Đệ tử Đại Pháp phân tích và giải nghĩa chữ “Đạo”
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp New Zealand
[ChanhKien.org]
Hàm nghĩa của chữ “Đạo” (道):
1. “Đạo” và “Phật” giống nhau, đều là chỉ giác giả, Đạo gia gọi là Chân Nhân, là bậc đại trí đại ngộ, là người thấu triệt được thiên cơ của vạn vật trong trời đất.
2. Đạo cũng có nghĩa là Đạo gia, biểu thị thể hệ của Đạo gia. Ngoài thể hệ Đạo gia còn có thể hệ Phật gia và các thể hệ khác.
3. Phật và Đạo đều là Thần, là một chủng Thần, còn có những chủng Thần khác.
4. “Đạo” của Đạo gia giống với “Pháp” của Phật gia, đều là chân lý, chuẩn tắc đạo đức, quy luật tự nhiên, nghĩa là bản nguyên và quy luật vận hành của vạn vật trong vũ trụ.
5. Đạo có nghĩa là đường mà con người đi, gọi là “đạo lộ” (con đường).
“Đạo” có một tầng ý nghĩa là “con đường”, ám chỉ rằng “con đường” mà con người thực sự nên đi chính là tu đạo đắc đạo.
“Đạo” gồm bộ “Thủ” (首) và bộ “Sước – có nghĩa là đi” (辶) cấu thành, tức là dùng đầu não để suy xét, dùng chân để đi thực hành; cần phải vừa tu tâm tính, lại vừa phải luyện động tác, tính mệnh song tu, đa số Đạo gia đều là tính mệnh song tu.
Bộ “Sước” (辶) trông giống như một con rồng với đẩu ngẩng cao và ngực ưỡn ra, nó mang theo đầu (Thủ – 首), tạo thành chữ “Đạo” (道), “Thủ – 首” đầu lại dẫn con rồng tiến về phía trước, Khổng Tử mô tả Lão Tử như “Thần Long thấy đầu mà không thấy đuôi”.
Đồng thời, phần đuôi của bộ “Sước” (辶), nhìn giống như cái đuôi, có đầu “首”, có đuôi “尾”, ám chỉ Đạo là đầu đuôi nối liền, quán thông, xuyên suốt từ trên xuống dưới, tuần hoàn lặp đi lặp lại, chân lý viên dung bất phá.
“Thủ – 首 (Đầu)” và “Thủ – 守(giữ)” là từ đồng âm, ám chỉ rằng tu luyện phải “giữ” vững tâm tính, đây chính là then chốt của tu tâm.
“Đạo – 道” và “Đáo – 到” (có nghĩa là đến, tới) là từ đồng âm, ám chỉ ngộ được “Đáo – 到” (đến nơi, tới nơi) mới có thể đắc “Đạo – 道”, trong tu luyện phải đi (辶)được đến “Đáo – 到” cuối cùng mới có thể đắc “Đạo – 道”, đạt được đến “Đáo – 到” tiêu chuẩn thì mới có thể đắc “Đạo – 道”.
“Đạo – 道” có âm và nghĩa gần với “Đạo – 导 (hướng dẫn)”, tức là “Đạo – 导” dùng để dẫn dắt lời nói và hành vi của con người. Nó vừa có thể chỉ đạo “Đạo – 导”, hướng dẫn con người làm người cho đúng, mà còn có thể chỉ đạo “导”, dẫn con người tu luyện trở thành Thần (Chân Nhân).
“Đạo – 道” và “Đao – 刀” phát âm gần giống nhau, tu đạo cần phải giống như “Đao – 刀” (chiếc dao) cắt đứt tình và hết thảy dục vọng, chấp trước, mới có thể thoát thai hoán cốt tu thành “Đạo – 道” đó sao.
Trong “Đạo – 道” có bộ “Thủ – 首”, trong bộ “Thủ – 首” có bộ “Mục (mắt) – 目”, “Đạo – 道” là dùng “Mục – 目” (mắt) để quan sát thế giới nội tâm, mọi khía cạnh của cuộc sống và vạn vật trong trời đất, xua tan lớp sương mù dày đặc để nhìn thấy được bản chất của sự vật, người ngộ “Đạo – 道” còn cần khai “Thiên mục – 天目”, nhìn thấy sự vật ở không gian khác, mà thiên mục lại được phân thành các tầng thứ. Cho nên thiên “Mục (mắt) – 目” cũng quyết định “Đạo – 道” hạnh của người tu đạo. Đồng thời thiên mục là một loại thần thông, là điều siêu thường, tu “Đạo – 道” có thể tu xuất thiên mục và rất nhiều công năng và thần thông.
Phụ lục: Giải thích của cổ nhân về chữ “道-Đạo”
Trong “Thuyết văn giải tự” giải thích rằng: “Hàng dã, thượng hạ chi lý dã.” Điều này ám chỉ rằng “Đạo – 道” là hành trình bước đi của con người, cũng đại biểu cho các quy luật và nguyên lý giữa trên và dưới, cao và thấp.
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/288350