Có phải đây mới là thiên cơ quan trọng nhất mà Đức Mẹ Maria lưu lại?

Tác giả: Viễn Sơn

[ChanhKien.org]

Nhà thờ Đức Bà Paris. (Hình ảnh từ Internet)

Vào ngày 7 tháng 12 năm 2024, Nhà thờ Đức Bà Paris, nơi gần như bị phá hủy hoàn toàn trong vụ hỏa hoạn cách đây 5 năm, đã mở cửa trở lại cho công chúng. Những nhà lãnh đạo nổi tiếng từ các quốc gia trên thế giới, trong đó bao gồm Tổng thống đắc cử Trump của Hoa Kỳ và ông Elon Musk, đã đích thân đến Paris để cùng tham dự lễ tái khai trương.

Nhà thờ Đức Bà Paris là của Paris, của nước Pháp, cũng là của toàn thế giới. Đây là di tích lịch sử tiêu biểu nhất của Paris và là một trong những biểu tượng được nhiều người biết đến nhất của nước Pháp. Mỗi năm có tới 12 triệu người đến thăm Nhà thờ Đức Bà, khiến nơi đây trở thành điểm tham quan thu hút du khách nhất Paris.

Nhà thờ Đức Bà Paris mở cửa trở lại có ghi dòng chữ “Cảm ơn” bằng tiếng Pháp.

Khởi đầu sớm nhất của kiến ​​trúc Gothic

Vì sao Nhà thờ Đức bà Paris lại đặc biệt như vậy? Trước tiên phải nói đến vị trí đặc thù của Nhà thờ Đức Bà Paris trong lịch sử kiến ​​trúc thế giới.

Vào cuối thế kỷ 12, một hình thức kiến ​​trúc tôn giáo cực kỳ sáng tạo đã âm thầm nổi lên ở miền bắc nước Pháp, đó chính là kiến ​​trúc Gothic hay kiến trúc Gothic cổ điển, mà Nhà thờ Đức Bà Paris (tiếng Pháp: Notre-Dame de Paris) là đại diện có tính biểu tượng nhất trong các công trình kiến trúc loại này. Nhà thờ Đức Bà Paris được xây dựng từ năm 1163 đến năm 1250 có ý nghĩa khai sáng trong lịch sử kiến ​​trúc thế giới. Các mái vòm nhọn có sườn và trụ bay (hay cuốn bay là một kết cấu giúp chuyển trọng tải của mái vòm xuống đất) cũng như các cửa sổ hoa hồng lớn đầy màu sắc, vốn là đặc trưng của các nhà thờ Gothic phương Tây, đều được sử dụng lần đầu trong công trình tiên phong Nhà thờ Đức Bà Paris này. Đột nhiên, những người thợ đá có thể lấp đầy nhà thờ bằng ánh sáng xuyên qua những ô cửa sổ lớn mà trước đây chưa từng có; đột nhiên không gian bên trong nhà thờ có thể được xây cao chót vót như vậy, khiến cho các tín đồ tăng thêm cảm giác sùng kính đối với Thượng Đế và các vị Thần.

Tất nhiên, lý do khiến Nhà thờ Đức Bà Paris nổi danh như ngày nay không thể tách rời tiểu thuyết văn học kinh điển nổi tiếng thế giới “Nhà thờ Đức Bà Paris” (còn được dịch là “Thằng gù nhà thờ Đức Bà”) của nhà văn người Pháp Victor Hugo.

Câu chuyện “Thằng gù nhà thờ Đức Bà Paris” lấy bối cảnh tại Nhà thờ Đức Bà Paris vào năm 1482, xoay quanh câu chuyện tình yêu giữa cô gái Digan là Esmeralda và Quasimodo – người đàn ông gù đánh chuông nhà thờ Đức Bà.

Minh họa trong ấn bản đầu tiên của tác phẩm “Thằng gù Nhà thờ Đức Bà” năm 1831.

Trên thực tế, vào thời điểm Victor Hugo viết bộ tiểu thuyết này, Nhà thờ Đức Bà đã sớm ở trong tình trạng cũ nát hư hỏng. Thành công to lớn của bộ tiểu thuyết đã thúc đẩy một phong trào bảo tồn lịch sử sớm nhất và thúc đẩy sự phục hưng của kiến ​​trúc Gothic.

Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng khi còn nhỏ, tôi thường nhầm lẫn giữa các nhân vật và bối cảnh trong “Thằng gù Nhà thờ Đức Bà” và “Những người khốn khổ”. Cũng không lạ, vì cả hai đều là tác phẩm của Victor Hugo và bối cảnh cũng đều ở Paris, Pháp.

Tiếp theo, tôi sẽ tập trung nói về nội hàm phía sau từ “Đức Bà” (Thánh Mẫu) trong từ “Nhà thờ Đức Bà”.

Nhà thờ Đức Bà năm 1699.

Quý bà của chúng ta

Tôi tin rằng những người tinh tế có thể có câu hỏi: Tại sao Nhà thờ Đức Bà Paris lại được gọi là Notre-Dame? “Notre-Dame” ở đây có nghĩa là gì?

Xin nói với mọi người rằng nguyên ý của từ này là “Quý bà của chúng ta”, và người phụ nữ cao quý này không ai khác chính là Đức Mẹ Maria – mẹ của Chúa Jesus. Danh xưng tôn kính thân thiết này cũng được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngôn ngữ của các quốc gia phương Tây.

Trên thực tế, ngoài từ “lady” (quý bà, phu nhân) quen dùng trong Anh ngữ bản xứ để xưng hô với những phụ nữ cao quý, còn có từ “dame” bắt nguồn từ tiếng Pháp dùng để xưng hô các phụ nữ trong gia quyến quý tộc.

Chân dung một phụ nữ quý tộc châu Âu. (Ảnh do tác giả chụp tại Thư viện Huntington ở Los Angeles)

Tuy nhiên, so với từ “lady” thì từ “dame” ít phổ biến hơn và có vẻ hơi lỗi thời. Từ “madam” (quý bà, phu nhân) bắt nguồn từ “dame” lại phổ biến hơn nhiều. Nghĩa đen của từ “madam” là “ma” (của tôi) + “dame” (quý bà), tức là “quý bà của tôi”.

Trong tiếng Anh, người phục vụ tại nhà hàng hoặc khách sạn thường dùng từ “madam” để xưng hô với khách nữ, từ tương ứng dùng để xưng hô với khách nam là “sir”. Ngoài ra, mọi người thường dùng “madam” để xưng hô với cấp trên là nữ trong quân đội hoặc cảnh sát, tương ứng là dùng “sir” để xưng hô với cấp trên là nam.

Đây là lý do mà chúng ta thấy trong rất nhiều phim hình sự Hồng Kông, cảnh sát Hồng Kông đã dùng “sir” để gọi nam cấp trên và “madam” để gọi nữ cấp trên. Vâng, thưa quý bà! Yes, Madam!

Trong tiếng Ý, có một từ tương đồng với “madam” là “madonna”, nguyên gốc của từ này cũng là tôn xưng dành cho phụ nữ, và tương tự như trong tiếng Pháp, từ này cũng thường được dùng để chỉ Đức Mẹ Maria hoặc tranh Đức Mẹ. Madonna cũng là cái tên tiếng Anh phổ biến dành cho nữ, ví như “Nữ hoàng nhạc Pop”, nghệ sĩ nữ có lượng đĩa bán chạy nhất trong lịch sử và ca sĩ người Mỹ nổi tiếng Madonna Ciccone.

Chân dung Đức Mẹ Maria và tranh Đức Mẹ

Maria là nhân vật nữ quan trọng nhất trong Kitô giáo, rất được tôn sùng kể từ những ngày đầu của Kitô giáo và được tôn xưng là “Đức Mẹ”, “Mẹ của Thiên Chúa”, “Đức Trinh Nữ Maria”.

Việc miêu tả Đức Mẹ trong tác phẩm nghệ thuật đã sớm phát triển hưng thịnh từ thời kỳ Byzantine. Loạt tác phẩm hội họa miêu tả Đức Mẹ này có thể được gọi chung là Madonna. Cách xưng hô trong giới nghệ thuật Kitô giáo phương Tây này có thể trực tiếp dịch thành “Quý bà của chúng ta”.

Trong số các tranh vẽ Đức Mẹ, tranh của một trong ba họa sĩ trứ danh thời kỳ Phục Hưng, họa sĩ người Ý Raphael (Raffaello Sanzio), mang tính đại biểu cho yêu thích thẩm mỹ được kính trọng nhất thời bấy giờ và trở thành khuôn mẫu khó đạt tới cho các họa sĩ chủ nghĩa cổ điển đời sau.

Đức Mẹ Sistine (Sistine Madonna)

Họa sĩ Raphael chỉ sống được 37 năm. Nhưng trong thời gian hạn hẹp này, ông đã sáng tác hơn 300 bức tranh, trong đó phần lớn là tranh miêu tả Đức Mẹ. Vì vậy, mọi người thường liên hệ Raphael với hình ảnh dịu dàng, diễm lệ của Đức Mẹ.

Dưới nét cọ của Raphael, những “hình vẽ Đức Mẹ” này đã thoát khỏi dáng vẻ gầy gò, đau khổ và cứng đờ được thể hiện trong nghệ thuật hội họa thời Trung cổ, cũng không giống như lối buông thả, phù phiếm và tùy tiện thái quá trong các tác phẩm của trường phái Venice, thay vào đó thể hiện thần thái tĩnh lặng, an bình, lương thiện, nhã nhặn, thanh tú, không chỉ mang lại cho người ta cảm giác về cái đẹp và những suy tưởng cao xa mà còn khiến người xem nảy sinh lòng sùng kính một cách tự nhiên.

Madonna trên ghế (Madonna della Seggiola) tại Cung điện Pitti ở Florence.

Hoa bách hợp Đức Mẹ (Madonna Lily)

Tôi quan sát thấy, khi phụ nữ Trung Quốc đặt tên tiếng Anh cho mình thì một trong những cái tên họ thích dùng nhất là Lily. Bởi vì nó tương ứng một cách hoàn hảo với các tên tiếng Trung như “李莉” (Lý Lị), “麗麗” (Lệ Lệ) hoặc “莉莉” (Lị Lị). Các tên này trong tiếng Anh vừa có nghĩa mỹ lệ, cũng vừa mang ngụ ý là “hoa bách hợp” xinh đẹp, nên có thể nói đây là Trung – Tây kết hợp, được cả giới thượng lưu và bình dân ưa chuộng, vì vậy được phụ nữ người Hoa vô cùng yêu thích.

Nhưng bạn biết gì không? Từ “lily” trong tiếng Anh bắt nguồn từ tiếng Latin “lilium”, đây là một loại cây cảnh được trồng rộng rãi trên khắp thế giới, mà trong số nhiều chủng loại bách hợp thì loại nổi tiếng và phổ biến nhất có lẽ là Hoa bách hợp Đức Mẹ (Madonna lily).

Tên khoa học bằng tiếng Latin của Hoa bách hợp Đức Mẹ là Lilium candidum. Biệt danh của nó là “candidum” có nghĩa là “trắng tinh khiết”, vì vậy nó còn được gọi là bách hợp trắng, bách hợp hoa trắng.

Tại sao nó lại được gọi là Hoa bách hợp Đức Mẹ? Ngay từ thời Trung cổ, những giáo đồ Thiên Chúa ngoan đạo thường dùng loài hoa bách hợp trắng xinh đẹp tinh khiết này để thờ cúng tượng Đức Mẹ. Vì vậy, các thế hệ sau đã đặt cho loài hoa này một cái tên cao quý: Hoa bách hợp Đức Mẹ (Madonna Lily).

Nhân tiện, Madonna ở đây chính là Đức Mẹ Maria, là nhân vật chính của bài viết này. Vì loài hoa trắng thuần khiết được coi là biểu tượng của sự cao thượng thuần khiết nên trong nghệ thuật và thơ ca thời Trung cổ, nó thường được liên hệ với Đức Mẹ Maria.

Nostradamus và khải thị của Đức Mẹ

Nếu hỏi ai là nhà tiên tri chính xác nhất trong lịch sử, có lẽ phải công nhận đó là nhà tiên tri người Pháp gốc Do Thái – Nostradamus (1503-1566). Từ trong tập thơ tiên tri “Les Prophéties” (còn được dịch là “Các Thế Kỷ”) được viết bằng thể thơ tứ hành (bốn câu) được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1555, người ta đã thấy rất nhiều các tiên tri về các sự kiện lịch sử quan trọng, chẳng hạn như Đại Cách mạng Pháp, sự trỗi dậy của Napoleon, sự trỗi dậy của Hitler, phong trào chủ nghĩa cộng sản, sự kiện ngày 11 tháng 9, còn có nhà nghiên cứu đã diễn giải ra các dự ngôn về sự xuất hiện của xe lửa, máy bay, phim ảnh, bom nguyên tử, v.v.

Ảnh bác sĩ, nhà tiên tri người Pháp gốc Do Thái Nostradamus. (Ảnh thuộc Phạm vi công cộng)

Tên đầy đủ trong tiếng Pháp của Nostradamus là Michel de Nostredame, có ý nghĩa khá sâu sắc. Như chúng ta đều biết, Michael (Michel)là một trong những Thiên sứ quan trọng nhất trong Kitô giáo. Ông giữ vị trí lãnh đạo trong các Thiên sứ và được tôn xưng là Trưởng thiên sứ hoặc Đại thiên sứ (Archangel). Thân phận tôn quý này thậm chí được thừa nhận trong cả Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo. Đối với người Anh, cái tên quen thuộc nhất dành cho nam giới là Mike (Michael) và cái tên nữ Michelle đều bắt nguồn từ đây.

Bức tranh “Sự đọa lạc của các Thiên sứ nổi loạn” (The Fall of the Rebel Angels) của Luca Giordano (1660-1665)

Mà Nostredame, thực chất cũng là chỉ Đức Mẹ. Quý vị vẫn nhớ Nhà thờ Đức Bà Paris được gọi là Notre-Dame de Paris phải không? Tên gọi Michel de Nostredame của Nostradamus có nghĩa là “Michael, Trưởng thiên sứ của Đức Mẹ”, nhưng vai trò của các Thiên sứ không phải là truyền đạt ý chỉ và thông điệp của Thượng Đế sao?

Khi xem xét những lời tiên tri của Nostradamus, thấy rằng chúng thực sự ẩn chứa nhiều khải thị của Thần: Bởi vì nhân loại không còn tin vào Thần mà đi tới sa đọa và tai họa, chỉ có cách chân thành tin vào Thần, hành sự thuận theo Thiên ý thì cuối cùng mới có thể được cứu rỗi.

Đây là phiên bản “Các Thế Kỷ” những năm 80 của thế kỷ trước đọc rất thú vị mà tác giả đã mua từ một quầy sách cũ

Trong số 941 bài thơ tiên tri của Nostradamus, chỉ có một bài thơ nêu rõ ngày tháng cụ thể – “tháng 7 năm 1999”, được coi là bài thơ tiên tri bí ẩn nhất. Bài thơ có nội dung như sau:

The year 1999, seventh month,
From the sky will come a great King of Terror:
To bring back to life the great King of Angolmois,
Before and after Mars to reign by good luck.

Tạm dịch:

Tháng 7 năm 1999,
Để Đại vương Angolmois phục sinh,
Đại vương Khủng bố sẽ rơi từ trời xuống,
Đến thời trước sau Mars sẽ thống trị thiên hạ,
Nói là để có cuộc sống hạnh phúc cho mọi người.

Bởi vì trong bài thơ đã nói đến “Đại vương Khủng bố sẽ rơi từ trời xuống”, nên lúc đó có nhiều người nghĩ rằng nhà tiên tri đang miêu tả ngày tận thế sắp đến. Tuy nhiên vào tháng 7 năm 1999, dường như không có chuyện gì xảy ra, cả thế giới đã bình lặng trải qua ngày đó, nhiều người vì vậy mà tin rằng nhà tiên tri vĩ đại nhất đã tính toán sai lầm ở chỗ này.

Hiện tại hơn 20 năm đã trôi qua, hôm nay chúng ta cố gắng giải thích bài thơ này theo chữ nghĩa bề mặt. “Angolmois” trong “the great King of Angolmois” (Đại vương Angolmois) là biến thể của từ “Mongolais” (người Mông Cổ) trong tiếng Pháp cổ, do vậy tất nhiên để chỉ vị vua của người Mông Cổ là Thành Cát Tư Hãn. Sẽ có Đại vương Khủng bố rơi từ trời xuống.

Nhưng điều này cũng giống như những bài thơ tiên tri khác của Nostradamus, đều chỉ là một phép ẩn dụ.

Trên thực tế, ông đã nhìn thấy trước rằng vài trăm năm sau, Đảng Cộng sản sẽ phát động một cuộc đàn áp trên diện rộng đối với phong trào tín ngưỡng tinh thần Pháp Luân Công vừa mới xuất hiện ở Trung Quốc đại lục. Theo thống kê, số lượng người dân luyện tập Pháp Luân Công đã lên tới 100 triệu người vào thời kỳ đỉnh cao.

Có thể quan sát được từ trong lịch sử, đúng vào ngày 20 tháng 7 năm 1999 cuối thế kỷ trước, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là Giang Trạch Dân đã cố chấp hành động theo ý mình khi phát động cuộc đàn áp mang tính lịch sử đối với 100 triệu người dân Trung Quốc tin vào “Chân, Thiện, Nhẫn”. Cuộc đàn áp kéo dài hơn 20 năm đã gây ra thiệt hại không thể đo lường được cho xã hội Trung Quốc.

Theo giải thích của các cao nhân, “Đại vương Khủng bố” trong lời tiên tri trên thực chất là chỉ ĐCSTQ vốn luôn tuyên truyền thuyết vô thần và coi Thần là kẻ thù, còn “Mars” thực ra là từ đồng âm của Marx, chính là chỉ tổ tiên người Đức của Đảng Cộng sản. Đảng Cộng sản tuyên truyền thuyết vô thần và lấy chủ nghĩa Marx làm hình thái ý thức chủ yếu. Theo quan điểm của ĐCSTQ thì sự tồn tại của sinh mệnh cao cấp, thế giới Thiên quốc và chúng Thần được nói đến trong Pháp Luân Công là không thể dung hòa với tư tưởng của chủ nghĩa Marx.

Trong một bức thư gửi các lãnh đạo cấp cao trong nội bộ của ĐCSTQ năm 1999, Giang Trạch Dân đã viết: “Chẳng lẽ những người cộng sản sở hữu lý luận của chủ nghĩa Marx, tín phụng thuyết duy vật, thuyết vô thần lại không chiến thắng được những điều mà Pháp Luân Công tuyên truyền sao?” Câu phát biểu này được ghi lại trong quyển 2 của cuốn “Giang Trạch Dân văn tuyển”.

Kết quả là hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ phi pháp trong nhà tù, các trại tạm giam, bệnh viện tâm thần và trại lao động, phải chịu đựng sự tra tấn tàn bạo về thể xác và tinh thần. Càng đáng sợ hơn là cuộc đàn áp này đã dẫn tới một hình thức tà ác chưa từng thấy trước đây.

Theo kết quả cuộc điều tra độc lập của ông Ethan Gutmann, cựu nhân viên nghiên cứu thuộc viện nghiên cứu Hoa Kỳ, từ năm 2000 đến 2008, ước tính có khoảng 65.000 học viên Pháp Luân Công khỏe mạnh đã bị sát hại trong hoạt động thu hoạch nội tạng bí mật. Đây là một hành vi có tính hệ thống của chính phủ ĐCSTQ, biến việc cấy ghép nội tạng tại Trung Quốc trở thành một ngành công nghiệp lợi nhuận cao.

Đã hai mươi mấy năm trôi qua kể từ năm 1999, không biết những ai có thể hiểu được thiên cơ to lớn này?

Chúng ta hãy xem một khổ thơ khác (khổ 77, Thế kỷ thứ 8)

The third antichrist will be annihilated very soon,
twenty-seven years his war will last.
The unbelievers are dead, captive, exiled;
with blood, human bodies, water and red hail covering the earth.

Tạm dịch:

Kẻ chống Chúa thứ ba sẽ sớm bị tiêu diệt,
Cuộc chiến mà hắn khơi mào sẽ kéo dài hai mươi bảy năm.
Những người không tin hắn sẽ bị xử tử, cầm tù, lưu đày;
Máu, xác chết, nước và tiếng reo hò của màu đỏ sẽ phủ trùm mặt đất.

Khổ thơ này dự đoán sự xuất hiện của “kẻ chống Chúa” thứ ba trong lịch sử. Nhìn lại lịch sử, kẻ chống Chúa thứ nhất chính là kẻ đã khơi mào cuộc bức hại tín đồ Kitô giáo lần thứ nhất, bạo chúa La Mã – Nero. Nhân vật tương tự thứ hai chính là kẻ đã kích động cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai và tàn sát sáu triệu người Do Thái – Hitler.

Vậy, liệu có thể theo đó mà lý giải rằng: Lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân công khai đàn áp 100 triệu người dân tín ngưỡng Pháp Luân Đại Pháp chính là “kẻ chống Chúa” thứ ba không? Cuộc đàn áp do một tay ông ta gây ra vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay, và “Những người không tin hắn sẽ bị xử tử, cầm tù, lưu đày; Máu, xác chết, nước và tiếng reo hò của màu đỏ sẽ phủ trùm mặt đất” chính là miêu tả chính xác về cuộc đàn áp này.

Nhưng Nostradamus cũng đồng thời chỉ ra rằng “Kẻ chống Chúa thứ ba sẽ sớm bị tiêu diệt, Cuộc chiến mà hắn khơi mào sẽ kéo dài hai mươi bảy năm”. Tính từ năm 1999 khi “Đại vương Khủng bố rơi từ trời xuống”, liệu có phải có nghĩa là cuộc đàn áp này sẽ kéo dài cho đến năm 2026, rồi đột ngột kết thúc vào một thời điểm nào đó trong năm này khi Đảng Cộng sản rớt đài hay không? Chúng ta hãy cùng chờ xem nhé!

Có lẽ đây chính là khải thị và tiên tri quan trọng nhất mà Đức Mẹ đã để lại cho nhân loại thông qua sứ giả của bà tại nhân gian?

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/294875