Khám phá phong thủy (6): Hát hình

[ChanhKien.org]

“Hát hình” (Hình thức kêu gọi: kêu lớn, hô lớn, gọi ra… tên của thứ gì đó) là nói về thầy phong thủy xem huyệt vị cho nhà ai đó, gọi ra tên của huyệt vị này, chẳng hạn như “Song sư đoạt bảo”, “Song long hí châu”, “Tê giác vọng nguyệt” , “Mãnh hổ hạ sơn”, v.v., và đôi khi lưu lại một bài thơ, lưu truyền trong dân gian. Bản thân “hát hình” chính là có thể phản ánh công lực nông sâu của thầy phong thủy, nếu hát hình chuẩn xác thì ở việc chọn ngày giờ, điểm huyệt, phương thức chôn cất đều sẽ có lực độ trợ giúp.

Vào cuối thời nhà Thanh và đầu thời Trung Hoa Dân Quốc, có một thầy phong thủy tên là Bất Quá Ngũ, tên thật của ông vẫn chưa được xác minh, một lượng lớn các bài thơ phong thủy của ông được lưu truyền khắp nơi, vì mỗi bài thơ của ông đều chỉ có năm câu cho nên người ta gọi ông là Bất Quá Ngũ. Do thơ của ông thông tục dễ hiểu nên vì thế mà được lưu truyền rất rộng rãi trong dân gian. Kỳ thực những bài thơ của ông chính là đối ứng với “hát hình” của một cách cục (bố cục/ địa thế) phong thủy nào đó.

Hát hình của các thầy phong thủy thông thường là gọi ra hình thế của núi và sông, một số “hình núi” giống như động vật trên cạn, chẳng hạn như sư tử, hổ, gấu, v.v., có một số là động vật dưới nước, chẳng hạn như các loại cá, tôm, cua, trai, hến, v.v. ; còn có các loài chim bay như hạc, đại bàng, diều hâu, v.v.; cũng có thể là thực vật như hoa đào, hoa mai, hoa sen, v.v.; cũng có thể là các vật phẩm thường dùng hàng ngày như trống, dao, kiếm, v.v., và còn có “Thiên Thư Huyệt”. Có một số huyệt vị không phải là chủng vật ở nhân gian, chẳng hạn như hình rồng, hình phượng và hình đài sen, v.v.

Tuy nhiên, huyệt vị chỉ có hình thức thôi thì chưa đủ, muốn “Hình Thần kiêm bị” (có đủ hình hài và thần thức) thì tất phải có Địa Linh Thần trú đóng, chính là giống như hình thức con người chuyển đến nhà mới vậy. Địa Linh Thần là một loại tên gọi chung của Thần vị, bất luận là vị Thần đó lúc đầu ở nơi nào, chỉ cần đến địa huyệt trú đóng, đều có thể xưng là Địa Linh Thần, nhưng để phù hợp với pháp tắc Thiên Địa, Địa Linh Thần khi triển hiện tầng thứ ở gần nhân gian nhất thông thường sẽ biến thành vị Thần đối ứng với “hình dạng” của địa huyệt, nghĩa là, nếu như địa huyệt được Thiên Địa “định” là hình “sư tử” thì dù ai đến làm Địa Linh Thần thì vị ấy cũng đều triển hiện ra hình sư tử. Ví như trong nhân gian thường sẽ có một số truyền thuyết như nói địa phương nào đó có “vùng đất tê ngưu” thì có người trong lúc hoàng hôn nhìn thấy ba con tê giác trắng từ trong núi bay ra, đây chính là hình tượng của Địa Linh Thần triển hiện ở nhân gian. Trong Sơn Hải Kinh có ghi chép rằng: “Tây Vương Mẫu có “hình người”, lại có đuôi giống đuôi báo, răng giống răng hổ, rất giỏi thổi sáo, mái tóc bồng bềnh, đầu đội khôi giáp, là vị Thần thay trời triển hiện uy mãnh nghiêm khắc và có thể giáng xuống năm loại hình phạt là thiên tai họa hại khác nhau”. Tuy nhiên, trong Mục Thiên Tử truyện [1], Tây Vương Mẫu là một người cai trị dịu dàng và nho nhã, còn Hán Vũ Đế nội truyện miêu tả bà là một nữ Thần có dung mạo tuyệt thế. Kỳ thực, đây chỉ là những hình tượng triển hiện khác nhau của Tây Vương Mẫu mà thôi.

Đối với “hát hình”, tất cả các trường phái phong thủy đều đã có kinh nghiệm tích lũy, nhưng chỉ dựa vào kinh nghiệm thôi thì không thể đạt đến chuẩn xác hoàn toàn. Với một ngọn núi hay một dãy núi có ngoại hình giống sư tử hay lão hổ thì căn bản là không thể phân biệt được vì rất khó để chính xác đến mức độ ấy; hoặc ngoại hình của những ngọn núi này là hình chim muông, thì đó là phượng hay là hạc trắng? Chúng đều có hình chữ ‘Phẩm 品’, mặt trước một ngọn núi, mặt sau hai ngọn núi, cho nên nhìn từ góc độ tổ thành quần thể núi đó mà nói thì rất khó phân biệt. Đương nhiên, cũng có những dãy có thể phân biệt rất rõ ràng, hiện nay trên mạng có rất nhiều bức hình núi non được chụp ra, quả thực là rất giống nhau, có những tấm không những giống về ngoại hình mà còn rất giống thần thái, kể cả đó là bức ảnh chụp ra được từ góc rất cao rất rộng. Là một phong thủy tiên sinh, nếu như bạn không có thần thông bay lên trời, hoặc là khai thiên mục để nhìn được hình tượng của mạch núi ở không gian khác thì bạn căn bản là sẽ không cách nào biết được.

Nếu như một địa huyệt nhìn bề ngoài giống sư tử nhưng Địa Linh Thần là lão hổ thì nó chỉ có thể là hình lão hổ mà thôi, bất kể phong thủy tiên sinh kia có “kêu” nó là sư tử thế nào đi chăng nữa, thì lão hổ cũng không thể biến thành sư tử được. Cho nên, từ xưa đến nay, cái gọi là phong thủy tiên sinh đi “hát hình” (kêu ra hình dáng) đều là không chuẩn xác nếu như không thể nhìn được chính xác Địa Linh Thần, chính là không thể nhìn ra cái hình thực sự một cách chuẩn xác. Có những lúc bạn “kêu” không ra được “hình (dáng)” thực sự, thì liệu người ta có tin tưởng bạn không? Họ cảm thấy trình độ của bạn không đủ. Ngay cả khi bạn tìm ra huyệt vị rồi, họ cũng không nhất định đồng ý để bạn dùng. Nếu không được sự đồng ý mà bạn vẫn cố gắng sử dụng huyệt vị này, lại không có Địa Linh Thần hỗ trợ, chỉ có “hình” đó mà vô thần thì cũng không khởi được tác dụng.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/154818

[1] Theo hiểu biết của người dịch, còn gọi là Chu vương du hành (周王遊行), không rõ tác giả, đoán rằng sách được hoàn thành vào thời Chiến Quốc