Tâm đắc trong 20 năm tu luyện

Tác giả: Ngân Lam, đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục

[ChanhKien.org]

Trong 20 năm tu luyện, hồi ức lại, tôi thấy mọi việc vô cùng ý nghĩa, cũng có những điều không muốn nhắc lại nữa, có những điều càng ngẫm càng thấy tâm đắc, sức mạnh to lớn vô cùng. Từng cánh cửa trí huệ đã được mở ra cho tôi, những điều đắc được trong tu luyện quả là rất an vui. Bài viết dưới đây chủ yếu là kể về tâm đắc của tôi từ ba phương diện, trước là muốn báo cáo tới Sư phụ, sau là giao lưu cùng các đồng tu, nếu có chỗ nào chưa đúng với Pháp, mong các đồng tu từ bi chỉ giúp.

1. Thay đổi tâm thái, từ tu ngoại đến tu nội

Tôi là một giáo viên, tự cho rằng mình là một người vô thần đúng nghĩa. Vào kỳ nghỉ lễ năm 1983, bảy người bạn học lớp chúng tôi cùng nhau đi du lịch tới núi Nga Mi và đã ghé qua rất nhiều ngôi chùa. Nhưng vì tôi không tín Thần, nên đã nói ra những lời mạo phạm cũng như có những hành vi xúc phạm Thần Phật, khiến mọi người vô cùng tức giận. Chính vào lúc tôi cao ngạo, tuy không nhìn thấy nhưng tôi cảm nhận được dường như mình bị trừng phạt, tôi bị ngã từ trên cao xuống và bất tỉnh. Ban đầu tôi chỉ nghe thấy tiếng mắng và tiếng khóc rất hỗn loạn. Một lúc sau, tất cả âm thanh đều biến mất, chỉ còn lại một cảm giác rằng: Tôi có duyên với Phật, không thể bất kính với Phật được. Khi tôi tỉnh dậy, lại nghe thấy những lời mắng mỏ, những tiếng khóc lóc kia, nhưng tôi chẳng đoái hoài gì, chỉ là trong tâm nghĩ mình không tin Phật, làm sao lại có duyên với Phật đây? Trên đường xuống núi, trong vô thức tôi lại bị ngã nhào, khiến xương mắt cá chân bị gãy. Bạn đi cùng giận tôi lắm, mọi người lo lắng đến cuống cuồng, mà tôi lại thản nhiên, bởi vì lúc tôi trượt ngã có một âm thanh nói với tôi rằng: “Hãy yên tâm, sẽ có người tới cứu con”. Quả đúng là phía xa xuất hiện một người đi về phía chúng tôi, khi đi tới gần, còn đeo trên lưng một cái gùi. Tôi nhanh chóng nhờ anh ấy giúp đỡ. Anh ấy nói, anh ấy đến để cõng người, muốn tôi thanh toán giúp phiếu mua một cân lương thực, khoảng 20 nhân dân tệ. Tôi được cõng từ trên núi tới một bệnh viện, vị bác sĩ kia giống như là có thù với tôi vậy, dùng hết sức để vặn chân tôi, khiến tôi đau đến suýt ngất. Khi đó tôi có chút hối hận, hối hận vì thấy mình không nên nói năng lung tung.

Nhiều năm trôi qua, một ngày tại nhà của em trai vào năm 1997, cháu gái tôi cũng bị gãy xương mắt cá chân, tôi và mẹ cùng đến chăm cháu. Ngày hôm đó, tôi rất muốn đọc sách, muốn đến độ tâm thần không yên. Tôi liền đi lật xem qua giá sách của em trai, trên đó ngay cả một cuốn sách về khoa học xã hội cũng không có, mà chỉ toàn là sách kỹ thuật chuyên môn. Tôi sốt ruột đến mức khó chịu, liền trách em mình không có EQ (chỉ số cảm xúc), ngay cả một quyển sách về xã hội cũng không có, v.v. Mẹ tôi nghe vậy liền nói: “Con nói các em làm gì?” Tôi nói con muốn đọc sách, nhưng ở đây không có sách để đọc. Mẹ tôi nói sao không đọc sách của mẹ, tôi nói rằng, chính những sách luyện khí công đó con mới không xem. Mẹ tôi nói bà lại mua một quyển sách mới, không phải những quyển cũ nữa, nhưng tôi cũng không muốn xem. Tôi thấy rất kỳ lạ, từ trước đến nay tôi chưa bao giờ có cảm giác muốn đọc sách đến vậy, tôi cũng không phải kiểu người ham học, vì sao lại sốt ruột đến vậy cơ chứ?

Lúc đó, trong đầu tôi dường như có một giọng nói muốn nhắc tôi rằng: “Có thể cầm lên xem qua một chút”. Tôi liền nói: “Mẹ đưa con, để con xem thử xem”. Khi mẹ đưa sách cho tôi, tôi còn chưa kịp nhìn tên cuốn sách đã vội vàng mở trang đầu tiên và nhìn thấy dòng chữ: “Phật Pháp là tinh thâm nhất…”. Khi vừa nhìn thấy chữ “Phật”, tôi lại nhớ về chuyện trên núi Nga Mi, tôi nhìn một cái thì thấy tên của cuốn sách là “Chuyển Pháp Luân”. Tôi ngập ngừng một chút rồi đọc tiếp. Tôi vừa đọc, vừa lấy bút gạch chân những đoạn mà tôi ưa thích và tán đồng. Tôi đọc liền một mạch, tới khi gần hết mới thấy trong sách viết rằng: “chư vị dám tuỳ tiện vẽ lên đó là sao?” (trích Chuyển Pháp Luân). Tôi trách mẹ vì sao không nhắc tôi. Bà nói: “Mẹ cũng chưa đọc qua cuốn sách này, làm sao biết là không được viết lên đó”. Mẹ tôi đến sách còn chưa đọc, chỉ mới luyện công mà bệnh tật trên toàn thân thể như phong thấp, v.v. đều đã khỏi rồi. Tôi cảm thấy rất thần kỳ! Những điều trong sách viết cũng rất có đạo lý, chỉ là dưới ảnh hưởng của thuyết vô thần tôi vẫn có một chút mơ hồ. Nhưng dù sao thì tôi đã cùng mẹ tới lớp học để xem băng giảng Pháp của Sư phụ. Trong quá trình xem, nhiều vết chai trên bàn chân tôi có cảm giác rất đau, khi tôi trở về thì chúng đã biến mất. Từ đó tôi đã quyết định theo mẹ học Đại Pháp, phối hợp cùng mọi người đi khắp nơi hồng Pháp, dành tất cả ngày nghỉ và ngày lễ cho việc hồng Pháp. Có khoảng 10 huyện thành mà ở đó số người học tăng lên rất nhanh, trong khoảng hai năm các nơi đã lập được các trạm phụ đạo Pháp Luân Công.

Khi cuộc đàn áp bắt đầu vào năm 1999, chúng tôi đã giảng chân tướng và đến Bắc Kinh để duy hộ Pháp. Khi đó, tôi vẫn có chút mơ hồ đối với việc tu luyện, chỉ là có lòng cảm ân với Đại Pháp, cảm ân với Sư phụ, hết thảy động lực đều đến từ sự cảm kích và niềm tin vào Sư phụ. Tu luyện là gì? Tuy tôi có thể nói được một số đạo lý, nhưng không áp dụng được vào thực tế, không biết nên tu thế nào; không biết giữ tâm thái ra sao khi đối mặt với con người thế gian hay khi đối mặt với cảnh sát. Tôi chỉ biết Đại Pháp là tốt và Sư phụ là tốt! Pháp Luân Công không hề sai, chính phủ mới sai. Khoảng 20 người ở địa phương tôi đã chia thành hai tốp để đến Bắc Kinh thỉnh nguyện. Chúng tôi đã để lại những bức thư viết về chân tướng cho người nhà, cho đơn vị công tác và chính quyền địa phương rồi mới lên đường. Tôi cho rằng chính phủ không biết chúng tôi là người tốt, không hiểu về Pháp Luân Công nên mới đàn áp chúng tôi. Chúng tôi cần giải thích rõ với chính phủ và cảnh sát, khi họ hiểu được chúng tôi là người tốt thì sẽ không đàn áp nữa. Không ngờ chúng tôi còn bị bức hại nghiêm trọng hơn, bị tra tấn bằng nhiều hình thức khác nhau hay nhiều lần bị bắt, bị kết án, v.v.

Sau này từ trong Pháp tôi minh bạch được rằng, bởi vì Đại Pháp quá chính nên mới bị đàn áp. Thuốc độc vẫn là thuốc độc, đối với tà ác thì chỉ có thể thanh trừ nó chứ không thể thay đổi nó, v.v. Tôi ý thức được rằng suy nghĩ của tôi không chỉ là ngây thơ mà còn đã thừa nhận cái “vĩ đại, quang vinh, chính xác” của tà đảng một cách biến tướng, đã mù quáng ôm hy vọng vào tà đảng, ôm hy vọng vào con người. Bởi nhiều năm bị tẩy não trong văn hoá đảng, tư tưởng đấu tranh trong đầu não tôi bị kích động nên đã cho rằng đây là vận động bức hại giữa người với người, từ đó hình thành nên tâm lý đối lập với người bức hại chúng tôi. Đối với quan chức các cấp đến thuyết phục tôi, tôi nói thẳng rằng các ông hãy làm tốt chức trách của mình, đừng đến quản việc tín ngưỡng của tôi, tôi không phải người xấu. Đối với người nhà, tôi có thể vạch ra một ranh giới rõ ràng để không liên lụy đến họ. Đối với người của phòng 610 địa phương đến nhà lao gặp chúng tôi, tôi nói thẳng rằng: “Các vị thuộc tổ chức phi pháp vượt trên cả cơ quan công an, kiểm sát, tòa án, tôi không có gì để nói với các vị”. Đối với những cảnh sát đến phòng giam tìm tôi nói chuyện thì tôi liền ngỏ ý muốn họ rời đi. Cảnh sát hỏi tôi rằng đây là nơi nào cô biết không? Tôi nói tôi biết đây là nhà tù, nhưng ở phòng giam này tôi là chủ, tôi có quyền cho các anh ra ngoài. Có cảnh sát hỏi tôi rằng có phải muốn làm Lưu Hồ Lan? Tâm thái tôi khi đó như đang ở nơi chiến trường, giống như trải qua một cuộc vận động oanh liệt, hoàn toàn là tu trên bề mặt của con người.

Ma luyện trong 20 năm, tôi dần hiểu được nội hàm của tu luyện. Tu luyện là tu chính bản thân mình, là tu bỏ đi những thứ bất hảo được hình thành từ hậu thiên, để bản tính tiên thiên hiển lộ ra, theo Sư phụ về nhà. Tất cả những chấp trước và dục vọng mà chúng ta cần tu bỏ đều không phải là những thứ mà bản thân mang theo lúc tiên thiên, mà chúng là những thứ hình thành lúc hậu thiên, nó không phải chân ngã, mà là giả ngã. Khi ở trong mâu thuẫn, chấp trước và dục vọng đều không phải là thứ mà người khác đẩy sang chúng ta, mà chúng là ma tính của tự thân, cái ác của bản thân bị dẫn động mà bộc lộ ra, đó là để chúng ta nhìn thấy nó, trong khi nhẫn mà xả bỏ nó. Vì vậy không phải là đang nhẫn với người khác mà là với chính mình, nhẫn trước những chấp trước và dục vọng của bản thân. Trước đây tôi luôn hướng ngoại tìm lỗi ở người khác, cảm thấy mình đang nhẫn chịu người khác, còn nói rằng đã tới mức nhẫn vô khả nhẫn rồi! Tâm oán hận, tâm tật đố, tâm tranh đấu, v.v. đều xuất ra. Đây rõ là ma tính và ác niệm của bản thân, còn nghĩ là người khác quăng chúng đến cho mình mà oán hận họ. Kỳ thực, người khác chỉ là đang giúp đỡ phối hợp để chúng ta bộc lộ ra những thiếu sót của bản thân mà thôi. Bởi vậy Sư phụ mới yêu cầu chúng ta hướng nội tìm, tìm ở bản thân, người ta như vậy là đang giúp mình, phải cảm ơn họ! Sư phụ giảng:

“‘Phật tính nhất xuất, chấn động thập phương thế giới’. Ai mà nhìn thấy, [thì] đều [muốn] giúp người kia, giúp một cách vô điều kiện”. (Chuyển Pháp Luân)

Tôi ngộ được rằng những người ở xung quanh đều là đến để giúp chúng ta, bất kể họ là người thế nào, đều là đến giúp chúng ta. Có người đến để giúp tôi vượt qua quan nạn, có người giúp tôi nhận thức được bản thân và nhìn ra thiếu sót của mình. Còn những người ác tới bức hại tôi, cũng là cấp cho tôi cơ hội phản bức hại và phủ định cựu thế lực. Đồng thời cũng là Sư phụ đang lợi dụng để xem đệ tử có đạt hay không. Tôi dần minh bạch được rằng nhân loại nơi đây là một ngôi chùa lớn, còn gia đình là một ngôi chùa nhỏ, đều là trường sở tu luyện chứ không phải chiến trường. Tâm thái tu luyện của tôi cũng theo đó mà trở nên rộng mở hơn, bắt đầu tịnh tâm thực tu, cũng là chuyển từ việc tu ở bề mặt bên ngoài vào tu bên trong.

Tuy ở trong trại giam một thời gian rất dài, nhưng tôi vẫn chưa có nhận thức rõ ràng về việc phủ nhận hoàn toàn cựu thế lực. Vào ngày đầu tiên khi rời nhà ngục, cảnh sát đã tìm tôi và hỏi hai câu hỏi. Câu hỏi thứ nhất là: “Cô đã ở trong trại giam gần 10 năm, chưa ngày nào luyện công, cũng chưa từng mắc bệnh, vậy có phải sau khi ra tù thì không cần luyện công cũng sẽ không mắc bệnh nữa?” Tôi trả lời: “Bệnh trên người tôi không phải do luyện công mà khỏi”. Nhóm cảnh sát kích động nói: “Tất cả học viên Pháp Luân Công đến đây đều nói nhờ luyện công mà khỏi bệnh rồi, cô mau nói xem là chuyện gì?” Tôi nói tôi tu luyện không phải để cầu khỏe mạnh, bởi có bệnh thì sẽ không thể tu luyện được nên đầu tiên Sư phụ cần phải bỏ bệnh của tôi đi mới được. Bây giờ tôi không phản bội Sư phụ, Sư phụ cũng sẽ không hoàn lại bệnh lên thân tôi, bởi vậy tôi không còn bệnh nữa.

Nhóm nữ cảnh sát trầm ngâm một hồi rồi hỏi tôi câu hỏi thứ hai: “Cô có nóng giận không?” Câu hỏi có chút bất ngờ, tôi lập tức trả lời: “Có nóng giận”. Người cảnh sát nói: “Cô ở trong trại giam đã nhiều năm như vậy mà trước nay tôi chưa từng thấy cô tức giận, dù là với cảnh sát hay phạm nhân, cũng chưa từng có ghi chép nào về việc cô nổi nóng?” Tôi nói, tôi hiểu rõ những vấn đề về Pháp Luân Công nhưng chỉ có các cô là không hiểu, vậy tôi tức giận với ai đây? Tôi trả lời xong thì trong tâm rất cao hứng, cho rằng bản thân mình đã tu bỏ được tâm oán hận, đây là Sư phụ mượn miệng của người cảnh sát để động viên tôi. Không ngờ, không lâu sau khi trở về nhà, tôi thực sự nổi cơn nóng giận với các đồng tu, các đồng tu nói tại sao tôi lại tức giận? Tôi liền nhận ra mình vẫn còn tâm oán hận, nhưng vì sao bao nhiêu năm bị giam mà cái tâm này không bộc lộ ra? Thế nào cũng phải có một đáp án chứ! Tôi đã tìm ra một nguyên nhân, có lẽ ở trong hoàn cảnh ác liệt như vậy nên cái tâm đó đã bị dọa đến mức lẩn mất tăm. Nhưng nghĩ lại tôi cũng không sợ hãi đến thế, dường như đáp án này vẫn chưa toàn diện lắm.

Một lần đi trên đường, tôi nhìn thấy một đứa trẻ bị mẹ đánh và nói rằng mẹ không cần con nữa, đứa trẻ vừa khóc vừa đuổi theo mẹ không rời. Tôi dường như lập tức minh bạch được rằng: Trẻ nhỏ không tính toán với mẹ chúng vì chúng mặc nhận rằng mẹ chúng có quyền đánh chúng; vậy thì học sinh không tính toán với thầy cô giáo, vì chúng mặc nhận rằng thầy cô giáo có quyền giáo dục và mắng mỏ học sinh. Vậy thì bản thân tôi bao nhiêu năm qua không tính toán với cảnh sát và phạm nhân, đó không phải là mặc nhận rằng họ có quyền bức hại tôi sao? Hoặc như nói, đối với cựu thế lực, tôi ít nhất chưa phủ định hoàn toàn? Nhớ lại những cảnh trước đây, quả thực là như thế: Lúc ở trong trại tạm giam, trong tâm tôi từng nghĩ: Những đồng tu cùng đến đây với tôi, chỉ cần mọi người đều giống như tôi đây không đưa khẩu cung là tốt rồi, để xem họ xử thế nào. Đây không phải là tôi thừa nhận họ có quyền xét xử chúng tôi sao? Không phải là thừa nhận bức hại sao? Chả trách tôi lại bị kết án nặng như vậy. Khi ở trong tù, lần đầu cảnh sát hỏi tôi rằng lúc nào sẽ về nhà. Tôi cảm thấy kỳ lạ, sao lại có thể hỏi câu như vậy, tôi trả lời: “Tôi bị các anh bắt cóc tới đây, khi nào các anh thả thì tôi về”. Lần thứ hai người cảnh sát lại hỏi: “Cô muốn khi nào về nhà?” Do chưa chuẩn bị tâm lý nên tôi thuận miệng đáp: “Tuỳ kỳ tự nhiên”. Lần thứ ba họ lại đến hỏi tôi: “Rốt cuộc thì khi nào cô muốn về nhà?” Tâm tôi có chút bất mãn, vì muốn biểu đạt rằng dù có ngồi tù mọt gông thì tôi cũng kiên quyết không bị chuyển hoá, liền trả lời: “50 tuổi”, bởi 50 tuổi là tôi hết hạn tù. Người cảnh sát tức giận nói: “Làm sao mà một chút tín tâm đối với bản thân mình cô cũng không có?” Khi đó tôi đã ngẩn người ra, nhất thời không minh bạch được. Sau khi ngẫm lại, tôi đã tìm được chỗ lậu (sơ hở thiếu sót) của bản thân. Tôi phát chính niệm thanh trừ hết thảy can nhiễu của tà ác, hoàn toàn phủ định cựu thế lực, Sư phụ không thừa nhận thì tôi cũng không thừa nhận, xin Sư phụ giúp đệ tử thanh trừ những can nhiễu và bức hại của cựu thế lực, v.v.

Một thời gian sau, tôi có một giấc mơ rất rõ ràng: Tôi đi tìm thầy hiệu trưởng yêu cầu được làm giám thị trong năm nay, vị hiệu trưởng vừa nghe liền đồng ý ngay, đồng thời đưa cho tôi một tờ phiếu giống như hoá đơn và nói: “Đây là đơn cho phép làm giám thị, ngày mai cô cầm đơn này đến ban giám thị”. Tôi mở dây kéo chiếc túi nhỏ, cẩn thận cho tờ đơn vào rồi rời đi. Ngày thứ hai tôi đi đến ban giám thị, có rất nhiều giáo viên đến, người đông nghìn nghịt. Thầy hiệu trưởng nói: “Năm nay có cô A đến tham gia làm giám thị, cô ấy rất nghiêm túc và có trách nhiệm v.v.”. Tôi liền nói thêm vào: “Đúng vậy, tôi chưa bao giờ phạm bất kỳ sai lầm nào trong mỗi lần trông thi hàng năm, v.v”. Đột nhiên thầy hiệu trưởng thay đổi nét mặt rồi nói với tôi: “Đưa lệnh bắt giam cô ra đây, hôm nay tôi sẽ bắt cô”. Tôi hỏi lệnh bắt giam là cái gì? Ông ấy nói: “Chính là tờ giấy hôm qua tôi đưa cho cô”. Tôi liền mở túi lấy tờ đơn ra, còn chưa nhìn rõ trên đó viết gì, tôi vừa nói: “Cái gì gọi là lệnh bắt, cái gì gọi là lệnh bắt”, vừa xé nát tờ đơn. Thật kỳ lạ, một tờ giấy nhỏ như vậy mà xé mãi mới hết, trên mặt đất là một đống giấy vụn. Lúc này tôi cảm thấy có ai đó nói với tôi rằng tôi đã xét nát hiệp ước ký kết với cựu thế lực. Tôi nhìn thấy tất cả giáo viên và thầy hiệu trưởng ngây người nhìn tôi, tôi tỉnh dậy và cũng hiểu ra rằng, tôi đã hủy đi ký kết của mình với cựu thế lực.

2. Pháp lý siêu thường chỉ đạo tôi bước trên con đường siêu thường

Sư phụ đã cải biến “con đường nhân sinh” của chúng ta thành “con đường tu luyện”, đồng thời liên tục bảo hộ chúng ta tiến về phía trước. Con đường nhân sinh của một người chính là quá trình một sinh mệnh trải qua sinh lão bệnh tử; còn trên con đường tu luyện thực sự thì không có sinh lão bệnh tử, chỉ là một quá trình tịnh hóa và quay trở về. Không ngừng buông bỏ chấp trước và dục vọng của con người, tẩy tịnh bản thân, đề cao tầng thứ, sau đó dẫn dắt chúng sinh trở về. Sư phụ đã đẩy chúng ta lên tầng thứ cao, cấp cho chúng ta Pháp lý cao tầng, Pháp lý siêu việt khỏi người thường, chỉ đạo chúng ta bước trên con đường của Thần. Chúng ta đang học Pháp lý của tân vũ trụ, luyện các động tác của Thần, 24 giờ đều đang được công diễn luyện, cả thân và tâm đều ở trong vũ trụ mới. Nếu chúng ta vẫn ôm giữ Pháp lý cũ của con người để hành xử tại vũ trụ mới, vậy không phải là giống với “thiên ma” sao? Bất cứ việc gì chúng ta gặp phải trên con đường tu luyện đều đã hoàn toàn khác với những việc trên con đường nhân sinh rồi, đã là siêu thường rồi. Nhìn vào thời gian thì thấy rất đột ngột, nhìn vào quá trình và không gian mà sự việc phát sinh thì rất siêu thường, là không thể nghĩ bàn, ở tình huống thông thường thì sẽ không phát sinh sự việc như vậy, và chúng đều có mối quan hệ mật thiết với sự tu luyện của chúng ta. Trong quá trình tu luyện, đối với mỗi sự việc mà chúng ta gặp phải, chỉ cần chúng ta đặt tâm trong từng tư từng niệm, coi bản thân là người tu luyện, thì có thể đối đãi với hết thảy những điều trước mắt theo cách đúng đắn chính xác. Dù là việc tốt hay việc xấu, bạn đều có thể từ trong đó mà tu vượt qua và đề cao lên trên. Pháp lý siêu thường chỉ đạo chúng ta bước trên con đường siêu thường.

Trong lúc bị đàn áp, quan chức đảng và chính quyền ở các cấp trong thành phố tôi, từ phó bí thư thành ủy, trưởng ban tuyên giáo, v.v. cho đến hiệu trưởng trường học đều đã tiêu tốn rất nhiều thời gian và tinh lực vào chỗ tôi. Thủ đoạn họ dùng mềm rắn đủ cả: Có một thời gian tôi ngồi trên xe con của chính quyền đi đi lại lại, xem các tiết mục văn nghệ, cắt bánh kem ăn sinh nhật, phó bí thư ủy ban chính trị pháp luật nhận tôi làm chị em, cục công an muốn kết bạn với tôi, v.v. Một đoạn thời gian khác tôi lại ngồi trên xe cảnh sát đi đi lại lại giữa các trại tạm giam. Không chỉ là quan chức lớn nhỏ đi theo từng bước, mà người thân, bạn bè cũng được vận động đến rồi lại đi, v.v. Người cảnh sát trong trại tạm giam nói: “Kỳ lạ thật, trước đây cổng trại tạm giam của chúng ta ở nơi nào cũng không có ai biết, bây giờ các cô đến thì hay rồi, lãnh đạo lớn nhỏ đều biết lối này rồi!” Nhưng tôi chỉ là một người bình thường không đáng để mắt tới, mà đã có sức hút lớn như vậy, gần như liên quan đến cả một vòng tròn xã hội nhỏ. Chính bởi vì đằng sau tôi có Đại Pháp. Uy lực và sức sống của chân lý của Đại Pháp thần kỳ và siêu thường như vậy. Đệ tử Đại Pháp tu luyện tại nhân gian, các nhân tố chính diện đều có đủ cả, tất cả các nhân tố phụ diện cũng được phát động toàn diện, toàn bộ xã hội nhân loại đều xoay quanh trong đó.

Vào một buổi chiều, trong lúc đang họp, đột nhiên tôi cảm thấy bồn chồn không thể ngồi yên nên đã rời khỏi hội trường, chuông điện thoại di động kêu lên, đầu bên kia nói là có ai đó đã bị bắt rồi. Tôi không nghĩ ngợi gì, một mình lao thẳng đến cục công an thành phố. Tôi hỏi họ vì sao lại bắt người? Họ trả lời là vì cô ấy phát đĩa DVD về Pháp Luân Công. Tôi nói để tôi gặp người đó một chút, họ nói không được. Tôi nói tôi còn chưa kịp ăn cơm mà đã đến đây, tôi cũng muốn biết sự tình, sao lại có thể vô cớ bắt người như vậy? Họ nói: “Cô chưa ăn thì chúng tôi mời cô, nhưng người thì không thể gặp được”. Tôi nói: “Ăn cũng được, nhưng tôi muốn cô ấy ra đây cùng ăn”. Thế là trong phòng ăn của cục công an có bảy, tám người ngồi một bàn, đồng tu cũng được gọi ra để cùng ăn. Trong lúc ăn, tôi nói: “Ăn xong, tôi muốn đưa người đi”. Họ nói còn có chuyện muốn hỏi, tôi đáp muốn hỏi gì thì bây giờ hỏi luôn đi. Họ nói không được, không thể hỏi trực tiếp trước mặt tôi, đây là nguyên tắc. Tôi đành nói với hai người của phòng 610 rằng: “Các anh đưa tôi đến phòng 610 đi, tôi ở đó đợi cô ấy”. Ăn cơm xong, họ đưa tôi đến phòng 610 và ở lại cùng tôi. Cứ khoảng một tiếng đồng hồ thì tôi gọi điện thoại giục một lần, mãi đến 12 giờ đêm họ mới thả người. Sau khi tôi nhận được điện thoại của cô ấy, người của phòng 610 lại đưa tôi về nhà. Về sự việc này, lúc đó tôi không có cảm giác gì, sau này nghĩ lại mới thấy quả thật là điều siêu thường.

Tôi đã từng làm hai bài trắc nghiệm tâm lý trong trại giam. Một ngày nọ viên cảnh sát phụ trách kiểm tra đến tìm tôi, rất lạ là cô ấy nói rằng muốn nói chuyện cùng tôi, nhưng trong lúc nói chuyện thì không hề nhắc đến “Pháp Luân Công”. Với những câu chuyện tràng giang đại hải, tôi đã bị cô ấy dẫn dắt, không biết bao nhiêu giờ đồng hồ đã trôi qua, chúng tôi thậm chí còn không nghĩ đến việc ăn uống, trong tâm tôi vô cùng mơ hồ. Những người trước tới tìm tôi đều là nói về Pháp Luân Công, tôi cũng luôn giảng về Pháp Luân Công cho họ, vì sao cô ấy lại ngoại lệ? Kết thúc cuộc trò chuyện, cô ấy rất phấn khởi nói với tôi: “Tôi muốn nói với cô một việc, tôi phải nói với cô rằng, tâm lý của cô rất tốt, điểm số trung bình hai bài kiểm tra của cô là cao nhất, chưa có ai đạt được như vậy. Vốn dĩ những lời này không nên nói với phạm nhân, cần giữ bí mật với những người làm bài kiểm tra, nhưng hôm nay tôi thấy cô là một ngoại lệ. Nói thật với cô là, theo lẽ thường, tâm lý của những người tập Pháp Luân Công các cô thường là cực kỳ không tốt, làm sao mà có điểm số cao như thế này, cho nên tôi nghi ngờ rằng hai bài kiểm tra đó không khoa học và không chính xác. Nhưng tôi vẫn tự thân đến tìm cô để kiểm chứng, kết quả kiểm chứng hôm nay nằm ngoài dự đoán của tôi, tôi phải nói với cô rằng hai bài kiểm tra này vô cùng khoa học và chuẩn xác, tâm lý của cô vô cùng tốt, sau này tôi muốn tìm cô để nói chuyện, cô có đồng ý không?” Tôi nói được. Trên bề mặt là cảnh sát có những hành động không theo lệ thường, trên thực tế là sự siêu thường có được từ tu luyện.

Tôi bị bức hại đến mất việc và phải ra ngoài làm thuê sinh sống. Có một lần mẹ tôi nói với tôi rằng: “Con từ bỏ công việc đi, về nhà chăm sóc mẹ, mẹ đang không được khoẻ, mẹ sẽ đưa con số tiền tiết kiệm”. Vài ngày sau tôi nghỉ việc, mẹ tôi vui vẻ gọi điện cho em trai trước mặt tôi nói: “Chị con nghỉ việc rồi, con đến đón chúng ta về nhà, mẹ sẽ đưa sổ tiết kiệm cho con”. Em tôi nói: “Đưa cho con làm gì? Đưa cho chị gái là được rồi”. Mẹ tôi nói không thể đưa cho nó. Em tôi hỏi vì sao? Mẹ tôi đáp: “Nó phung phí quá”. Tôi nghe xong cảm thấy rất bất ngờ, mẹ tôi bình thường không như vậy, mẹ cũng không bị váng đầu hoa mắt gì cả. Tôi biết rằng đây lại là tu luyện, là có thứ để tôi tu, tôi cần buông bỏ tâm lợi ích. Tôi và mẹ được đưa về nhà, mẹ tôi đưa sổ tiết kiệm cho em trai, em trai không cần, nên đưa cho em út. Tôi sống cùng với mẹ, chăm lo cho bà, đầu tiên tôi dùng tiền của mình để duy trì sinh hoạt, sau đó mẹ tôi bảo em út gửi cho tôi tiền phí sinh hoạt hằng tháng, các em trai cũng thường đến thăm mẹ. Chỉ trong nửa năm mà mẹ tôi nằm viện năm lần, tôi vẫn luôn chăm sóc mẹ mà không một lời oán thán, dù bẩn và mệt mỏi nhưng đó cũng không là gì, tôi nghĩ tới lúc nhỏ bà cũng chăm sóc tôi như vậy. Mỗi ngày tôi đều tắm cho bà, v.v., các em trai cũng giúp tôi cùng chăm sóc mẹ. Một ngày nọ em trai tôi nói muốn mẹ bán nhà cho em ấy, chỉ làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng chứ không trả tiền. Tôi hiểu rằng căn nhà nên dành cho em trai. Tôi, em trai và em dâu dùng xe lăn đẩy mẹ đi làm thủ tục chuyển nhượng nhà ở. Tôi không suy nghĩ gì về việc kế thừa căn nhà, mặc dù hai em trai tôi đều có nhà ở sung túc cả, nhưng tôi từng ở trong tù nhiều năm và khi ấy con trai tôi còn nhỏ, cuộc sống và việc học hành của con đều do mẹ tôi và các em lo liệu. Bây giờ con trai tôi đã có việc làm, căn nhà phúc lợi ban đầu của tôi đã bị thu hồi từ lâu, và chúng tôi không còn nhà ở. Dù vậy, tôi vẫn nói với con trai tôi rằng: “Mẹ có một phần quyền thừa kế ngôi nhà của bà, nhưng con đã hưởng quyền thừa kế đó từ trước rồi, chúng ta không phải tranh giành bất cứ điều gì, chúng ta có thể tự làm việc, cũng có thể thuê nhà hoặc đăng ký thuê nhà giá rẻ…” Con trai tôi cũng đã đồng ý.

Một hôm, một người họ hàng biết chuyện đã đến và hỏi mẹ tôi: “Con gái chị chăm sóc cho chị, sao chị không đưa sổ tiết kiệm cho cháu?” Mẹ nói do tôi phung phí quá, không đưa được. Người ấy lại hỏi vậy căn nhà sao không giao cho tôi? Mẹ tôi nói: “Phải đưa cho con trai để thừa kế, chứ con gái là như bát nước đổ đi rồi”. Người họ hàng tức giận đến mức mắng mẹ tôi là một bà lão hồ đồ. Tôi vội vàng kéo cô ấy sang một bên và nói: “Để nhà cho con trai là làm theo truyền thống, chẳng phải dì cũng để nhà cho con trai dì sao? Mẹ cháu ốm, hãy để mẹ cháu yên lòng và đừng làm bà giận”. Nhưng vài ngày sau, em trai tôi đột nhiên mang đến mấy tờ giấy thỏa thuận và nói: “Căn nhà vẫn nên để chị thừa kế, em đã viết giấy thỏa thuận, cần ba người là mẹ và hai chị em ta ký tên, lấy dấu vân tay”. Mẹ tôi ngẫm nghĩ rồi nói, chị con chăm sóc cho mẹ, giao nhà cho nó thì giao vậy, bà liền ký tên và lăn tay. Họ gọi tôi tới, tôi cũng đến ký tên và lăn tay. Trong suốt quá trình, tôi luôn ở trong trạng thái vô vi, không oán hận, cũng không kích động hay cao hứng, mọi thứ cứ trôi qua yên bình như vậy.

Vài ngày sau, mẹ tôi cũng đã ra đi thanh thản. Nhưng có chút kỳ lạ là mẹ tôi bị ung thư dạ dày, đã ở giai đoạn cuối nhưng bà không bị đau, nửa năm mới đau một lần, thời gian đau kéo dài khoảng 10 phút. Bác sĩ nói mẹ tôi sẽ bị đau, mọi người cũng nói bị ung thư dạ dày là đau nhất, nhưng mẹ tôi lại không bị đau, và bà đã lặng lẽ ra đi vào đêm Giáng Sinh. Trong lòng tôi biết rất rõ rằng mẹ tôi đã luyện Pháp Luân Công được 20 năm, nhưng bà không được học văn hóa nên đọc mà không hiểu Pháp, nhưng bà tin rằng Sư phụ đã lấy đi bệnh tật của bà và bà đã sống khỏe mạnh trong 20 năm ấy. Vì vậy mẹ tôi chỉ tin vào trừ bệnh khỏe người chứ không tin vào tu luyện. Bà cho rằng con người không thể bay lên được, và con người rồi sẽ chết, vì vậy bà đã mua trước một chỗ trong nghĩa trang, bà còn thỉnh thoảng chơi mạt chược và coi những động tác của tu luyện như là bài tập thể dục. Bây giờ thọ mệnh của bà đã hết, chỉ có thể tuân theo quy luật sinh, lão, bệnh, tử thông thường. Mẹ nói với tôi rằng bà đã rất mãn nguyện, tất cả bệnh tật trong thân thể trước kia đã được Sư phụ loại bỏ trong một thời gian ngắn, 20 năm qua mẹ tôi không cần uống thuốc, Sư phụ đã ban cho bà 20 năm sống khỏe mạnh, trong lòng bà thấy rất cảm kích! Trong thời gian bị bệnh, bà luôn niệm Đại Pháp hảo và học Pháp, thỉnh thoảng tôi đọc Pháp cho bà nghe. Vậy nên mẹ tôi luôn rất bình tĩnh, thân thể không bị đau đớn, và bà đã ra đi một cách nhẹ nhàng vào đêm Giáng Sinh.

Chuyện của mẹ chồng tôi còn thần kỳ hơn, bà cũng là người tu luyện, năm 89 tuổi bà bị ngã đến mức toàn thân không thể cử động. Bà được đưa đến bệnh viện kiểm tra và được chẩn đoán là bị nhồi máu não giai đoạn cuối. Đến khi tỉnh lại sau trận hôn mê, bà nói bà không có bệnh, không nằm viện nữa, người nhà chỉ đành đưa bà trở về nhà. Trong ba ngày bà có thể xuống giường đi ra ngoài, đôi chân còn linh hoạt hơn trước. Năm nay bà đã 90 tuổi, tháng này lại bị ngã, bác sĩ chẩn đoán bà bị gãy đốt sống thắt lưng, sẽ mất khoảng một năm để hồi phục. Nhưng bà không nằm viện, và đã 15 ngày kể từ khi tôi trở về nhà thăm bà, bà đã có thể xuống giường đi lại dễ dàng và hiện giờ đã bình phục hoàn toàn. Đây đều là những điều rất siêu thường.

3. Không thể dùi vào “danh từ khí công” khi học Đại Pháp

Khi mới bắt đầu đọc các sách Đại Pháp, tôi thấy nội dung rất hay và mới mẻ nhưng chỉ dừng lại ở mức nhận thức cảm tính chứ chưa sắp đặt cho chính mối quan hệ giữa mình với Pháp, chưa thể thực sự nhận thức được tác dụng chỉ đạo của Pháp. Mặc dù tôi đã học được rất nhiều Pháp lý, nhưng lại không tiến nhập vào trạng thái tu luyện. Có một số nội dung được đề cập đến trong Pháp, như “phản tu và tá công”, “bệnh tâm thần”, “chân phong”, “tịch cốc”, “trộm khí”, “thu khí” (Chuyển Pháp Luân) v.v., khi đọc đến những nội dung này, tôi chỉ cảm thấy đó là những hiện tượng trong khí công, hoặc những điều trong những pháp môn khác, hoặc là điều của tiểu đạo, bản thân tôi tu Đại Pháp nên sẽ không đụng chạm đến những vấn đề đó, nên tôi đã không xem trọng. Tôi biết mình cần phải thông đọc hết cuốn sách, nên chỉ đọc qua một cách ứng phó. Đặc biệt là khi nhìn thấy các đề mục như “trộm khí” và “thu khí”, tôi liền nghĩ: “Chúng ta cũng không luyện khí công, càng sẽ không có chuyện trộm khí hay thu khí, những thứ liên quan đến vấn đề bất nhị pháp môn thì không cần biết quá nhiều, vậy cũng tốt”.

Có lần, tôi hỏi một đồng tu: “Bạn nhìn nhận thế nào về vấn đề trộm khí và thu khí?” Cô ấy nói: “Khí công chính là như vậy. Tôi cũng từng luyện qua một số môn khí công, có thể trộm khí của người khác, thu khí của thực vật, v.v.”. Chúng tôi cứ nói mãi nói mãi, dường như đã dùi vào khí công mất rồi. Tôi lập tức cảnh giác và nói, bạn đừng nói về khí công nữa, đó là vấn đề bất nhị pháp môn. Lúc này, tôi đột nhiên tỉnh ngộ và nhớ lại lời Sư phụ giảng:

“Nhiều vị còn đào sâu vào danh từ ‘khí công’ mà nghiên cứu, nhưng chẳng có gì nghiên cứu; trong quá khứ nó chỉ được gọi là ‘tu luyện’” (“Bài giảng thứ nhất”, Chuyển Pháp Luân)

Đúng vậy, chúng tôi đã đào sâu vào danh từ khí công, chứ không lĩnh hội được rằng “Khí công chính là tu luyện” (Chuyển Pháp Luân). Chúng ta bỏ nội dung bề ngoài của khí công sang một bên và chỉ nhìn vào từ “tu luyện”. Tu luyện là gì? Chẳng phải là tu luyện tâm tính và đề cao tầng thứ của mình sao? Nội hàm của trộm khí và thu khí cũng phải liên quan đến việc tu luyện tâm tính chứ nhỉ? Tôi ngay lập tức nhận ra rằng “trộm khí” là một hành vi xấu, vì vậy khi chúng ta tu luyện giữa người thường, chúng ta cũng không thể trộm cắp những thứ của người khác và chúng ta không thể ở sau lưng người khác mà làm tổn thương họ. Ví dụ: ở sau lưng mà trộm cắp đồ của người khác, nói xấu người khác, nói chuyện thị phi, hãm hại người khác, v.v. Còn “thu khí” chẳng phải là làm tổn hại sinh mệnh, tổn hại người khác hay sao? Ví như nói lời thô ác khó nghe, chửi người, đánh người, cướp giật, v.v. Sư phụ còn giảng:

“Không tin thì chúng ta làm thí nghiệm, [nếu họ] thật sự muốn trộm khí thì chư vị đứng ở kia cho họ trộm, một mặt chư vị nghĩ rằng đang quán khí vũ trụ vào trong, còn họ ở đằng sau trộm khí. Chư vị sẽ thấy thật là tốt, thay cho chư vị [làm] tăng nhanh tịnh hoá thân thể, chư vị đỡ khỏi phải xung quán xung quán”. (“Bài giảng thứ tám”, Chuyển Pháp Luân)

Trong tâm tôi dường như mở ra một cách cửa và tôi nhớ đến một đoạn Pháp khác của Sư phụ:

“Không phải vì đặc tính của vũ trụ chúng ta phù hợp với phương pháp tu luyện của Phật gia và Đạo gia, mà là vì phương pháp tu luyện của Phật gia và Đạo gia phù hợp với đặc tính của vũ trụ, nên mới [trở] thành chính Pháp. Tu luyện của Kỳ Môn công pháp nếu phù hợp với đặc tính của vũ trụ này, thì họ không phải tà pháp, mà cũng lại là chính Pháp; bởi vì tiêu chuẩn nhận định tốt-xấu thiện-ác là đặc tính của vũ trụ.” (“Bài giảng thứ năm”, Chuyển Pháp Luân)

Đoạn Pháp này đã khải ngộ cho tôi rằng: Nếu như trong khi tu luyện, tư tưởng của chúng ta phù hợp với đặc tính “Chân-Thiện-Nhẫn” của vũ trụ, thì chúng ta mới là đang tu luyện chính Pháp. Nếu tư tưởng không phù hợp với đặc tính này thì sẽ trở thành luyện tà pháp hoặc là không tự biết mà luyện tà pháp, cũng có thể giống như “phản tu” và “tá công”, tu luyện vô ích rồi. Tôi đột nhiên ngộ ra rằng: Chín bài giảng trong cuốn sách Đại Pháp đều là để chỉ đạo việc tu luyện tâm tính, vậy tất nhiên là giảng về tâm tính rồi, giảng vấn đề làm sao để đề cao tâm tính. Rất nhiều đồng tu xung quanh tôi thích đọc bài giảng thứ tư và bài giảng thứ sáu, họ cho rằng những bài giảng đó là giảng về tâm tính, các nội dung bài giảng khác cũng thông đọc nhưng không quá chú trọng, cảm thấy không có liên quan gì với bản thân.

Vì vậy, chúng ta khi học Pháp thì không thể chỉ dừng lại ở chữ nghĩa bề mặt, cũng không nên đào sâu vào “danh từ khí công”, cũng như không thể đào sâu vào các thuật ngữ và hiện tượng của các tôn giáo khác. Nhất định cần phải thông qua bề mặt mà nhìn thấy nội hàm của tu luyện đằng sau đó, không được để một chiếc lá che hết cánh rừng. Không được bỏ qua một bài giảng nào, nếu bỏ qua thì sẽ có lậu. Toàn bộ quyển sách là sách chỉ đạo đệ tử tu luyện, tu luyện chính là tu tâm tính, giữ vững tâm tính bản thân mà tu, quét dọn cho sạch “bồn tắm” của chính mình, không thể mãi nhìn chằm chằm vào “côn trùng” mà không buông, như vậy sẽ không biết phải bắt đầu làm từ đâu, sẽ không dọn sạch được “bồn tắm”, khi nhìn chằm chằm vào thiếu sót của người khác mà không nhìn vào bản thân mình, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội tu bản thân, bỏ lỡ Đại Pháp. Khi tâm tính đề cao rồi, chỉnh thể đều sẽ đề cao. Khi học Pháp với mức độ tập trung khác nhau, Pháp lý nhìn thấy được cũng sẽ khác nhau. Bởi vậy, khi học Pháp nhất định phải tịnh tâm, thông đọc một cách vững vàng ổn định, thật sự tu luyện trong Chính Pháp.

Trên đây là tâm đắc của tôi trong 20 năm tu luyện. Đại Pháp vô biên, tôi không chỉ đắc được chút điều trên, còn có những điều không thể dùng ngôn ngữ để nói ra, chỉ là cảm thấy thật tự hào khi tu Đại Pháp! Tu luyện Đại Pháp thật thần thánh! Tu luyện Đại Pháp thật hạnh phúc!

Nếu có điều gì chưa đúng với Pháp, xin các đồng tu từ bi chỉ rõ!

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/272834