Tận dụng mọi điều nhỏ nhặt để tu luyện
Tác giả: Tâm Thanh
[ChanhKien.org]
Đệ tử Đại Pháp chúng ta là tu luyện trong xã hội người thường, những điều chúng ta gặp phải cũng chủ yếu là những việc trong người thường, nhưng trong đó lại có yếu tố tu luyện Chính Pháp mà Sư phụ an bài. Dùng tâm thái của người tu luyện để đối đãi ngay trong những việc nhỏ bình thường này chính là đang chứng thực Đại Pháp là siêu thường, là vĩ đại. Đây là việc vĩ đại nhất của đệ tử Đại Pháp, cũng là trách nhiệm và sứ mệnh mà lịch sử giao phó.
Một ngày nọ, tôi đi đến nhóm học Pháp để học Pháp, vừa vào nhà đã nghe tiếng cháu gái của chủ nhà đang nói chuyện điện thoại ở phòng trong, tôi cũng không để tâm. Đến khi chúng tôi phát chính niệm thì cô ấy vẫn đang nói, và âm thanh vẫn còn rất lớn, tôi nghe rõ mồn một, và tôi không thể tĩnh tâm phát chính niệm. Trong giây lát, tôi đã ho một tiếng, tôi biết là có một sinh mệnh đã đến (vì tôi chỉ ho một tiếng và tôi không cảm thấy gì nữa).
Cô bé tiếp tục nói chuyện, như thể ai ức hiếp cô ấy, có lẽ là bố mẹ cô không tốt với cô. Cô ấy tiếp tục nhấn mạnh: “Cha mẹ không đối xử tốt với con cái, thì con cái cũng sẽ không đối xử tốt với cha mẹ của họ”. Tôi lắng nghe và cũng suy nghĩ theo lời cô ấy nói, rằng tôi phải đối xử tốt với mẹ tôi, và mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái ngày nay đang bị biến dị. Sau đó, tôi lại nghĩ đây là lý của người thường, tôi không thể tiếp tục suy nghĩ theo lý của người thường.
Trên thực tế, mọi người trên thế gian ai đối với ai tốt hoặc ai đối với ai không tốt đều là có quan hệ nhân duyên.
Sư phụ giảng:
“Chuyện tốt kết thiện duyên, chuyện ác kết ác duyên, mục đích là để kết thúc [duyên nợ].” (“Thế nào là Đệ tử Đại Pháp”, Giảng Pháp tại các nơi XI).
Tại cảnh giới của Phật thì có thể nhìn thấy quan hệ nhân duyên của thế gian.
Khi tôi ngộ ra điều này, cô bé kia ngay lập tức ngừng nói chuyện điện thoại, giống như thể đã tắt cái công tắc, âm thanh ngay lập tức biến mất. Và giống như có sinh mệnh trong không gian khác đang khống chế cô bé vậy, dường như sinh mệnh đó cũng đang chờ tôi nói với nó các nguyên tắc pháp lý. Sau khi tôi giải thích các nguyên tắc pháp lý liên quan, nó lập tức hiểu ra và cũng tự nhiên rời đi. Ở đây tôi không oán trách cô bé là vụng dại, mà là dùng tư duy của một người tu luyện để đối đãi với sự việc nhỏ bé này. Ngay trong những sự việc nhỏ bé cũng có thể chứng thực Đại Pháp và cứu độ chúng sinh.
Đồng tu A đang làm cơm ở nhà, đột nhiên nghe thấy có người dùng chân đá vào cửa nhà. Cô mở cửa thì thấy chồng mình đã trở về với vẻ mặt tức giận. Vừa nhìn thấy cô, anh ta lại càng khó chịu. Anh ta dùng chân đạp nát mớ rau cải mà cô đang nhặt. Cô không tức giận, thay vào đó cô đã hỏi chồng một cách quan tâm: “Là ai ức hiếp anh vậy? Ai đã làm anh trở nên tức giận như thế?” Cô ấy quan tâm như thế, nét mặt chồng cô dịu xuống và nói: “Anh giảng về văn hóa truyền thống, Sở Giáo dục đến điều tra anh, không cho anh dạy”. Đồng tu A mỉm cười và nói: “Ồ, em biết là việc gì rồi, là một việc nhỏ. Anh làm việc này như hoa nở khắp nơi là được rồi mà?” Chồng cô vừa nghe thấy thì hứng thú, cũng không tức giận nữa, liền hỏi: “Thế nào là ‘hoa nở khắp nơi’ chứ?” “Anh nói với những giáo viên quan tâm tới văn hóa truyền thống, bảo họ mở lớp, còn anh giảng bài, anh chỉ lấy một ít tiền, phần còn lại tất cả là của họ”. Chồng cô vừa nghe thì đôi mắt sáng lên, vội vàng mặc y phục và đi ra ngoài, nói là phải ra ngoài để ‘khai hoa’. Giống như một trận “cuồng phong bão táp” trong gia đình, đệ tử Đại Pháp đã dùng một câu nói trí tuệ trong Pháp liền giải được.
Đồng tu B đón cha mẹ về chơi và ở lại vài ngày. Họ vừa đến thì nhà vệ sinh trong nhà bị hỏng và vòi nước của hệ thống cấp nước cũng bị rò rỉ nước. Cô ấy không tìm thợ là người thường đến để sửa chữa, mà là ngộ được từ trong Pháp rằng đây là sự chuyển hóa nghiệp lực. Giữa cô và cha mẹ có quan hệ nhân duyên kiếp trước, có thể là có nghiệp lực, nghiệp lực chuyển hóa đến nhà vệ sinh trong nhà và đến vòi nước. Nghiệp lực rơi vào đâu, ở đó sẽ hư hại. Cô liền trong ý niệm thiện giải với cha mẹ, một lúc sau thì nhà vệ sinh và cả vòi nước đều trở lại bình thường một cách thần kỳ. Thiện niệm của người tu luyện có thể nung chảy những ân oán trong quá khứ.
Sư phụ giảng:
“[Chỗ ấy] sẽ được phân thành vô số rất nhiều các phần, đặt tại các tầng tu luyện của chư vị; lợi dụng chúng để đề cao tâm tính của chư vị, chuyển hóa nghiệp lực của chư vị, tăng công của chư vị.” (Bài giảng thứ 3, Chuyển Pháp Luân)
Sư phụ đem nghiệp lực của chúng ta đặt tại các tầng tu luyện của chúng ta, chẳng phải là đã an bài một cách chi tiết tỉ mỉ trong cuộc sống, trong công tác và trong hoàn cảnh xã hội của chúng ta sao? Những nơi mà chúng ta có thể tiếp cận biểu hiện ra là những việc không có gì khác thường, có vẻ bình thường nhưng lại chính là cơ hội để chúng ta tu luyện và đề cao, chúng ta không thể coi nhẹ chúng. Tu tốt bản thân trong những việc nhỏ nhặt, tạo cơ sở vững chắc và làm bước đệm thì mới có thể gánh vác được trách nhiệm lớn hơn.
Sư phụ giảng:
“Nếu như chư vị làm thật tốt việc tu luyện tự thân, thì sẽ liên quan đến những sự việc rất lớn trong tương lai nơi vũ trụ.” (Giảng Pháp tại Pháp hội vùng đô thị New York, Giảng Pháp tại các nơi III).
Vì vậy, chuyện nhỏ mà chúng ta đụng phải đều không là việc nhỏ.