Phỏng vấn về bộ sưu tập các tác phẩm nhiếp ảnh chọn lọc



[Chanhkien.org]

Phóng viên (PV): Cô Trần Di Văn, phóng viên Chánh Kiến Net

Học viên (HV): Các học viên từ Nhóm Nhiếp ảnh

PV: Xin chào, bạn có thể vui lòng nói về bộ sưu tập ảnh “Vì một sự thật cao hơn: Câu chuyện kể bằng ảnh về Pháp Luân Đại Pháp” và “Đường Chính Pháp” [1] được chứ?

HV: Cùng với “Triển lãm Mỹ thuật Chân-Thiện-Nhẫn”, các học viên Pháp Luân Công đã nghĩ ra một cách khác để giảng chân tướng về Pháp Luân Công bằng hình thức nghệ thuật – Triển lãm ảnh “Vì một sự thật cao hơn: Câu chuyện kể bằng ảnh về Pháp Luân Đại Pháp” và “Đường Chính Pháp”. Chúng tôi đã đăng tất cả các tác phẩm nhiếp ảnh được chọn vào trong một album ảnh. Đây là một tài liệu phụ trợ cho triển lãm ảnh. Nhưng chúng tôi có thể trình bày album ảnh như một tài liệu giảng chân tướng độc lập, bởi vì đây là một bộ sưu tập các bức ảnh có tính chất nghệ thuật cao. Ngoài việc quảng bá và giảng chân tướng về Pháp Luân Công, đây là một album ảnh được chọn lọc rất kỹ.

PV: Tôi đã đọc về sự chuẩn bị và quá trình chọn lựa trên mạng Chánh Kiến. Lina dường như là người điều phối chính. Các giải thích của cô về những bức ảnh chọn lọc dường như là rất quen thuộc với độc giả. Các bạn học viên cũng đã học hỏi được nhiều kiến thức mới về nghệ thuật nhiếp ảnh từ cô.

HV: Thực ra, Lina là bút danh của nhóm dự án triển lãm ảnh. Nó không đề cập đến một học viên Pháp Luân Công cụ thể nào. Triển lãm ảnh và album ảnh là kết quả của nỗ lực tập thể các học viên. Chúng tôi có một đội ngũ nhiếp ảnh gia hùng hậu. Họ đã được trung tâm nghệ thuật của các học viên Pháp Luân Công mời tham gia dự án. Một số họ là các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, còn những người khác là nghiệp dư. Chúng tôi có các học viên là những nhiếp ảnh gia tình nguyện và chuyên viên thu hình của Thời báo Đại Kỷ Nguyên cũng như Đài truyền hình Tân Đường Nhân. Chúng tôi cũng có những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp tại các tạp chí ở Đài Loan. Cũng có các học viên yêu thích nhiếp ảnh và đã ghi lại những hoạt động của các học viên Pháp Luân Công bằng máy ảnh. Còn có những học viên là các kỹ sư in ảnh màu kỳ cựu. Còn về việc viết bài cho dự án này, chúng tôi có những chuyên viên phụ trách cột mục của Đại Kỷ Nguyên, những người tình nguyện viết bài cho triển lãm và album ảnh. Cuối cùng, mạng Chánh Kiến chịu trách nhiệm công bố và quảng bá. Triển lãm và album ảnh này thực sự là kết quả nỗ lực chung của rất nhiều học viên Pháp Luân Công.

PV: “Vì một sự thật cao hơn: Câu chuyện kể bằng ảnh về Pháp Luân Đại Pháp” và “Đường Chính Pháp” khác nhau như thế nào?

HV: “Vì một sự thật cao hơn: Câu chuyện kể bằng ảnh về Pháp Luân Đại Pháp”, hay còn gọi là “Tuyển tập các tác phẩm nhiếp ảnh chứng thực Pháp của đệ tử Đại Pháp”, là một phần mở rộng của triển lãm ảnh “Đường Chính Pháp”. Nó là một phần trong đó. Nhưng triển lãm ảnh “Đường Chính Pháp” là tập tài liệu biên soạn những tác phẩm nhiếp ảnh chọn lọc từ hai cuộc triển lãm ảnh. Để phục vụ ấn phẩm này, chúng tôi đã không sử dụng tất cả các bức ảnh trong “Đường Chính Pháp” và đã thêm nhiều bức ảnh vào “Vì một sự thật cao hơn: Câu chuyện kể bằng ảnh về Pháp Luân Đại Pháp” để phản ánh tiến trình Chính Pháp hiện tại, bởi vì tên của album ảnh này là “Đường Chính Pháp”.

PV: Bạn có thể nói về giá trị nghệ thuật của album ảnh được không?

HV: Về giá trị thẩm mỹ của các bức ảnh, phần bố cục đòi hỏi sự làm việc tỉ mỉ. Tại sao? Một bố cục ngay chính, cân bằng và không xiên xẹo sẽ cho người ta một cảm giác chân chính và thanh nhã. Vẻ đẹp và sự đoan chính đều là những cảm giác dễ chịu, nhưng sự đoan chính vượt lên trên cảm giác về cái đẹp, bởi vì sự đoan chính là cảm giác ở cảnh giới cao hơn. Ngắm nhìn một bức ảnh ngay chính và tao nhã sẽ giúp điều chỉnh lại trạng thái bộ não của con người, ngăn người ta phát sinh những ý niệm xấu và chính lại nội tâm con người. Trong nghệ thuật chính thống Tây phương, bố cục là phần quan trọng nhất trong quá trình sáng tạo của các nghệ sĩ. Họ dành rất nhiều thời gian và công sức vào bố cục, như thể họ đang thiết kế một ngôi nhà hay một cái máy vậy. Tâm trí của người cổ đại là chân chính và thanh tịnh hơn rất nhiều người hiện đại. Các tác phẩm nghệ thuật của họ tương đối ngay chính hơn. Mỗi bức ảnh được lựa chọn đều có một bố cục đẹp, hoặc đã được chỉnh sửa về bố cục trước khi trình bày. Mục tiêu của chúng tôi là đạt được sự ngay chính về hình thức và mang theo chính niệm. Mỗi bức ảnh chúng tôi chọn cho triển lãm ảnh đều không phải là một bức ảnh thông thường. Người ta sẽ cảm nhận được vẻ đẹp và sự ngay chính từ mỗi bức ảnh. Đầy hy vọng rằng những tác phẩm nhiếp ảnh này sẽ giúp chính lại tư tưởng của con người.

PV: Tôi nghe nói rằng album ảnh “Đường Chính Pháp” được các học viên Pháp Luân Công bán với giá rất phải chăng. Bạn có thể nói về điều này được chứ?

HV: Trong quá trình chuẩn bị, chúng tôi đã giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho nhiều công ty. Kết quả là chúng tôi đã có được tài trợ từ một số doanh nghiệp. Giá album ảnh của các học viên Pháp Luân Công chỉ là giá thành in ấn. Các học viên chịu trách nhiệm in album ảnh đã không ngừng giảng chân tướng cho chủ nhà in. Chủ nhà in đã chấp nhận Pháp Luân Đại Pháp và đồng ý cho chúng tôi in với giá thấp nhất có thể. Khi người thiết kế tại nhà in đang làm việc sắp xếp, các học viên chịu trách nhiệm thiết kế album ảnh đang làm việc ngay bên cạnh anh, giải thích câu chuyện đằng sau mỗi bức ảnh cho anh, và giúp anh hiểu được cuộc hành trình của Pháp Luân Đại Pháp. Mỗi người, ngoại trừ nhà in, đã tự nguyện làm album ảnh này; vì vậy, chi phí đã được giảm rất nhiều. Ngoài ra, chúng tôi có các nhà tài trợ đến từ rất nhiều tầng lớp xã hội. Nếu chúng tôi có thể kiếm tiền từ việc bán những album ảnh này cho công chúng, chúng tôi sẽ dùng tiền ấy vào các dự án giảng chân tướng của trung tâm nghệ thuật của các học viên Pháp Luân Công.

Tham khảo:

[1] “Triển lãm ảnh “Đường Chính Pháp”: http://www.clearwisdom.net/emh/special_column/fldf_journey.html

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2005/8/22/33548.html
http://pureinsight.org/node/3270



Ngày đăng: 13-02-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.