Lại nói về việc viết bài chia sẻ

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục

[ChanhKien.org]

Đọc trang Chánh Kiến Net thấy các đồng tu chia sẻ thể hội về làm thế nào để viết được những bài viết chất lượng cao, có giá trị tham khảo tốt cho mọi người, tôi cũng muốn bàn về vấn đề này từ một góc độ khác.

Trong bài “Thanh tỉnh” – Tinh Tấn Yếu Chỉ, Sư phụ giảng rằng:

“Tôi vẫn thường giảng rằng một người nếu hoàn toàn muốn tốt cho người khác, chứ không có bất kể chút nào mục đích hoặc nhận thức của mình, thì lời nói ra sẽ khiến người nghe rơi lệ. Tôi không chỉ là dạy chư vị Đại Pháp, tác phong của tôi cũng là để lưu lại cho chư vị, ngữ khí, thiện tâm trong công tác, thêm vào đó là đạo lý có thể cải biến nhân tâm, chứ mệnh lệnh vĩnh viễn không thể!

Trong tâm người ta không phục mà chỉ là phục tùng ở bề ngoài, như vậy khi nhìn không thấy thì vẫn hành sự theo ý nguyện của chính mình”.

Trong bài “Công năng là gì” – Tinh Tấn Yếu Chỉ II, Sư phụ cũng giảng:

“Tầng là chỗ tâm tính quyết định; nói cách khác, khi sử dụng công năng thì chính niệm phải mạnh”

Còn trong kinh văn Giảng Pháp tại Pháp hội Canada năm 2001, về vấn đề phát chính niệm Sư phụ có giảng rằng:

“Vào lúc này trạng thái chính xác về mọi phương diện biểu hiện của chư vị và các hành động của chư vị tại các chủng trạng thái như thế nào đều được lưu lại lịch sử; vậy nên nó đóng vai trò hết sức then chốt. Tất nhiên, khi chúng ta thanh trừ tà ác, mọi người cần chú ý, [nếu] ôm giữ tâm lý hiển thị, ôm giữ cái sợ của người thường, hoặc giả có niệm đầu chẳng thuần {thuần tịnh}, [thì] mục đích không thể đạt được. Tại sao chư vị có năng lực ấy? Bởi vì chỉ người tu luyện vĩ đại mới có thể có được năng lực như vậy. Nhưng ngay khi chư vị xuất ra một niệm này {chấp trước}, thì nó không thể nào [là niệm] mà người tu luyện vĩ đại có thể xuất ra”.

Quá trình chúng ta viết bài chia sẻ ấy có phải cũng là một quá trình giống như khi phát chính niệm và dựng lập chính kiến ​​cho mình hay không? Lúc mới bắt đầu, chúng ta cũng có thể trước tiên:

“Trong ý niệm thanh trừ những tư tưởng niệm đầu không tốt trong tư tưởng, nghiệp lực cùng quan niệm không tốt, hoặc những can nhiễu từ bên ngoài” (Giảng Pháp tại Pháp hội Canada năm 2001)

Trong quá trình viết, tâm thái càng hoà ái, càng thuần tịnh thì càng tốt, khi trong tâm chứa đầy thiện niệm và từ bi thì phía tu luyện tốt của chúng ta sẽ khởi tác dụng được tốt, và bản tính của chúng ta sẽ hiển lộ ra một cách tự nhiên, những bài viết như vậy sẽ lập tức có thể động đến phần vi quan của sinh mệnh người đọc, đây chẳng phải là công năng hay sao? Do vậy với năng lực ngôn ngữ mà Đại Pháp ban cấp cho chúng ta, chúng ta cũng nên vận dụng cho tốt.

Người xưa có câu rằng: “Văn chương bản thiên thành, diệu thủ ngẫu đắc chi” (văn chương là thứ vốn đã hình thành, người viết chỉ là ngẫu nhiên đạt được). Trên thực tế, “linh cảm” có nguồn gốc từ sự tham gia của phó ý thức, khi chúng ta càng sử dụng bộ não hoặc càng chấp trước vào điều gì đó thì những thứ của con người trong bài viết sẽ càng nhiều, những điều được viết ra sẽ càng bất thuần, càng không tốt. Kỳ thực việc viết văn cũng giống như việc học Pháp, chúng ta không nên ôm giữ lối nghĩ muốn giải quyết cho kỳ được vấn đề mà viết. Đệ tử Đại Pháp chúng ta là tu luyện chủ ý thức, mọi thời khắc bảo trì chủ ý thức mạnh mẽ là điều chúng ta càng cần làm được hơn trong quá trình tu luyện, còn việc buông lơi chủ ý thức để phó ý thức khởi tác dụng thì rõ ràng là sai.

Tôi mong rằng các đồng tu chúng ta đều có thể làm được như yêu cầu của Sư phụ:

“Tôi đã xem những bài trên Minh Huệ Net, những bài của đệ tử Đại Pháp trên Tân Sinh Net và các phương tiện truyền thông khác, [qua đó thấy rằng] chư vị có một số bài viết kiệt tác, có lý luận có căn cứ, tư tưởng sáng sủa mạch lạc, lý luận sắc bén, thật sự có tác dụng trấn ác, hơn nữa chuẩn mực cũng rất cao” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC [2001])

Một chút thể hội, xin được giao lưu cùng các đồng tu.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/11520