Khám phá phong thủy (10): Tạng

[ChanhKien.org]

Chữ 藏 đọc là “tàng”, cũng đọc là “tạng”. Các thầy phong thủy chân chính trong giới phong thủy đều biết: chữ 葬 (táng, chôn cất) cũng liên thông với chữ 藏 (tạng, tàng). Vì sao kinh điển Phật gia được gọi là Đại Tạng Kinh, và kinh điển Đạo gia gọi là Đạo Tạng? Chữ Tạng này, là có bao nhiêu bí mật được ẩn tàng (ẩn giấu) phía sau?

Y học hiện đại phát hiện rằng, bộ não con người chỉ được khai thác sử dụng đâu đó khoảng 5%, ngay cả một vĩ nhân như Einstein cũng chỉ khai thác đến 10%, còn lại 90% bộ não luôn ở trạng thái ngủ đông, bộ phận đại não này ẩn chứa bao nhiêu bí mật mà người đời không ai biết rõ? Khoa học nhân thể ra đời và phát triển từ những năm 80 thế kỷ trước, đã phát hiện và thừa nhận rằng con người có ít nhất sáu loại năng lực tiềm tại (ẩn giấu bên trong). Thuật thôi miên cổ xưa có thể khiến một bộ phận đại não của con người bình thường ở trạng thái ngủ đông hoạt động trở lại, có những người trong trạng thái thôi miên có thể nhìn thấy cảnh tượng thời thơ ấu của mình, và những trải nghiệm kiếp trước. Bộ não giống như cái tủ lưu trữ để cất giữ đồ, mỗi tầng lại có một khoảng ngăn cách gọi là “sự lãng quên”, những kinh nghiệm và ký ức đời đời kiếp kiếp của con người đều được lắng đọng, đóng kín lại và lưu giữ ở các tầng trong chiếc tủ này. Vì vậy mà tự ngã thực sự của con người bị phủ bụi lên một cách tầng tầng lớp lớp.

Nếu mỗi người chúng ta đều có thể đem trí huệ được ẩn tàng (cất giấu) trong đại não hoặc trong thân thể khai phát ra, “quan sát” được những ghi chép chân thực trong lịch sử đã được “ẩn tàng” kia, như vậy thế giới sẽ ra sao?!

Trung Quốc có câu ngạn ngữ này: “Diêm Vương bảo anh canh ba chết thì sẽ không lưu anh lại đến canh năm”, cũng chính là nói, mỗi người sống đến bao nhiêu tuổi, và họ sẽ ra đi (chết) theo phương thức nào, đều là có an bài trong đó cả, là định số từ Thiên thượng rồi. Khi một đoạn tiến trình sinh mệnh được Thiên mệnh an bài kết thúc, đem nó chôn xuống, chính là tương đương với đem hết thảy những sự việc liên quan đến sinh mệnh này chôn vùi đi, đồng thời được dùng như là để lưu giữ lại một loại ký ức lịch sử của người đó.

Chúng tôi đã phát hiện một tình huống, vào lúc chôn cất cuối cùng của sinh mệnh con người thế gian, ở không gian rất thâm sâu đối ứng với chỗ địa huyệt được dùng để an táng, thì hình tượng sinh mệnh này sẽ được bảo tồn ở đó, giống như một tác phẩm điêu khắc được chôn trong không gian thâm sâu đó. Tác phẩm điêu khắc này có chút giống với những bức tượng đất nung được chôn trong cung điện dưới lòng đất của Tần Thủy Hoàng. Nếu như bạn có năng lực đánh thức những bức tượng đất nung kia, thì bạn cơ bản là có thể liễu giải được hết thảy mọi thứ trong tiến trình sinh mệnh lần đó của sinh mệnh này, điều tốt, điều xấu, những việc làm hàng ngày, và toàn bộ những trải nghiệm trong cuộc đời của người này.

Chúng ta biết rằng, một người A nào đó trong rất nhiều không gian đều có một người A đó, cùng với người đó đồng thời sinh ra, đồng thời mất đi, làm các việc đại thể là tương đồng. Đạo gia còn giảng, con người có nhục thân, còn có thức thần, nguyên thần, cho đến các chủng các dạng sinh mệnh thể tồn tại. Nghĩa là quá trình tạo thành sinh mệnh là tương đối phức tạp.

Từ một tầng thứ nào đó mà nhìn, một vị thầy phong thủy thực sự có bản sự, thì loại năng lực đó rất mạnh mẽ, và năng lượng cũng rất lớn, họ có thể đánh thức được những bức tượng đất nung kia. (Lưu ý: Đây là dùng cách nói mà mọi người có thể hiểu được để biểu đạt, chứ tình huống thực tế còn phức tạp hơn rất nhiều). Khoa học hiện đại đã phát hiện ra, một người có công năng đặc dị, trên thân thể họ có năng lượng và tính phóng xạ rất mạnh mẽ, là không giống như vật lý cao năng lượng mà con người biết hiện nay, những năng lượng và tính phóng xạ này có thể căn cứ theo ý chí của bản thân người đó mà thu phóng tự do như ý. Bản thân những người có năng lượng này đã có sẵn sức sống mạnh mẽ, hoặc là có sẵn nhân tố sự sống bên trong, cho nên nó có thể giúp chữa lành bệnh tật cho con người, chúng ta có thể hình dung một chút, nếu các vị Thần là những khí công sư có cảnh giới tầng thứ cao hơn nữa, và năng lượng lớn hơn, như vậy họ rất có thể khiến cơ thể con người vốn được tạo ra bằng vật chất ấy, thông qua việc được quán thâu những năng lượng kia mà trở thành cơ thể có sinh mệnh. Những người có năng lực rất mạnh lấy năng lượng cường đại kéo lên thân những bức tượng đất nung kia thì sẽ chuyển chúng thành những cơ thể sống. Nó chính là giống như chiếc xe hơi, nếu thêm xăng vào thì có thể hoạt động, có thể chạy được vậy.

Mỗi người đều có một chủ nguyên thần, đó chính là chủ thể của sinh mệnh, nắm giữ và chủ quản hết thảy sinh mệnh của họ, bao gồm cả lịch sử quá khứ. Cho nên nói rằng người tu luyện thông qua “quan sát” đối với bản thân, từ đó cũng có thể biết về vũ trụ, thời không, cho đến một số sự việc trong lịch sử. Cái gì mà “biết những việc cách đây một ngàn năm, biết các việc xảy ra năm trăm năm sau này” thực ra cũng không phải là mê tín, là thực sự có thể làm được vậy.

Tạng (ẩn tàng), cũng liên thông với tạng (tạng phủ), là các cơ quan bên trong, được ẩn tàng bên trong. Trung y giảng về lục phủ ngũ tạng, thậm chí là ở lục phủ ngũ tạng mỗi bộ phận đều có các vị Thần tồn tại. Như trước đây chúng ta đã biết, thân thể con người là có mối quan hệ đối ứng với đại địa. Vậy rất nhiều người có thể nói, có phải hay không rằng đây chỉ là phỏng đoán và suy luận của các ông, có cơ sở thực tế hay không?

Trên thực tế, phát hiện của một số người hiện đại thật trùng hợp có thể chứng minh được điểm này, ví dụ như có người kiểm tra tỉ mỉ lớp vỏ lục địa và sơ đồ hình vẽ các cơ quan nội tạng của cơ thể người, rồi tiến hành so sánh, sau đó phát hiện: châu Nam Cực và bộ não người không những ngoại hình giống nhau, hơn nữa còn vô cùng tương đồng: châu Tây Nam Cực là đại não, châu Đông Nam Cực là tiểu não và bán đảo từ châu Đông Nam Cực kéo dài đến châu Nam Mỹ là thân não. Tiếp theo là đến ngũ tạng: châu Úc là Tâm tạng (trái tim), châu Phi và châu Nam Mỹ là Phế tạng (lá phổi), lục địa Á-Âu là Can tạng (lá gan), tiểu lục địa Nam Á là Đảm nang (túi mật) dưới gan, dãy núi Ural là dây chằng phân chia trái phải và cố định vị trí của lá gan, phần đại lục Bắc Mỹ là Tỳ tạng (lá lách) và đảo Greenland là Thận tạng (quả thận).

Ngoại trừ việc lục địa Á-Âu và Can tạng (lá gan) ở hướng ngược nhau ra, thì toàn bộ vị trí của các lục địa trên địa cầu đều tương quan đối ứng với các vị trí của ngũ tạng trong thân thể. Sự trùng hợp khéo léo này không phải là một sự gợi ý rõ ràng về mối liên quan giữa địa cầu và thân thể người hay sao ?

(Còn tiếp)

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/126130