được công bố lần đầu tiên của Backster bởi một nhóm các nhà khoa học khác, điều sau đó được xuất bản trong tạp chí nổi tiếng Science vào năm 1975.

Tuy nhiên, theo những gì Backster viết trong sách của ông, các nhà khoa học (và những người khác đã thử nghiệm nhưng thất bại) đã không quan sát hết tất cả các điều kiện khoa học thích hợp.

Một điều kiện đặc biệt quan trọng rất cần thiết mà Backster đã phát hiện ra là người ta không thể thấy được kết quả từ thực vật (hay bất cứ thứ gì khác người ta đang quan sát) khi nó đang xảy ra, có nghĩa là quan sát nó trong quá trình sẽ cản trở các phản ứng.

Với một hiện tượng bất thường như tri giác nguyên sinh, không quan sát hết tất cả cá điều kiện mà người thí nghiệm ban đầu đặt ra là bắt buộc để suy luận ra ảnh hưởng của sự cẩu thả trong khoa học.

Tuy nhiên, khả năng nhìn vào kết quả có thể ảnh hưởng tới kết quả không có lý trong khuôn mẫu khoa học hiện đại, vì thế những người thực hiện thí nghiệm tương tự không nghĩ rằng những điều kiện như vậy sẽ tạo ra sự khác biệt.

Người ta nói rằng các nhà thực vật học thường đặc biệt bảo thủ, và một số nhà khoa học nổi tiếng hiện nay bác bỏ khả năng thực vật có thể biểu lộ bất kỳ hoạt động điện tích nào, chưa nói đến khả năng nhận thức.

“Khi bạn nói chuyện với những cá nhân ấy [những người còn hoài nghi], ẩn ý ở đây rất sâu sắc và nó thực sự kiểm nghiệm xem liệu họ có muốn trở thành những nhà khoa học chân chính và muốn khám phá nó hay không, hay họ chỉ muốn tránh xa nó,” Backster nói.

“Bạn không gặp vấn đề này [sự hoài nghi quyết liệt] với những người không ở vị trí phải bảo vệ khối lượng tri thức khoa học,” Backster nói.

Tuy nhiên, ngày nay, sự hiện diện của hoạt động điện tích trong cây cối ngày càng được công nhận nhiều hơn. Các nhà khoa học trong lĩnh vực thần kinh sinh học thực vật đã phát hiện ra rằng thực vật có các biểu hiện trông giống như hoạt động thần kinh ở động vật. Tuy nhiên, chúng không phải là những biểu hiện giống như Backster đã nghiên cứu.

Mặc dù Backster không sở hữu bằng tiến sĩ, nhưng thái độ và những nghiên cứu của ông đã cho thấy ông có tình thần khoa học chân chính hơn những người đã bác bỏ công trình của ông.

Những phát hiện này đã được các nhà khoa học khác lặp lại, trong đó có nhà khoa học người Nga Alexander Dubrov và Marcel Vogel, lúc bấy giờ đang làm việc cho IBM trong thời gian nghiên cứu, và đã được công bố trong “Đời sống bí mật của cây cối.” Tác giả của bài báo này cũng đã hoàn thành luận án cử nhân về đề tài này, cho thấy kết quả rất đáng chú ý về sự nhạy cảm của cây cối đối với sự giao tiếp của con người.

Khuyến khích những người khác làm thí nghiệm

Trong suốt thời gian qua, Backster rất thoáng trong việc giúp đỡ người khác tự nghiên cứu. Và chỉ cần các điều kiện được quan sát, các dấu hiệu này sẽ xảy ra, tác giả này đã quan sát chúng từ đầu, trong phòng thí nghiệm của Backster tại San Diego và trong những thí nghiệm riêng của ông, cũng như các băng hình thí nghiệm của Backster.

“Đối với những người muốn tham gia vào hoặc làm quen với khả năng tồn tại của hiện tượng này, họ phải làm một cách bất ngờ,” ông giải thích.

Backster khuyên rằng nên quay lại những gì xảy ra trong phòng với một máy quay, và với một chiếc máy quay khác thu lại kết quả từ thiết bị đo.

“Và rồi sau đó, bật lại băng thu hình, và họ sẽ ngạc nhiên khi nhìn vào sự nhất quán của những thứ xảy ra- với điều kiện bạn làm việc này một cách tự phát.”

Sau khi ông miêu tả tri giác nguyên sinh, Backster hy vọng rằng sự tò mò của con người sẽ khiến họ nghiên cứu nó một cách trung thực.

“Điều này nên là một manh mối tốt cho thấy có cái gì đó đang ở đó; sau đó tùy thuộc vào họ có muốn xây dựng một số kiểu thí nghiệm lặp lại hay không,” ông nói.

“Có một mâu thuẫn lớn giữa sự tự phát và sự lặp lại,” ông giải thích.

Phần lớn khoa học khẳng định lại sự tồn tại của một hiện tượng bằng cách cố gắng suy luận ra nó một cách lặp đi lặp lại trong những điều kiện nhất định nhiều lần. Nhưng những thứ liên quan tới sự nhận thức và hiện tượng tinh thần có thể không phù hợp với phương pháp này. Ví dụ, nếu ai đó không cười trước một trò đùa trong lần thứ tư họ nghe về nó không có nghĩa là trò đùa ấy không buồn cười. Vì thế hiện tượng này không thể áp dụng với một kiểu lặp đi lặp lại riêng biệt được.

“Do đó, bằng cách này hay cách kia, họ cần làm việc về vấn đề này, nhưng không được dùng nó để biện hộ cho những cái không thể chứng minh được,” ông nói.

Tương lai

Hiện nay, Backster đang tìm một người tiếp tục ngọn lửa nghiên cứu tri giác nguyên sinh, hoặc ít ra là giúp ông trong những nghiên cứu sâu hơn.

“Đến thời điểm hiện nay, tôi đã ủng hộ cơ sở nghiên cứu tại đây trong khoảng 27 năm,” ông nói, “nhưng đã đến lúc tôi không thể tự mình làm mọi việc được rồi.”

“Tôi đã phải cố gắng để có đủ kinh phí cho ít nhất một người có thể phụ tá, bởi vì tôi phải nghĩ về những việc này và tìm cách chi trả cho chúng,” ông cười, “và thực hiện thí nghiệm và trải qua tất cả những việc này, quả là quá nhiều cho một người.”

Sau 40 năm không có sự ủng hộ vững chắc nào cho các cố gắng nghiên cứu của ông, Backster nói rằng “đôi khi bạn có cảm giác rằng rất nhiều nhóm khoa học được thành lập chỉ hy vọng rằng bạn hụt hơi, khiến bạn rất mệt mỏi, và hết tiền hay cái gì đó và biến mất.” Nhưng tôi không có ý định làm như vậy,” ông cười và nói.

“Tôi không muốn biến mất. Tôi rất bực mình với ý nghĩ rằng có một cái gì đó rất hiển nhiên và quá dễ quan sát như việc này, lại bị bỏ qua một cách cố ý bởi những người tự xưng là các nhà khoa học, điều đó không phù hợp với định nghĩa một nhà khoa học là gì.”

Backster đã gây dựng Quỹ nghiên cứu Backster vào năm 1965, là một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận để giúp ông tài trợ cho các công trình của mình. Nó hoạt động tốt và các tiền tài trợ được miễn thuế. Tuy nhiên, tiền tài cũng không còn nhiều qua những thập kỷ qua.

“Đây là một việc mang tính cạnh tranh cao, bởi nó có liên quan đến tiền bạc,” ông giải thích. “Tôi đã đến diễn thuyết cho nhiều nhóm khoa học; [điều quan trọng của việc này] rõ ràng là người ta ít nhất sẽ hỏi rằng bạn có cần sự giúp đỡ hay không

“Tôi đoán rằng tôi bắt đầu nghĩ việc này thật ngây thơ, bởi nếu bạn không đi xin tài trợ, bạn sẽ không có được nó,” ông nói. Backster và nhà xuất bản của ông đã xem xét việc xin tài trợ, nhưng việc này trở nên khó khăn khi không có quan hệ với một Viện hàn lâm nào.

Backster cũng hy vọng rằng ông cũng cố thể giúp đỡ sản xuất một thiết bị cầm tay giá thành thấp có thể phát hiện những tín hiệu để nhiều người hơn có thể tự mình làm nghiên cứu. Ông đặc biệt hy vọng rằng các học sinh và thanh niên sẽ có trên tay một chiếc.

“Tôi nghĩ rất nhiều về những thứ mà khi được khám phá ra, họ sẽ thấy nó thật tuyệt,” ông nói.

“Tất cả những vật thể sống đều có những biểu hiện rất tinh tế, chúng là những dấu hiệu mi-crô-vôn. Và bằng cách khuếch tán rồi so sánh chúng, ghi lại các dấu hiệu này trên máy tính và những gì xảy ra trong môi trường, tôi nghĩ rằng người ta sẽ thấy nó cực kỳ thú vị.

“Đáng ngạc nhiên là có vô số điều thuộc về lý do và hệ quả của tình huống; đó là nơi bạn quan sát thấy những phản ứng lớn và khi bạn có thể thấy cái gì đã tạo ra nó, bạn sẽ bị bất ngờ.”

Thông tin về Cleve Backster và Quỹ nghiên cứu Backster có thể tìm thấy tại www.primaryperception.com.

(Theo The Epoch Times)

The post ‘Tri giác nguyên sinh’- Đời sống bí mật của cây cối (Phần 2) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/10/tri-giac-nguyen-sinh-doi-song-bi-mat-cua-cay-coi-phan-2.html/feed0
`Tri giác nguyên sinh’ – Đời sống bí mật của cây cối (Phần 1)https://chanhkien.org/2010/10/tri-giac-nguyen-sinh-doi-song-bi-mat-cua-cay-coi-phan-1.htmlhttps://chanhkien.org/2010/10/tri-giac-nguyen-sinh-doi-song-bi-mat-cua-cay-coi-phan-1.html#respondSat, 30 Oct 2010 13:23:37 +0000https://chanhkien.org/?p=7495Tác giả: Ben Bendig Cuộc phỏng vấn Cleve Backster và xem xét công trình khai thủy của ông về tri giác nguyên sinh Có tồn tại một công trình nghiên cứu có tiềm năng phá vỡ các mô hình hiện đại của chúng ta – hé lộ về ý thức ở những nơi mà chúng […]

The post `Tri giác nguyên sinh’ – Đời sống bí mật của cây cối (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Ben Bendig

Cuộc phỏng vấn Cleve Backster và xem xét công trình khai thủy của ông về tri giác nguyên sinh

Có tồn tại một công trình nghiên cứu có tiềm năng phá vỡ các mô hình hiện đại của chúng ta – hé lộ về ý thức ở những nơi mà chúng ta có thể không ngờ tới, và các mối liên hệ giữa các dạng sống gây sửng sốt và dường như không thể tồn tại.

Hãy tưởng tượng bạn đi vào một phòng thí nghiệm cùng với một người bạn, và người làm thí nghiệm nói với bạn là hãy đơn giản bắt đầu một cuộc đối thoại. Một lúc sau, người làm thí nghiệm dừng bạn lại và cho bạn xem một cuộn băng ghi âm cuộc đối thoại. Đoạn băng ghi âm là về cuộc đối thoại, nhưng đoạn băng ghi hình lại là một đường trông giống như địa chấn kế – thực sự là một mẫu ghi lại hoạt động điện đang diễn ra ở một cái cây để ở góc phòng.

Bạn thấy đấy, có lẽ nó sẽ làm bạn sửng sốt, rằng với mỗi cảm xúc giữa bạn và người bạn của bạn, cái cây cho thấy một phản ứng tương ứng với sự xung kích của, lấy ví dụ, ngạc nhiên, phẫn nộ hay bối rối.

Và phản ứng xảy ra trông rất giống với phản ứng của một con người với cùng một loại sự kiện.

Đây là một chuỗi các thí nghiệm khác nhau minh chứng hiện tượng được gọi là “tri giác nguyên sinh” bởi Cleve Backster, người làm nên khám phá này vào năm 1966, trong một loạt các thí nghiệm với cây cối và các dạng sống khác. Nghiên cứu của ông đề xuất rằng một hình thức giao tiếp cơ bản là có tồn tại trong tất cả các dạng sống, cho tới tận vi khuẩn và những tế bào cấu thành các sinh vật lớn hơn, và do đó có thể là “nguyên sinh”, so với những hình thức tri giác được công nhận rộng rãi như hình ảnh hay xúc giác.

Ông Backster, một người đàn ông 85 tuổi, vui vẻ và đầy nhiệt huyết, là một cựu chuyên gia phát hiện nói dối của CIA, có tham gia sâu vào việc nghiên cứu khoa học trong cộng đồng chế tạo máy ghi, nơi ông được đánh giá cao. Ông đã phát triển thí nghiệm So sánh Vùng Backster (Backster Zone Comparison) vào cuối những năm 1950, một kỹ thuật vẫn còn được sử dụng rộng rãi trong các cơ quan chính phủ và quân đội để đọc máy ghi, và ông đã điều hành Trường phát hiện nói dối Backster (Backster School of Lie Detection) ở khu trung tâm San Diego, California trong 30 năm qua.

Backster cho phổ biến công trình của mình trong cuốn sách “Đời sống bí mật của cây cối” (The Secret Life of Plants), xuất bản năm 1973, mặc dù ông đã xuất bản những phát hiện của mình lần đầu tiên năm 1968. Sau khi cuốn “Đời sống bí mật của cây cối” được phát hành, Backster đã xuất hiện trong một vài buổi nói chuyện trực tiếp trên truyền hình và các phương tiện truyền thông khác, về những nhận thức của ông về cây cối. Nhưng ông cũng đã giảng dạy rộng rãi tại các hội nghị khoa học. Nghiên cứu của ông khiến người ta `nói chuyện’ với những cái cây của họ, và khuấy động hiện tượng “cây trồng trong nhà.”

Không chỉ là cây cối

Cửa sổ nhìn vào tri giác nguyên sinh: Cleve Backster bắt đầu những thí nghiệm của mình với cây huyết dụ. (Ảnh tặng của Cleve Backster/The Epoch Times)

“Phần thú vị nhất của tất cả những điều này”, ông nói với tôi, “nó có thể bắt đầu với cây cối, nhưng kết thúc với các tế bào của con người. Bằng cách lấy một mẫu tế bào người trong một ống nghiệm và kiểm tra nó từ xa, các tế bào này hòa hợp với người hiến [tế bào], và điều này thật kinh ngạc đối với tôi; tôi muốn nói, điều này có đủ các loại hàm ý ở trong đó.”

Thực sự là – Backster đã phát hiện ra rằng các tế bào của chúng ta đáp lại những cảm xúc của chúng ta khi chúng nằm bên ngoài cơ thể chúng ta, thậm chí cách xa đến hơn 100 dặm. Khi người hiến [tế bào] trải nghiệm một thay đổi cảm xúc, thì sẽ xuất hiện một phản ứng tương ứng trong các tế bào, và biểu hiện ra thành xung điện.

“Cây cối thực sự chỉ là một điều tình cờ cho phép tôi phát hiện ra hiện tượng này, và rồi tôi tiếp tục theo đuổi điều này trong mọi thứ mà dường như gây ra một phản ứng đối với cây cối, cho dù đó là vi khuẩn trong sữa chua, trứng, v.v…”

Backster đã phát hiện ra rằng đập vỡ một quả trứng, hay bỏ nó vào nước sôi sẽ gây ra một phản ứng đối với cây cối – như thể chúng nhạy cảm khi các sinh vật gần đó phải chịu đựng sự tổn hại. Khi mà người ta có thể không nghĩ rằng những quả trứng có sự sống, dường như chúng có một loại hoạt động sinh học nào đó.

Backster chuyển sang theo dõi vi khuẩn, và tìm thấy các phản ứng tương tự như trên cây cối. Ông cũng đã đo đạc hoạt động điện trong những quả trứng, và thấy rằng chúng dường như cũng phản ứng với môi trường xung quanh. Cuối cùng, ông đo đạc hoạt động trong các tế bào người, chẳng hạn như các tế bào bạch cầu.

(Theo The Epoch Times)

The post `Tri giác nguyên sinh’ – Đời sống bí mật của cây cối (Phần 1) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/10/tri-giac-nguyen-sinh-doi-song-bi-mat-cua-cay-coi-phan-1.html/feed0
Đời sống bí mật của cây cốihttps://chanhkien.org/2009/07/doi-song-bi-mat-cua-cay-coi.htmlhttps://chanhkien.org/2009/07/doi-song-bi-mat-cua-cay-coi.html#respondMon, 06 Jul 2009 08:19:53 +0000https://chanhkien.org/?p=2131[Chanhkien.org] Cleve Backster là một chuyên gia người Mỹ về phát hiện nói dối. Vào năm 1966, bằng cách sử dụng một máy dò nói dối, ông đã tình cờ khám phá ra rằng thực vật cũng có những hoạt động cảm xúc ở cấp cao và khá tương đồng với cảm tình ở con […]

The post Đời sống bí mật của cây cối first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[Chanhkien.org] Cleve Backster là một chuyên gia người Mỹ về phát hiện nói dối. Vào năm 1966, bằng cách sử dụng một máy dò nói dối, ông đã tình cờ khám phá ra rằng thực vật cũng có những hoạt động cảm xúc ở cấp cao và khá tương đồng với cảm tình ở con người. Ông đã thực hiện một chuỗi các nghiên cứu làm chấn động cả thế giới.

Thực vật cũng có cảm tình

Một ngày, Backster nối một máy dò nói dối với những chiếc lá của cây huyết dụ, thường được biết với cái tên “cây rồng”. Ông muốn biết sau bao lâu thì những chiếc lá phản ứng khi ông tưới nước vào rễ của cây. Trên lý thuyết, một cái cây sẽ gia tăng tính dẫn và giảm sự kháng cự khi nó hấp thụ nước, và đường cong được ghi lại trên biểu đồ sẽ có hình hướng lên. Nhưng sự thật là, đường vẽ lại cong xuống dưới. Khi một máy dò nói dối được nối vào cơ thể người, bút vẽ sẽ ghi lại những đường cong khác nhau phụ thuộc vào sự thay đổi trong tâm trạng con người. Sự phản ứng của cây huyết dụ cũng lên xuống như là tâm trạng con người. Dường như nó rất hạnh phúc khi được uống nước.

Thực vật có tri giác ngoại cảm

Backster muốn biết liệu thực vật có thể có phản ứng nào khác không. Theo kinh nghiệm của ông, Backster biết rằng có một cách tốt để gây ra phản ứng mạnh mẽ đó là lấy người này để đe dọa người kia. Vì vậy, Backster nhúng lá cây vào nước cà phê nóng. Không có phản ứng nào xảy ra. Ông bèn nghĩ ra một điều đáng sợ hơn: đốt chiếc lá mà được nối với máy dò nói dối. Với ý nghĩ này, thậm chí trước khi ông làm thí nghiệm, một đường cong lập tức được vẽ lên giấy. Khi ông trở lại với một bao diêm, ông thấy một đường cong khác xuất hiện. Dường như khi cái cây thấy ông quyết tâm đốt nó, nó đã rất sợ sệt. Nếu ông do dự hay ngập ngừng khi muốn đốt cái cây, phản ứng được ghi lại bởi máy dò nói dối là không rõ ràng. Và khi ông giả vờ đốt chiếc lá, cái cây hầu như không có phản ứng gì. Cái cây thậm chí còn có thể phân biệt được ý định thực sự hay là sự giả vờ. Backster gần như đã chạy ra ngoài phố và hét lên rằng: “Thực vật cũng có cảm tình! Thực vật cũng có cảm tình!” Với khám phá đáng kinh ngạc này, cuộc sống của ông đã thay đổi mãi mãi.

Sau này, khi Backster và đồng nghiệp làm các thí nghiệm khắp đất nước với các dụng cụ khác nhau và các loại cây khác nhau, họ đã quan sát được những kết quả tương tự. Họ khám phá ra rằng thậm chí nếu lá cây bị bứt ra hay bị cắt thành từng mảnh, phản ứng tương tự cũng xảy ra với những mảnh lá này khi chúng được đặt gần điện cực của máy dò nói dối. Khi một con chó hay một người thiếu thân thiện thình lình bước vào, cái cây cũng lại có phản ứng.

Thực vật là chuyên gia về phát hiện nói dối

Nhìn chung, khi tiến hành thí nghiệm với máy dò nói dối, các cực được nối vào người bị tình nghi và người bị tình nghi được hỏi các câu hỏi đã được thiết kế tỉ mỉ. Ai cũng có một phần minh bạch của mình, thường được gọi là “lương tri.” Vì vậy, không kể là bao nhiêu lý do và cớ mà một người viện vào, thì khi nói dối hay thực hiện một hành vi xấu, người đó biết rõ rằng đó là một sự lừa dối, hay một hành vi xấu. Do đó, trường điện của thân thể người đó thay đổi, và sự thay đổi này có thể được ghi lại bởi các thiết bị.

Backster đã làm một thí nghiệm, trong đó ông nối máy dò nói dối vào một cái cây và rồi hỏi một người vài câu hỏi. Kết quả là, Backster đã khám phá ra rằng cái cây có thể nói được người ấy có nói dối hay không. Ông hỏi người đó năm sinh, đưa cho anh ta bảy sự lựa chọn và hướng dẫn anh ta trả lời “không” với tất cả số đó, trong đó có một câu trả lời đúng. Khi người đó trả lời “không” với năm sinh chính xác, cái cây có phản ứng và một hình chóp nhọn trên giấy được vẽ ra.

Tiến sĩ Aristide Esser, trưởng nhóm nghiên cứu y tế thuộc Bệnh viện bang Rockland tại New York, đã làm lại thí nghiệm này bằng cách hỏi một người đàn ông một câu hỏi mà có câu trả lời không chính xác ở phía trước một cái cây mà anh ta đã chăm sóc nó từ khi nó mới nảy mầm. Cái cây không che dấu cho người chủ của nó chút nào. Câu trả lời không chính xác được phản ánh ở biểu đồ được vẽ trên giấy. Ông Esser, người không tin Backster, đã tận mắt chứng kiến rằng lý thuyết của Backster là hoàn toàn đúng đắn.

Thực vật có thể nhận ra con người

Để kiểm tra xem liệu một cái cây có thể nhận ra các đồ vật hay không, Backster đã gọi tới sáu sinh viên, bịt mắt họ, và yêu cầu họ rút thăm từ một chiếc mũ. Một trong số các sự lựa chọn có hướng dẫn về việc nhổ rễ hai cái cây trong phòng và phá hoại nó bằng cách dẫm chân lên. “Kẻ sát nhân” phải làm điều đó một mình, và không ai biết được danh tính của thủ phạm, bao gồm cả Backster. Bằng cách đó, cái cây còn lại không thể cảm nhận được ai là “kẻ giết người” từ ý nghĩ của mọi người. Thí nghiệm được thiết kế để cái cây sẽ là nhân chứng duy nhất.

Khi cái cây còn lại được nối vào một máy dò nói dối, mỗi sinh viên được yêu cầu phải đi qua nó. Cái cây không có phản ứng gì với năm sinh viên. Khi người sinh viên đã thực hiện hành vi ‘tội ác’ đi ngang qua, bút điện tử bắt đầu vẽ một cách điên cuồng. Phản ứng này chỉ ra cho Backster rằng những cái cây có khả năng ghi nhớ và nhận diện con người hay đồ vật mà làm hại chúng.

Xúc cảm từ cự ly xa

Cây cối có một mối liên hệ mật thiết với chủ sở hữu chúng. Lấy ví dụ, khi Backster trở về New York từ New Jersey, ông thấy trên biểu đồ ghi lại rằng tất cả những cái cây của ông đều đã có phản ứng. Ông tự hỏi liệu những cái cây có chỉ ra rằng chúng cảm thấy “nhẹ nhõm” hay “chào đón” khi ông trở về hay không. Ông để ý rằng thời gian mà những cái cây phản ứng là thời điểm mà ông đã quyết định trở về nhà từ New York.

Xúc cảm với đời sống ở mức vi quan

Backster đã khám phá ra rằng đường cong cố định tương tự sẽ được vẽ trên biểu đồ khi cây cối dường như cảm giác được cái chết của bất kỳ một mô sống nào, thậm chí ở mức tế bào. Ông tình cờ chú ý đến điều này khi ông trộn mứt vào sữa chua mà ông định ăn. Dường như, chất bảo quản có trong mứt đã giết chết một vài vi khuẩn gây men trong sữa chua, và những cái cây có thể cảm thụ được điều này. Backster cũng đã khám phá ra rằng cây cối có phản ứng khi ông đổ nước nóng vào bồn. Dường như chúng cảm thụ được cái chết của những vi khuẩn ở trong đường ống nước. Để kiểm nghiệm giả thuyết này, Backster làm một thí nghiệm và thấy rằng khi tôm biển được cho vào nước sôi thông qua một cỗ máy tự động và không cần con người tham gia, cây cối có một phản ứng rất mạnh mẽ.

Nhịp đập tim của một quả trứng

Lại trong một lần tình cờ, Backster để ý đến các phản ứng của cây cối khi ông đập một quả trứng. Ông quyết định theo đuổi thí nghiệm này và nối quả trứng với thiết bị của ông. Sau chín giờ đồng hồ, biểu đồ ghi lại được nhịp đập tim của một bào thai gà con – từ 160 đến 170 nhịp đập trong một phút – tương đương với bào thai gà con ở trong lò ấp trứng từ ba đến bốn ngày. Tuy nhiên, quả trứng này là một quả trứng chưa được thụ tinh mà ông mua trong cửa hàng. Cũng không có hệ thống tuần hoàn máu ở bên trong quả trứng đó. Backster liệu có thể giải thích như thế nào về xung động [nhịp tim] của quả trứng này?

Trong các thí nghiệm được tiến hành bởi Trường Y của Đại học Yale trong những năm 1930 và 1940, người mà sau này là giáo sư Harold Saxton Burr đã khám phá ra rằng có tồn tại trường năng lượng xung quanh thực vật, cây cối, con người, và các tế bào. Backster nghĩ rằng các thí nghiệm của Burr có thể đưa ra câu trả lời cho quả trứng của ông. Ông đã quyết định đặt qua một bên các thí nghiệm với cây cối của ông trong một khoảng thời gian và thay vào đó bằng các thí nghiệm với trứng, qua đó tìm hiểu các vấn đề liên quan đến nguồn gốc của sự sống.

Tham khảo:

“Đời sống bí mật của cây cối” của tác giả Peter Tompkins và Christopher Bird

Bài viết trên được tổng kết từ bốn bài viết dưới đây trên Zhengjian Net (Hán ngữ):

“Thực vật có thể suy nghĩ” – Khám phá đời sống bí mật của cây cối (I) http://www.zhengjian.org/zj/articles/2001/3/9/9143.html

“Thực vật có thể là chuyên gia về phát hiện nói dối” – Khám phá đời sống bí mật của cây cối (II) http://www.zhengjian.org/zj/articles/2001/3/10/9196.html

“Nhận diện kẻ sát nhân và xúc cảm từ cự ly xa” – Khám phá đời sống bí mật của cây cối (III) http://www.zhengjian.org/zj/articles/2001/3/11/9197.html

“Không có sự khác biệt giữa đời sống lớn hay nhỏ” – Khám phá đời sống bí mật của cây cối (IV) http://www.zhengjian.org/zj/articles/2001/3/12/9198.html

Dịch từ:

http://www.pureinsight.org/node/1496

The post Đời sống bí mật của cây cối first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2009/07/doi-song-bi-mat-cua-cay-coi.html/feed0