Sinh mệnh của con người rất quan trọng, nhưng nơi đi về của linh hồn càng quan trọng hơn
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp hải ngoại
[ChanhKien.org]
Người ta thường nói rằng: Tôi không tin gì cả, còn sống thì cứ làm, chết là hết. Con người sớm muộn gì rồi cũng chết mà.
Tất nhiên con người tin gì và không tin cái gì là lựa chọn của bản thân mình. Thế nhưng con người chết đi cũng không phải thực sự như ngọn đèn đã tắt. Trong Phật giáo giảng lục đạo luân hồi, có kiếp này, có kiếp sau, có thiên đường, có địa ngục. Khoa học hiện nay cũng đã phát hiện con người là có linh hồn.
Từ thế kỷ 20 đến nay, ở phương Tây có các học giả và tác phẩm nổi tiếng nghiên cứu về luân hồi chuyển thế như: “20 ví dụ chứng minh về luân hồi” (Twenty Cases Suggestive of Reincarnation)và “Đứa trẻ nhớ được tiền kiếp” (Children Who Remember Previous Lives) của bác sĩ tâm thần Ian Stevenson, hay Many Lives, Many Masters của Brian Leslie Weiss. Trong sách, các nhà nghiên cứu đã sử dụng những thực nghiệm khoa học nhiều lần, các báo cáo điều tra đáng tin cậy, những ví dụ vô cùng xác thực phong phú và suy luận logic chặt chẽ để chứng minh rằng luân hồi chuyển thế của nhân loại là hiện tượng chân thực của sinh mệnh đã tồn tại rất lâu trong nhân loại, cũng không phải là điều hư cấu và ngụy khoa học.
Trong lịch sử ở Trung Quốc, khái niệm về luân hồi đi sâu vào lòng người, đã là lý thuyết đầy đủ. Mọi người tin tưởng sâu sắc vào luân hồi, dùng luân hồi để lý giải về thế giới, dùng luân hồi để nhận biết về vũ trụ, hình thành nên thế giới quan về luân hồi. Trong sách cổ có ghi chép lại sự tồn tại của rất nhiều danh nhân luân hồi chuyển thế. Ví dụ: Đường Huyền Tông kiếp trước từng là tăng nhân giỏi về âm nhạc, Tô Đông Pha kiếp trước từng là hòa thượng trong một am thiền ở ngoại ô Tiền Đường Môn, Hoàng đế Thuận Trị nhà Thanh kiếp trước từng là lão tăng ở núi Nga Mi.
Nổi tiếng nhất chính là: Câu chuyện Bạch Khởi chuyển sinh làm heo. Thời Chiến Quốc, đại tướng nước Tần là Bạch Khởi sau trận chiến Trường Bình đã tàn nhẫn giết hại chết bốn mươi vạn hàng binh không tấc sắt của nước Triệu, bởi vậy tạo thành nợ nghiệp đời đời kiếp kiếp khó mà hoàn trả hết. Theo truyền thuyết nhân gian, hàng ngày lúc mọi người giết lợn phát hiện ra dưới cọng lông mao lợn, bên trên da heo có 2 chữ Bạch Khởi, tin rằng đây là do Bạch Khởi giết người quá nhiều, phải chuyển sinh làm súc sinh bốn mươi vạn lần để con người làm thịt mới có thể hoàn trả nợ giết hàng binh nước Triệu khi trước.
Sau khi Đảng cộng sản nắm quyền, tuy rằng nó đã cưỡng ép thuyết vô Thần lên người Trung Quốc, thế nhưng sâu thẳm trong nội tâm của rất nhiều người Trung Quốc, vẫn tin rằng con người là có linh hồn, cần phải chuyển sinh. Nếu không thì tại sao con người sau khi chết rồi cần phải “cúng tuần” đốt vàng mã chứ? hơn nữa phải qua hết bảy lần “cúng tuần”, tức bốn mươi chín ngày, mới được tính là hoàn toàn đưa tiễn linh hồn rồi. Chứng minh con người chết rồi, linh hồn bất diệt.
Như vậy tiêu chuẩn nơi trở về của linh hồn là gì đây? Lên thiên đàng, hay xuống địa ngục? Hay là chuyển sinh thành động vật, thực vật? Tiêu chuẩn để đánh giá là gì, chuẩn mực là gì đây chứ? Chính là dựa trên những gì con người làm khi còn sống.
Theo văn hóa truyền thống nói cho mọi người nên trọng đức hành thiện, vì vậy khi đối mặt với cường quyền, bạo lực có thể phân biệt đúng sai, giữ vững lương tri, người như vậy, linh hồn sẽ có một nơi trở về tốt đẹp; trái lại, vì lợi ích thế gian, làm chuyện xấu không có bất kỳ cái gì ước thúc, đứng trước cường quyền bạo lực không phân phải trái, vì bảo vệ bản thân một mực thỏa hiệp, im lặng, thậm chí giúp người xấu làm điều ác, góp sóng vào bão. Người thuộc dạng này, linh hồn sẽ đi xuống địa ngục hoàn trả tội nghiệp. Con người vô luận làm cái gì, đều là làm cho mình.
Theo văn hóa truyền thống giảng: thà khuấy nước Tam Giang, không quấy nhiễu tâm người tu Đạo. Nếu đánh mắng tăng nhân, báng bổ Phật Pháp, thì phải hạ xuống mười tám tầng địa ngục cũng hoàn trả không hết tội nghiệp.
Pháp Luân Công là Phật gia tu luyện Đại Pháp, Đảng cộng sản bức hại Pháp Luân Công 24 năm rồi. Học viên Pháp Luân Công mạo hiểm đối mặt với nguy hiểm bị bắt, bị đánh, bị bắt ép lao động khổ sai, bị phán xử, bị tàn phế, bị điên, mổ cướp nội tạng sống để nói cho mọi người về chân tướng của Pháp Luân Công. Vì sao? Chính là sợ rằng mọi người sẽ bị lời dối trá lừa gạt, bị bạo lực của kẻ cường quyền, mà góp sức trợ giúp đưa đẩy, phỉ báng Phật Pháp thậm chí bức hại người tu Phật, giúp người xấu làm điều ác, từ đó tạo cho mình tội lớn vô biên. Người như vậy, một khi tử vong, linh hồn liền sẽ ở trong địa ngục, phải chịu đựng trong thống khổ vô tận, để trả nợ! Thời gian ở nơi đó, không biết so với thế gian phải dài bao nhiêu lần đây!
Tất cả mọi người quen thuộc người dẫn chương trình La Kinh của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc, lúc còn sống vì đứng cùng Đảng cộng sản, vì bán mạng cho Đảng cộng sản, truyền đi bản tin nói dối bịa đặt vu khống Pháp Luân Công, đầu độc vô số người Trung Quốc. Hiện thế báo ứng đến rất nhanh, La Kinh 48 tuổi liền mắc phải ung thư khoang miệng mà chết rồi. Nghe nói khi còn sống không thể nói chuyện, uống một chút nước cũng vô cùng đau đớn. Nhưng mấu chốt là “chết” đối với những người thù oán Phật Pháp và báng bổ Phật Pháp như ông ta thì cũng không có nghĩa là giải thoát! Không phải nói rồi là hết, một mạng trả trăm mối nợ! Theo lời kể của một người có công năng, linh hồn của La Kinh bị đủ loại hình phạt tra tấn ở địa ngục, hơn nữa không chỉ là bị trừng phạt một lần! Phải trải qua những hình phạt như “bỏ vạc dầu” v.v. như dân gian vẫn nói, linh hồn của ông ta từng phút từng giây đều đang rõ ràng minh bạch, thiết thiết thực thực chịu đựng những hình phạt đó! Loại đau khổ này không cách nào có thể dùng ngôn ngữ của con người để hình dung!
Việc làm của mỗi người trên thế gian sẽ quyết định nơi trở về của linh hồn, như vậy đứng trước thiện ác, đối mặt với thị phị, giữ vững lương tri thiện niệm trong lòng mình đó có phải là sự cứu rỗi linh hồn không, chẳng phải là đang cứu rỗi vĩnh viễn sinh mệnh của mình sao!
Như vậy nơi quay về của linh hồn một người chẳng phải là quan trọng hơn sinh mệnh ở trên thế gian phải không?!
Ngày đăng: 07-12-2023
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.