Thần Châu sử cương (4): Đạo tự thông thiên, văn tự Thần truyền
[ChanhKien.org]
Từ đoạn ghi chép “Cửu lê loạn đức, dân Thần hỗn tạp, bất khả phương vật”, ta có thể thấy buổi ban sơ của văn minh rõ ràng đã trải qua một đoạn thời gian nhân Thần đồng cư, “Dân Thần hỗn tạp” đã tiết lộ thời đại đó có rất nhiều người giữ được Thần tính tiên thiên, giống như Hoàng Đế, Xi Vưu, Thương Hiệt đều là những nhân vật mang theo Thần tính. Chúng ta đã biết về trận chiến khởi đầu văn minh này, Xi Vưu há miệng có thể nhả ra sương mù cuồn cuộn, vây khốn đại quân tộc Hữu Hùng, buộc Hoàng Đế phải tạo ra xe chỉ nam mới có thể đột phá trùng vây, sau đó lại mời Thiên Thần tương trợ mới có thể hóa nguy thành an đánh bại Xi Vưu. Cho nên “hỗn tạp”, “loạn đức” chính là chỉ việc Xi Vưu lợi dụng Pháp lực thần thông của mình, không tuân theo thiên mệnh mà lại chiểu theo hành vi cá nhân của tự mình để an bài phúc phận cho con người. Theo cách nói hiện đại chính là: Xi Vưu rất có thế đã dùng công năng đặc dị, thậm chí buộc rất nhiều nhân sĩ có công năng đặc dị can dự vào cuộc sống của những người dân bình thường trong dân gian, đoạt quyền của Đấng Sáng Thế – vai trò của Thần, dẫn đến “bất khả phương vật”, đi ngược với thiên lý, nhân luân đại loạn, phá hoại trật tự xã hội mà Thần an bài cho con người, đây là nguyên nhân vì sao Hoàng Đế thay trời hành đạo thảo phạt Xi Vưu.
Đoạn lịch sử kinh tâm động phách này được tóm gọn trong 12 chữ, sự thần kỳ của văn tự Trung Quốc là ở chỗ đằng sau nó hội tụ nội hàm sâu dày, đây là đặc tính độc hữu mà chỉ có ở văn tự Trung Quốc, không thể tìm thấy được ở trong văn tự của các dân tộc khác trên thế giới!
Cho nên Hiên Viên thuận theo Thiên ý trở thành vị “Thiên tử” đầu tiên của Trung Quốc, được các tộc và vạn dân ủng hộ, tôn làm “Hoàng Đế”, mở màn cho văn minh Hoa Hạ. Sử Ký viết, Hoàng Đế lấy được “Ngọc Đỉnh và Thần Sách”, trị thế “thuận thiên địa chi kỷ, u minh chi chiêm, sinh tử chi thuyết”, để hình dùng cho việc Hoàng Đế hiểu được phải thuận thiên mà trị, hiểu rõ âm dương, thay đổi của sinh tử. Ông tại vị trăm năm, trị lý quốc sự đồng thời cầu Đạo luyện đan, tĩnh tâm tu luyện. Năm 2598 trước Công nguyên, Hoàng Đế ở dưới chân núi Kiều Sơn đúc ra một chiếc Đại Đỉnh, trong lúc đỉnh được đúc thành, thiên môn đột nhiên mở ra, phái xuống một con rồng vàng xuống nghênh tiếp ông. Lúc đó, muôn dân bách tính tận mắt nhìn thấy cảnh tượng tráng quan thần thánh “phi thăng quy thiên”! Đây là điển cố về việc vì sao Hoàng Đế là tổ tiên chung của dân tộc Trung Hoa, cũng là nguyên do vì sao đối với mỗi người Trung Quốc kết thúc viên mãn của sinh mệnh là quy thiên thành Thần, quan niệm “Thiên nhân hợp nhất” đã cắm rễ sâu trong tư tưởng của mỗi con cháu Viêm Hoàng.
Chúng ta đã từ chữ “đức” mà tìm tòi ra được huyền cơ, nói đến “đức” chính là phải nói về chữ 道 “Đạo”, nói đến “Đạo”, hàng trăm nghìn năm qua con người vẫn không nói rõ được về “Đạo”, trong chữ này có huyền cơ gì không? Lão tử nói “Đạo khả Đạo, phi thường Đạo”, rốt cuộc Đạo là gì?
Chữ 道 “Đạo” thuộc bộ 辵 (sước), cũng giống bộ ㄔ (xích), phần 彡 ở bên trên bộ 辵 (sước) cũng là chỉ chân người; bên dưới là 止 (chỉ) biểu thị cho hành động, hành vi có trở lực, bản thân chữ này đã mang ý nghĩa là vịn bậc thềm mà lên, lúc hành lúc dừng, hình tượng của việc vịn bậc thềm mà lên, đi đi dừng dừng này gọi là “Sước giai nhi tẩu”; đồng thời 止 (chỉ) cũng có hàm ý có căn cơ, tượng trung cho việc cái cây mọc ra rễ cái khỏe mạnh. Cho nên từ tổng quan mà nói, các chữ thuộc bộ 辵 (sước) đều có hàm ý rằng: những hành vi của con người có trở lực, trải qua rèn luyện, phó xuất nỗ lực, không ngừng trưởng thành, tượng trưng cho “tiến” bộ, “trở về” quê hương, dẫn dắt, “xa xôi” v.v. Bên phải của chữ Đạo là chữ 首 (thủ), chữ 首 và chữ 页 (hiệt) đều là chữ tượng trung cho “cái đầu”, phần trên của 首 là bộ “丷” (巛: xuyên) có ý nghĩa nhấn mạnh vào bộ phận ở trên đầu, ưu tiên, hàng đầu. Nếu nhấn mạnh vào bộ mặt, thì thêm 口 (khẩu) sẽ là chữ 面 (diện), nếu đặt chữ 八 (bát) ở dưới, thì bộ đầu sẽ là chữ 页 (hiệt).
道 (Đạo) và “cái đầu” có quan hệ gì? Thực ra biểu đạt như vậy đã rất rõ rồi, bên trên đầu là não, cho nên chữ 道 (Đạo) được tạo thành từ bốn loại hình phù nêu trên, rất rõ ràng, là có liên quan đến sự thăng hoa và rèn luyện của tư tưởng con người, “Đạo” và “Lộ” lại khác nhau, “Đạo” vô hình là lộ trình quan trọng nhất của sinh mệnh, ngụ ý cho chân lý mà sinh mệnh và vũ trụ tồn tại, vận hành, vì thế Khổng Tử mới nói “Sáng nghe Đạo, chiều có thể chết”, cho thấy “Đạo” trân quý và khó đắc.
Trong khẩu ngữ của tiếng Trung ngày nay, chúng ta thường nói “tri đạo, tri đạo”, chỉ là ý tứ bề mặt của từ này là: hiểu, rõ ràng, lý giải, thậm chí là dùng chung với những từ ngữ vừa nêu, nhưng thực ra nghiên cứu sâu thêm một chút, nội hàm sâu sắc bác đại của từ này đã bị chôn vùi lãng quên rồi. Giữa nghĩa bề mặt của “hiểu” và “tri kỳ Đạo” còn xa cách đến mười vạn tám nghìn dặm, nếu không Lão Tử đã không nói “Đạo khả Đạo, phi thường Đạo”, cảnh giới và tư duy nhận thức sau khi thăng hoa lên sẽ rất khó để dùng ngôn ngữ để biểu đạt, đây là lý do vì sao trong quá khứ các ngành các nghề đều xưng là “Đạo”, như Kinh Thương Đạo, Kiếm Đạo, Trà Đạo, Kỳ Đạo v.v., trong đó đều có những ẩn ý khó nói, đều là sự thay đổi về mặt nhận thức của người tu luyện sau khi đã tu luyện thăng hoa, “Đạo” cần tư tưởng thăng hoa ngộ tính, đều nhắm vào tâm tính. Có thể thấy các con cháu Viêm Hoàng chúng ta ngày nay sử dụng văn tự ngôn ngữ mà không tự biết nội hàm bác đại tinh thâm, công năng phức tạp của ngôn ngữ, giống như việc ta mang một siêu máy tính ra để trừng bày, như vậy đã lãng phí sức mạnh siêu cấp của nó rồi.
Nếu tách riêng đơn độc để nói về chữ 道 (Đạo) thì sẽ rất trừu tượng và huyền áo, các danh nhân trong lịch sử đều có đạo của tự họ, nhưng nếu hợp “Đạo đức” với nhau thì ý từ sẽ rõ ràng và hoàn chỉnh. “Đức” là phúc phận mà Thần cấp cho con người, “Đạo” hiển nhiên chính là lý của Thần, là con đường mà con người đi trở về với Thần, là chân thực của vũ trụ. Đây chẳng phải là thể hiện tính trân quý của “Đạo” sao! Chẳng phải là sự giải thích hợp lý cho việc vì sao “Đạo đức” vẫn luôn xuyên suốt trong văn hóa của chúng ta, đó vẫn luôn là giá trị cốt lõi mà mỗi cá nhân, sinh mệnh đều phải giữ gìn và cũng là giá trị cốt lõi của của toàn bộ xã hội. Người hiện đại khó có thể thể hội được việc này, họ chỉ cảm nhận được rằng môi trường đạo đức đã bại hoại, xã hội đã xuất hiện sự hỗn loạn ở những hiện tượng bề mặt.
Liên quan đến “Đạo”, tổ tiên chung của chúng ta là Hoàng Đế đã làm ra những điển phạm cho con cháu đời sau, ngài thuận Thiên ý thảo phạt Xi Vưu tích được đức to lớn, trăm năm tu Đạo luyện đan. “Đan” đối với người hiện đại mà nói, thì chỉ có thể dùng một loại năng lượng tinh thần để biểu đạt ý tứ bề mặt này, luyện đan là rèn luyện ý niệm, giống như “ý thủ đan điền”, tức là tập trung ý niệm vào đan điền. Vì sao phải tập trung ý niệm? Đương nhiên chính là tập trung năng lượng, khoa học hiện đại cho rằng ý niệm là một loại sóng dao động, cũng chính là một loại năng lượng. Chỉ cần con người thể nghiệm thì đều biết, người bình thường về cơ bản sẽ không thể kéo dài thời gian tập trung ý niệm, đây vẫn chỉ là nhập môn; Đạo gia tiến thêm một bước, yêu cầu ý niệm tinh thuần, dùng loại năng lượng này để thanh lý và đả thông kinh mạch của thân thể người, đạt đến “nhất linh độc tồn”, “bách mạch toàn khai”. Cho nên tư tương ý niệm của người bình thường thì thông thường sẽ tạp loạn, đại biểu rằng năng lượng thấp, ý niệm đơn nhất thì giống như ánh sét chiếu sáng, trừ bỏ tạp loạn sẽ triển hiện ra năng lượng cự đại. Vì thế Đạo gia tu chân nhân, ngụ ý là người bình thường là “giả nhân”, là người bắt chước không hoàn chỉnh, tất phải rèn luyện để xuất ra bản tính chân thật, từ quan điểm năng lượng mà xét thì người bình thường có năng lượng quá thấp, chưa thể đem những năng lượng cao hơn ẩn trong sinh mệnh của mình triển hiện ra được. Trong chữ 道 (Đạo) nội hàm về sự thay đổi tầng thứ ý niệm tư tưởng cũng vô cùng khoa học.
Văn hóa Trung Quốc dạy con người về “sinh mệnh luân hồi”, “thiên nhân hợp nhất”, “thiện ác hữu báo”, từ một góc độ khác, thực ra đều là để phá trừ quan niệm về không gian, thời gian của một người bình thường, khiến tư tưởng của con người theo đó không ngừng thăng hoa, siêu việt, từ đó không chịu sự hạn chế và lạc hướng trong không gian này. Điều này nói lên rằng, bản thân chữ “Đạo” nhấn mạnh vào sự rèn luyện thăng hoa tư tưởng, Lão Tử nói “Vi Đạo nhật tổn, tổn chi hựu tổn, cập chí vô vi, vô vi vô bất vi” (tức là: theo Đạo thì những quan niệm thông thường ngày càng ít đi, mỗi ngày đã ít lại càng ít, đến một lúc nào đó sẽ đạt đến vô vi, vô vi mà không việc gì không làm). Tu Đạo cần bỏ đi những quan niệm tư duy thông thường, không ngừng xả bỏ, không ngừng siêu việt.
Từ không gian này mà xét, dường như chỉ là sự thay đổi tư tưởng, trong đó đồng thời bao hàm sự thay đổi nhận thức và thay đổi năng lượng. “Thay đổi tri thức” trong khoa học hiện đại có thể là khái niệm tri thức về không gian cao hơn, việc dùng khái niệm của không gian 4 chiều, không gian 5 chiều để đối diện với vấn đề của không gian 3 chiều, thì sẽ đơn giản như là con người giải quyết vấn đề (nhận thức 2 chiều) của con kiến, theo cách đó sẽ biểu hiện ra “trí huệ tầng cao”, khác nhau ở sự thông minh. Sự “thay đổi năng lượng” sẽ thể hiện ở chỗ, cơ thể người sẽ trở thành một trường năng lượng cự đại, có tác dụng đồng hóa và phòng hộ. Bên ngoài thân thể tràn ngập những tín tức phức tạp, hỗn loạn, lưu chuyển không ngừng xuyên qua thân thể, can nhiễu khống chế con người, cho nên một người bình thường hoàn toàn không thể tập trung ý niệm được, điểm này thể hiện ra nhỏ thì từ vận mệnh của cá nhân, lớn thì đến lịch sử nhân loại đều được an bài, đây là một hàm nghĩa khác của “Đạo”.
Khi trường năng lượng có thể ngăn cách sự can dự này, sinh mệnh mới có thể dần dần nắm được bản thân mình; đồng thời loại trường này có thể đồng hóa với sự vật ở bốn phía xung quanh, sau khi trải qua loại thăng hoa này thì tư tưởng sẽ mang theo năng lượng ý thức từ bi thiện, là thứ đồng đều có định hướng có thể cảm hóa người khác, khiến con người nhận được lợi ích vô hình. Đây là lý do vì sao “Sử Ký” viết: “Lão Tử tu đạo đức, kỳ học dĩ tự ẩn vô danh vi vụ”, để ghi chép việc Lão Tử tu đạo đức, học thức đặc sắc của ông là khiến bản thân ông ẩn thân âm thầm không ai nghe biết đến trong xã hội. Con người hiện đại nhất định sẽ cảm thấy khó hiểu, một người vô danh tiểu tốt, ngay cả học cũng không muốn học, làm sao có thể coi là một môn công phu? Điều thực sự được ghi chép ở đây chính là, toàn thân Lão Tử giống như một thể năng lượng siêu mạnh, cho dù cố ý giấu kín, thì vẫn rất mạnh mẽ khó giấu. Ngay cả Khổng Tử đều đặc biệt đi bái phỏng, xin chỉ dạy từ vị ẩn sĩ này, lấy lý do là “hỏi về lễ”, nhưng sau khi ra về lại kinh ngạc như “nhìn thấy rồng trên trời”, để miêu tả về cảm thụ tường hòa khó có thể biểu đạt đó. Thành ngữ điển cố “Tử khí đông lai” chính là cảnh tượng miêu tả về trường năng lượng hùng vĩ mà vị quan tư lệnh trấn thủ ở đó là Doãn Hỷ nhìn thấy khi Lão Tử sắp ra khỏi Hàm Cốc quan. Trải qua việc Doãn Hỉ hết lòng cầu xin, Lão Tử đã viết ra Ngũ Thiên Ngôn, lấy hai chữ “Đạo đức” để đặt tên cho cuốn sách chép những lời chân ngôn của Giác Giả, năm nghìn chữ (Ngũ Thiên Ngôn) này có ảnh hưởng vô cùng sâu sắc đối với Trung Quốc từ đó trở về sau! Hai chữ “Đạo đức” này có nội hàm thật sâu rộng!
Không tử nói trong Luận Ngữ rằng “Sĩ chí ư Đạo”, “Đạo nhất dĩ quán chi”. Chữ 士 “Sĩ” có ý nghĩa nguyên thủy là “Duy thập 十 hợp nhất 一 vi Sĩ”, 十 (thập) là nhận thức của chúng ta về phương vị trong trời đất, chỉnh hợp về 一 (nhất), Đạo lập ư nhất. Cho nên trong sĩ nông công thương, thì sĩ đứng ở vị trí đầu tiên (nhất), được người ta tôn kính, dẫn dắt phong tục, “sĩ” chân chính không phải là chỉ người đọc sách, mà chỉ về người biết thiên mệnh, rõ thiên cơ, trọng đức tu Đạo mới có thể gọi là “sĩ”. Cho nên xã hội Trung Quốc cổ đại mới lấy đạo đức là cốt lõi, “Đạo đức” từ tầng bề mặt là dựa theo thiên lý làm người tốt thì mới có thể thủ vững, tích lũy đức phần của mình, tiến vào nội hàm sâu hơn thì là đề cập đến đề cao cảnh giới tư tưởng, thể nghiệm được trạng thái sinh mệnh cao cấp, có được nhận thức khác với một người bình thường. Các dân tộc khác trên thế giời không có khái niệm “đạo đức” của Trung Quốc, chỉ có “tôn giáo”, tác dụng của tôn giáo cũng là khuyên con người hướng thiện, trờ về thế giới của Thần, cho nên các quốc gia thuộc hệ tư tưởng Cơ Đốc giáo phương Tây ổn định xã hội nghìn năm. Vậy văn hóa Trung Quốc cấu thành từ đạo đức đó hiển nhiên sẽ càng bác đại tinh thâm, huyền diệu thần kỳ, xa xưa lâu dài, lực lượng mạnh mẽ đó mới khiến cho hệ tư tưởng của dân tộc Trung Hoa kéo dài 5000 năm!
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/74797