Hội họa Trung Quốc: “Đánh thức”



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp

[ChanhKien.org]

Đôi lời của tác giả về bức tranh:

Tôi thấy thật vinh hạnh khi được mượn hình thức hội họa để chứng thực vẻ đẹp của Đại Pháp, từ đó có thể nâng cao nhận thức của bản thân về hội họa và cảnh giới sáng tác của mình. Bức tranh này sử dụng bút pháp thanh lục sơn thủy truyền thống, lấy hình thức ngụ ý để thể hiện nội hàm của tu luyện và giảng ra chân tướng. Đây là bức tranh sơn thủy có kích thước lớn nhất từ trước đến nay của tôi. Nhờ Đại Pháp khải ngộ, khai sáng trong quá trình sáng tác mà tác phẩm có khí mạch lưu động, năng lượng thuần tịnh, làm cho tôi rất cảm động. Tại đây, con xin cảm tạ Sư tôn đã từ bi bảo hộ và không ngừng nâng đỡ khải ngộ cho con.

Từ xưa đến nay, hội họa Trung Quốc luôn lấy việc thể hiện “ý” làm chủ đạo. Văn hóa Trung Quốc cũng mang đến rất nhiều nội hàm cho hoàn cảnh tự nhiên, ví dụ như tiết tháo (sự ngay thẳng) của cây trúc, ý chí của núi lớn, v.v., đã được giới tri thức từ bao đời nay ca tụng và thể hiện. Kể từ lúc hiểu ra các Pháp lý trong khi tu luyện Đại Pháp, tôi biết được những lý cao hơn và cảnh giới cao hơn trong vũ trụ, hiểu được rằng nghệ thuật đến từ Thiên quốc và hội họa là do Thần ban cho con người, nội hàm chủ yếu nên là thể hiện Thần. Trong bố cục của bức tranh này có vài ngọn núi lớn, nhưng lại không thể nhìn thấy toàn bộ ngọn núi, lấy núi làm ẩn dụ cho sự vô biên vô tế của Đại Pháp Đại Đạo, mà chúng ta chỉ có thể cảm nhận thấy một phần rất nhỏ trong đó. Ngọn núi nhìn không thấy đỉnh để ẩn dụ núi cao không biết được cao đến nhường nào. Chân núi bị che khuất là để chỉ núi sâu không đo được. Phía xa xa có một ngọn núi, trên núi có một tòa tháp trang nghiêm, là ám chỉ nó xa xôi nằm ngoài tầm với. Trên núi có thác nước chảy tụ lại thành hồ, hình dáng mặt hồ giống như Thái cực để tượng trưng cho chân lý vũ trụ được thể hiện trong Đạo gia. Thác nước đổ xuống hồ Thái cực không rõ nguồn gốc từ đâu là để ám chỉ trên Thái cực là Vô cực. Đại Pháp bao hàm cả Phật và Đạo, cho nên lấy hình thức mây để phác họa hình dạng chữ vạn. Những chi tiết này đều là bút tích như thần của tôi trong khi sáng tác, khó mà nhìn ra được, điều này cũng yêu cầu kỹ thuật hội họa. Cần có đôi mắt tinh tường mới có thể nhìn ra được.

Cận cảnh nơi sườn núi có khắc họa rõ nét một vị Thần tiên đang thổi sáo. Bên cạnh Ngài ấy là các sách Đại Pháp được đặt cung kính trên đài sen. Những người tu luyện chúng ta biết rằng vạn vật đều có linh, bức tranh cũng có sinh mệnh. Mỗi bức tranh sau khi hoàn thành sẽ tồn tại một thế giới chân thực ở không gian khác, vậy nên tôi đã chọn vẽ Thần, thông qua phương thức Ngài thổi sáo để mang năng lượng trong tranh xuất ra ngoài, khiến người xem được thụ ích. Những cây tùng ở cận cảnh tượng trưng cho vùng đất Trung Nguyên, lá của mỗi cây tùng tượng trưng cho một đệ tử Đại Pháp. Những dây tử đằng trên cây đại biểu cho chúng sinh được cứu, cũng tượng trưng cho vòng hoa của bậc vương giả. Ngược lại, những cây tùng trong sương mù thì bị làm cho nhạt đi, đại biểu cho thế nhân vẫn còn sống trong mê, đồng thời cũng ám chỉ những người tu luyện đang tu trong mê. Vị Thần tiên thổi sáo hướng về phía họ, đánh thức những chúng sinh này. Vì thế tên của bức tranh này gọi là “Đánh thức”.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/148284



Ngày đăng: 13-05-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.