Thăm Trường An, ngộ thiên cơ (Phần 5): “Sáu danh thắng của Trường An” có nguồn gốc từ đâu?
Tác giả: Đường Lý
[ChanhKien.org]
Nhờ đi cùng bạn, tôi gần như đã có một chuyến khảo sát văn vật của Tam Tần, ghé thăm hầu hết tất cả các danh lam thắng cảnh và tham quan Bảo tàng Lịch sử Thiểm Tây. Sau khi trở về Quý Châu, tôi vừa chỉnh lý bản thảo vừa suy ngẫm, và càng nhận thấy vùng đất Tam Tần không hề tầm thường. Nơi đây không chỉ là vùng đất phong thủy bảo địa, mà còn từng là kinh đô của mười ba triều đại, không những vậy còn được trời cao ưu ái tạo thành sáu danh thắng cổ tích độc nhất vô nhị trên toàn quốc: Có lăng Hoàng Đế nhân văn sơ tổ (vị tổ tiên đầu khai sáng văn hóa), có Lâu Quán Đài là nơi Lão Tử giảng kinh thuyết Đạo, có chùa Pháp Môn Tự là nơi xá lợi ngón tay Phật xuất hiện trở lại, có Bia Lâm là nơi lưu giữ những tấm bia đá khắc mười ba kinh điển Nho gia nổi danh khắp cả nước, lại còn có đội quân đất nung thời Tần được mệnh danh là kỳ quan thứ tám của thế giới, và quần thể phong cảnh di tích cổ tái hiện diện mạo thời thịnh Đường. Bởi người dân Thiểm Tây quen dùng tên “Trường An” để chỉ vùng đất Tam Tần, vì vậy trong bài viết này, sáu danh thắng này được gọi chung là “Trường An lục thắng” (sáu danh thắng của Trường An).
“Trường An lục thắng” chứa đầy những điều kỳ diệu và ẩn tàng thiên cơ. Trong những bài viết trước, căn cứ vào thể ngộ của tôi và người bạn, chúng tôi đã luận bàn những vấn đề như: Vì sao hiện nay lại hưng khởi cơn sốt Đại Đường? Vì sao hố chôn tuẫn táng của Tần Thủy Hoàng – hố chôn đội quân đất nung thời Tần, sau hơn hai ngàn năm bị chôn vùi, lại đột ngột lộ diện vào năm 1974, thời điểm ĐCSTQ cầm quyền? Vì sao xá lợi ngón tay Phật, bị chôn giấu hơn một ngàn năm, lại được phát hiện vào năm 1987, cũng dưới thời ĐCSTQ, và đặc biệt ngày xuất hiện lại trùng khớp với mùng tám tháng tư âm lịch? Bài viết này sẽ tiếp tục khám phá lý do vì sao trời cao lại ưu ái Trường An đến vậy, và ngụ ý cho sự hiện diện của sáu danh thắng này tại mảnh đất nơi đây là gì?
Trường An từ xa xưa đã là một danh từ mang đầy sự huyền bí. Có Trường An thời Hán, Trường An thời Đường, còn có người dùng Trường An để ví với kinh đô, tượng trưng cho Trung Quốc, Võ Tắc Thiên từng lấy “Trường An” làm niên hiệu. Trong bài thơ “Kim Lăng” của Lý Bạch thời Đường có nhắc đến Trường An, trong bài thơ “Mai Hoa Thi” của Thiệu Ung thời Bắc Tống cũng có Trường An, Sư phụ Lý, người sáng lập Pháp Luân Công, cũng từng viết bài thơ “Ức Trường An”, những điều này đều cho thấy Trường An không hề tầm thường. Khi còn học đại học, tôi thường nghe các bạn đồng hương Thiểm Tây tự hào nói: “Trường An, Trường An, mãi mãi bình an. Quân xâm lược Nhật Bản không thể vượt Hoàng Hà, càng không thể đến được Đồng Quan”. Không phải nói rằng người Nhật Bản không muốn tiến vào Thiểm Tây, mà là ông Trời không cho phép chúng gây họa cho Trường An, đương nhiên, thiên thượng cố ý bảo hộ chính là “Trường An lục thắng!”
Vậy thiên ý nằm ở đâu? Sau nhiều suy ngẫm, tôi chợt ngộ ra trời cao muốn dùng “Trường An lục thắng” làm phương tiện để sắp đặt nên một triển lãm đặc biệt nhằm hé lộ thiên cơ. Triển lãm này có thể gọi là “Triển lãm Lịch sử Trung Hoa”, được chia thành ba khu trưng bày.
Khu trưng bày thứ nhất là “Nhân văn sơ tổ”. Lấy Lăng Hoàng Đế, miếu Hiên Viên và miếu Thương Hiệt làm phương tiện tải thể, triển hiện những công lao vĩ đại của Hiên Viên Hoàng Đế, thủy tổ của Trung Hoa, thống nhất Trung Hoa, đặt nền móng cho nền văn minh Trung Hoa và hun đúc tinh thần dân tộc. Trời cao muốn nhắn nhủ đến các bậc quân vương đời sau rằng: Phải làm theo Đạo của Hoàng Đế, tuân theo quy tắc của Hoàng Đế, kính trời đất, yêu thương thần dân, thực hành nhân nghĩa, mãi mãi làm con cháu Viêm Hoàng.
Khu trưng bày thứ hai là “Văn hóa truyền thống”. Lấy bảo tàng Bia Lâm, Lâu Quán Đài và chùa Pháp Môn Tự làm phương tiện truyền tải, triển hiện sự bác đại tinh thâm của văn hóa truyền thống Trung Hoa, với cốt lõi là tư tưởng Nho – Đạo – Thích. Đạo gia tu “Chân”, Phật gia tu “Thiện”, Nho gia giảng “trung thứ”, “nhân nghĩa”. Văn hóa truyền thống đã hun đúc nên đạo đức và tinh thần của dân tộc Trung Hoa, sáng tạo ra văn hóa truyền thống huy hoàng kéo dài hàng ngàn năm và có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn thế giới. Tuy nhiên, từ khi ĐCSTQ nắm quyền, đã dùng thuyết vô thần hoang đường để phỉ báng Nho – Đạo – Thích, phá hủy văn hóa Thần truyền, khiến tinh thần dân tộc bị hủy hoại, đạo đức suy đồi, đẩy dân tộc Trung Hoa vào thời khắc nguy hiểm nhất trong lịch sử. Trời cao xuất phát từ lòng từ bi đối với nhân loại và sự bảo hộ đối với Trung Hoa, từ năm 1992, Pháp Luân Đại Pháp, lấy nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn” làm pháp lý tối cao, bao hàm tư tưởng của cả ba gia Nho – Đạo – Thích đã bắt đầu hồng truyền, trải khắp vùng đất Trung Hoa rộng lớn, có hơn một trăm triệu người tu luyện, nhân tâm hướng thiện, đạo đức phục hồi, khai sáng văn hóa truyền thống Trung Hoa đỉnh cao huy hoàng, có ảnh hưởng sâu rộng trên toàn thế giới, trở thành điểm sáng rực rỡ nhất của khu trưng bày này.
Khu trưng bày thứ ba: “Nhân chính và bạo chính”. Lấy quần thể di tích phong cảnh thời Đường làm phương tiện truyền tải, triển hiện Đại Đường thi hành nền chính trị nhân từ, khiến văn hóa truyền thống đạt đến đỉnh cao huy hoàng, quốc lực hùng mạnh, trở thành thời thịnh Đường lưu danh muôn đời. Đồng thời, lấy đội quân đất nung thời nhà Tần và lăng mộ Tần Hoàng Đế làm phương tiện truyền tải, cho thấy chính sách bạo chính của Tần Thủy Hoàng, thi hành bạo chính, đốt sách chôn Nho, bóc lột dân chúng đến cùng cực, để rồi cuối cùng bị nguyền rủa muôn đời, dẫn đến triều Tần ngắn ngủi đoản mệnh. Trời cao nhắn nhủ: Nhân chính được trời giúp, bạo chính tất bị trời diệt! Muốn người đời sau cần lấy thịnh Đường và bạo Tần làm hai tấm gương soi xét, từ đó nhận diện người cầm quyền: ai thực thi nhân chính thì nên ủng hộ, kẻ nào thi hành bạo chính thì phải loại bỏ!
Trong triển lãm đặc biệt này, ĐCSTQ diễn vai phản diện ở mọi nơi: phản bội tổ tiên, tự nguyện làm con cháu của Mác – Lênin; bán rẻ giang sơn (chỉ riêng Giang Trạch Dân đã dâng cho Nga hơn 1 triệu km² lãnh thổ), tự nguyện làm tội nhân thiên cổ; phá hoại văn hóa truyền thống, dùng văn hóa đảng để đầu độc người dân; thi hành chế độ độc tài bạo ngược, khiến 80 triệu người chết oan. Tội ác chồng chất, nhiều không kể xiết!
Tuy nhiên, tội ác lớn nhất của ĐCSTQ chính là đàn áp Pháp Luân Công. Phật Thích Ca Mâu Ni đã nhắc nhở người đời sau từ 2.500 năm trước rằng khi nhân loại bước vào thời kỳ mạt pháp sắp gặp phải đại kiếp nạn, đạo đức bại hoại, “Chuyển Luân Thánh Vương” sẽ giáng thế, truyền Pháp để cứu độ con người. Hơn nữa còn dùng các hiện tượng xá lợi ngón tay Phật tái hiện tại Chùa Pháp Môn, hoa Ưu Đàm Bà La bất ngờ nở trên các tượng Phật và tự viện ở Hàn Quốc, để điểm hóa cho thế nhân tin rằng lời tiên tri của Ông là chuẩn xác, khiến người ta hiểu rằng sự phổ truyền của Pháp Luân Đại Pháp chính là sự kiện vĩ đại, may mắn và thần thánh nhất của toàn nhân loại. Vậy mà ĐCSTQ tà ác lại bôi nhọ Đại Pháp, lừa dối và đầu độc thế nhân, đàn áp và sát hại học viên Đại Pháp, can nhiễu hòng muốn phá hoại Đại Pháp hồng truyền, ngăn chặn hàng triệu người đắc Pháp và được cứu, thậm chí còn khiến họ tạo nghiệp đối với Đại Pháp. ĐCSTQ nghịch thiên làm điều ác, đã phạm phải tội ác tày trời mà Đại Pháp khó có thể dung thứ. Vì vậy, khi nó bắt đầu công khai hành ác đối với Đại Pháp vào năm 1999, không lâu sau vào năm 2002, một “tàng tự thạch” tại Bình Đường, Quý Châu bỗng lộ ra phán quyết của trời cao đối với nó – “Trung Quốc cộng sản đảng vong”. Bởi thế, triển lãm đặc biệt này cũng có thể gọi là “Triển lãm cảnh báo: Trời diệt Trung Cộng”!
Tôi chợt ngộ ra rằng, trời cao đã viết nên một bài luận văn lớn xuyên việt thời không. Tiêu đề của bài luận là: “Luận về Trời diệt Trung Cộng”. Luận điểm của luận văn được viết ra bởi triển lãm đặc biệt của “Trường An lục thắng”. Luận cứ của luận văn trải dài trên hơn nửa thế kỷ lịch sử Trung Quốc đại lục. Kết luận của luận văn được khắc rõ ràng trên “tàng tự thạch” tại Bình Đường – “Trung Quốc cộng sản đảng vong”. Nếu chuyển bài luận này thành văn tự của nhân gian, thì chính là loạt xã luận “Cửu Bình về đảng cộng sản” đăng trên trang The Epoch Times!
Trời diệt Trung Cộng, một mặt là để chấm dứt hơn nửa thế kỷ tội ác gây họa cho nhân loại, phá hoại nền văn minh, đàn áp sự lương thiện và đầu độc con người của nó, để Trung Quốc bước vào một thời đại mới không còn đảng cộng sản. Mặt khác là để cứu vãn những đảng, đoàn, đội viên, những người đã tiếp sức cho ác đảng và bị đóng dấu ấn thú. Vào thời khắc ĐCSTQ bị tiêu diệt, họ sẽ đối mặt với vận hạn là bị tuẫn táng cùng với nó. Vì thế, trời cao dùng triển lãm đặc biệt này và dùng “Cửu Bình về đảng cộng sản” để đánh thức thế nhân, giúp mọi người nhận rõ Trung Cộng là thứ đồ gì. Dùng lăng mộ Tần Thủy Hoàng với những hố chôn tuẫn táng để cảnh báo cho mọi người: hãy cắt đứt quan hệ với tà đảng, tuyên bố “Tam Thoái” (thoái đảng, thoái đoàn, thoái đội của Trung Cộng), xóa bỏ dấu ấn, và tự cứu chính mình!
Tuy nhiên, tuyên bố “Tam Thoái” và rời xa tà đảng chỉ là bước đầu tiên để được cứu độ. Trong thời khắc nhân loại đang đối mặt với đại kiếp nạn ngày hôm nay, một sinh mệnh muốn thực sự được cứu thì phải dựa vào Pháp Luân Đại Pháp. Nhưng điều đáng lo ngại là, có nhiều người vẫn bị lừa dối bởi những tuyên truyền dối trá của tà đảng, dẫn đến thù hận, phỉ báng Đại Pháp, thậm chí còn tham gia đàn áp, phạm phải tội ác nghiêm trọng mà đến nay vẫn chưa thể tự thoát ra. Ngoài ra, còn có rất nhiều người chưa hiểu chân tướng về Đại Pháp, không tiếp nhận Pháp lý “Chân – Thiện – Nhẫn”, và trong hoàn cảnh nhân loại ngày càng bại hoại, họ đang trượt dài trên con đường nguy hiểm dẫn đến bị đào thải, vô cùng nguy hiểm!
Để cứu con người trong mê, trời cao đã an bài tỉ mỉ triển lãm đặc biệt này. Một mặt, triển lãm gợi mở cho người ta thông qua việc nhìn lại hàng ngàn năm lịch sử văn minh Trung Hoa, từ đó nhận ra rằng Pháp Luân Công chính là sự kế thừa và thăng hoa của văn hóa truyền thống Trung Hoa. Thông qua những điều kỳ diệu, trời cao đã tỏ rõ thiên cơ “Chuyển Luân Thánh Vương” hạ thế truyền Pháp để cứu người, để thế nhân hiểu được sự thần thánh và vĩ đại của Pháp Luân Đại Pháp. Mặt khác, triển lãm vạch trần toàn bộ từng tội ác của ĐCSTQ, đặc biệt nhấn mạnh tội ác tày trời thiên địa bất dung của nó trong cuộc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp, để thế nhân nhận thức được đây chính là nguyên nhân căn bản khiến trời diệt Trung Cộng. Như vậy từ hai phương diện chính phản, trời cao muốn chúng sinh nhận thức sâu sắc rằng sự hồng truyền của Pháp Luân Đại Pháp tuyệt đối không chỉ đơn thuần là một hiện tượng khí công, mà là “Chuyển Luân Thánh Vương” trong thời khắc nhân loại đối diện với đại kiếp nạn đã từ bi cứu độ chúng sinh, một đại nghiệp vĩ đại chưa từng có. Do đó, thái độ đối với Pháp Luân Đại Pháp đã trở thành tiền đề quan trọng quyết định mỗi người có thể được cứu độ hay không.
Thông qua triển lãm này, trời cao nghiêm khắc cảnh báo chúng sinh: đừng nghĩ rằng đại kiếp nạn chỉ là lời đồn đại nhằm gây hoang mang, đừng cho rằng câu chuyện về con tàu Noah chỉ là hư cấu, mỗi người đều đang đứng trước sự lựa chọn sinh – tử, cần phải nghiêm túc đọc “Cửu Bình về đảng cộng sản”, hãy chân thành tìm hiểu sự thật về Pháp Luân Công, thoát khỏi sự trói buộc của tà đảng, từ trong ngu muội lãnh đạm mà tỉnh ngộ, đừng xem nhẹ sinh mệnh của mình. Hãy chân thành tin rằng “Pháp Luân Đại Pháp Hảo”, đồng thuận với nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn”, quy chính bản thân và nỗ lực bước lên con thuyền Đại Pháp hướng về quang minh và cuộc đời mới, từ đó thực sự được cứu độ. Vì vậy, triển lãm này cũng có thể gọi là “Triển lãm giáo dục về sự cứu độ của Đại Pháp”!
“Trường An lục thắng” vì sao có? Đáp án đã rất rõ ràng. Thượng Thiên dùng nó để sắp đặt một cuộc triển lãm đặc biệt trên mảnh đất Trung Hoa, nhằm triển hiện lịch sử Trung Hoa, cảnh báo về việc Trời diệt Trung Cộng và để cho người ta biết Đại Pháp đang cứu người. Hai điều đầu tiên chỉ là phương tiện, mục đích thực sự chính là cứu người. Ý nghĩa sự tồn tại của “Trường An lục thắng” thật vô cùng to lớn!
Tôi chợt nhớ đến “Mai Hoa Thi” và “Ức Trường An”. Ở đoạn thứ tám của Mai Hoa Thi, khi dự ngôn về sự tan rã của liên minh cộng sản, câu cuối cùng có nhắc tới: “Tối giai thu sắc tại Trường An” chẳng phải chính là điều mà Thiệu Ung tiên sinh thời Tống nhắn nhủ hậu nhân rằng khi đảng cộng sản sắp diệt vong, cần chú ý đến Trường An sao? Bài thơ “Ức Trường An” của Sư phụ Lý chẳng phải cũng là để nhắc nhở thế nhân hãy quan tâm đến Trường An đó sao? Vậy cần chú ý điều gì ở Trường An? Tôi nghĩ rằng chỉ có thể là “Trường An lục thắng”. Đặc biệt là hai câu cuối trong bài “Ức Trường An”: “Thái Tông nào ai biết, Đại Pháp độ Đường nhân”. Ẩn chứa thiên cơ sâu sắc, khiến người suy ngẫm. Nếu không phải vậy, tại sao năm 1997 bài “Ức Trường An” được công bố, đến năm 2003, trên lầu Tử Vân ở vườn Phù Dung Đại Đường lại xuất hiện mô hình Trường An thời Đường và tượng Đường Thái Tông? Bởi vì “Đại Pháp độ Đường nhân” là Thiên ý, cũng chính là chủ đề của “Trường An lục thắng”.
Quả đúng là:
Trường An lục thắng xưa còn tại,
Huyền cơ ẩn tàng cứu người nay.
Dứt lìa tà đảng theo Đại Pháp,
Chớ phụ trời xanh khéo an bài.
Kiềm Nam, ngày 19 tháng 4 năm 2006.
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/36555