Góc tiểu đệ tử (5)

Tác giả: Tiểu Ngọc, Văn Bình

[ChanhKien.org]

1. Câu chuyện của tiểu đệ tử Uyển Uyển

Uyển Uyển là cháu ngoại của chị gái tôi, năm nay cháu tám tuổi, hiện tại cháu đang học tiểu học năm thứ hai. Bà của Uyển Uyển là chị em với tôi. Mỗi lần tôi đến chơi nhà chị gái, Uyển Uyển đều nhờ tôi giúp cháu chỉnh lý câu chuyện và đăng lên mạng, dưới đây tôi xin cùng đồng tu chia sẻ về câu chuyện của cháu.

Đắc Pháp

Uyển Uyển thường hay ở bên nhà bà ngoại, lúc còn bé bà ngoại cháu thường xuyên mở đĩa Shen Yun cho cháu xem, đặc biệt là vào những lúc cháu quấy khóc, chỉ cần mở Shen Yun lên là cháu lập tức nín lại, chân tay nhảy múa học theo các diễn viên Shen Yun trong màn hình.

Nhớ lại có một đêm, tôi mơ thấy mình trong mơ đang bón cháo cho Uyển Uyển ăn, vừa bón tôi vừa nói với chị gái rằng: “Uyển Uyển cần đắc Pháp rồi đấy, chúng ta hãy dẫn dắt cháu học Pháp nhé!” Hôm đó, tôi đến nhà chị gái chơi, đúng lúc Uyển Uyển vừa tan học mẫu giáo về nhà. Tôi ngộ rằng đây là Sư phụ an bài để chúng tôi dẫn dắt cháu học Pháp. Vì vậy tôi nói với chị đem sách Hồng Ngâm tới, rồi bắt đầu đọc cho cháu nghe, vừa đọc vừa dùng cách liễu giải của mình mà giảng cho cháu. Uyển Uyển rất thích nghe, chúng tôi đọc hết Hồng Ngâm lúc nào không hay. Cháu dường như cảm thấy vẫn chưa đủ nên đòi tôi đọc tiếp, tôi nói rằng: “Hôm nay học đến đây thôi nhé, ngày mai chúng ta sẽ tiếp tục”. Sau đó tôi có việc liền rời đi. Mấy ngày sau, khi quay lại, chị gái nói với tôi rằng, ngày mà tôi kèm Uyển Uyển học Hồng Ngâm, buổi đêm cháu có nằm mơ, mơ thấy mình có một đôi cánh và bay trên trời, cảnh trong mơ rất đẹp!

Học Chuyển Pháp Luân đề cao tâm tính

Một ngày nọ, Uyển Uyển nói với bà ngoại một cách đầy “thần bí” rằng: “Sư phụ nói rằng con hãy cùng bà ngoại học Pháp”. Vậy nên, chị gái tôi bắt đầu dẫn dắt Uyển Uyển học Chuyển Pháp Luân. Cháu và bà ngoại mỗi người đọc một đoạn, mỗi lần học Pháp xong đều có sự thay đổi rất lớn. Sau khi học xong bài giảng thứ tư, bà ngoại hỏi cháu rằng học Pháp có thể hội gì không. Cháu trả lời rằng: “Đương nhiên là có rồi! Trước đây cháu rất thích xem hoạt hình, không ai bảo được cháu, bây giờ cháu tự chủ động không xem nữa rồi. Còn nữa, hôm nay có một bạn cùng lớp đá cháu một cái, cháu không đánh lại cũng chẳng nói gì, trong lòng nghĩ: Đến để giúp ta đề cao tâm tính đây!” Trước đây Uyển Uyển thường xuyên gây lộn với các bạn.

Câu chuyện thần kỳ

Có những lúc Uyển Uyển còn kể cho bà ngoại nghe một số câu chuyện thần kỳ. Có lần, cháu nói cháu đến là để đắc Pháp, lúc cháu ở thiên giới thì bà ngoại còn chưa sinh ra, cháu ở bên trên nhìn thấy gia đình bà ngoại có nhiều đệ tử Đại Pháp nên đã đầu thai đến đây.

Vào năm Uyển Uyển học lớp một, một ngày nọ giáo viên trong trường tổ chức trình chiếu Powerpoint (PPT) cho học sinh xem, đều là những điều cấm học sinh làm, trong đó còn nói về việc không cho các cháu xem sách và tài liệu Đại Pháp. Uyển Uyển nói, lúc đó Sư phụ liền “đẩy” ra một “Uyển Uyển giả” để ngồi đó xem, còn cháu thì được Sư phụ đem ra ngoài dạo chơi.

Có một lần ông bà ngoại đều đi ra ngoài, trong nhà chỉ có một mình Uyển Uyển. Uyển Uyển kể rằng, lúc đó Sư phụ đã đến và thanh lý căn phòng học Pháp của Uyển Uyển và bà ngoại. Có đôi lúc, Sư phụ còn chơi cùng Uyển Uyển, cháu nói Sư phụ cũng có một đôi cánh, cánh của Sư phụ rất lớn rất lớn, lớn như vũ trụ vậy, còn đôi cánh của cháu thì rất nhỏ!

2. Câu chuyện của tiểu đệ tử Hân Hân

Hân Hân là một tiểu đệ tử Đại Pháp, cháu là một bé gái dịu dàng, hiểu chuyện và nghe lời. Trước giờ cháu chưa từng làm cho ba mẹ phiền lòng, những người quen biết cháu đều nói, cháu bé này thật là hiểu chuyện, thật đúng là ai nhìn cũng đều yêu mến. Kỳ thực, Hân Hân từ một thiên quốc rất xa xôi đến nhân gian để đắc Pháp.

Hân Hân nhớ lại rằng: Đó là một thế giới rất vui tươi của các em nhỏ, có rất nhiều bạn nhỏ sinh sống trong đó. Các bạn nhỏ đều vô sầu vô ưu, vui chơi một cách thỏa thích trong thế giới đó. Trong thế giới đó, các em nhỏ đều quấn một chiếc tã màu đỏ quanh bụng, theo lời của Hân Hân diễn đạt thì trang phục đó giống như của Na Tra vậy. Có một hôm Chủ Phật (dùng lời của Hân Hân nói thì chính là Sư phụ) dùng tay chỉ xuống [nhân gian] bên dưới mà nói rằng: (đại ý) “Các con xem, cô gái kia chuẩn bị kết hôn rồi, trong số các con ai đồng ý làm con của cô nương ấy?” Hân Hân liền nói lớn: “Con đồng ý”. Chủ Phật từ bi nói với Hân Hân đại ý rằng: “Vậy con hãy đợi nhé, đến thời điểm đó con sẽ đi xuống”. Sau đó Hân Hân lại cùng chơi đùa với các bạn, nhưng cũng thỉnh thoảng theo dõi động tĩnh của người mẹ tương lai trong nhân gian kia. Về sau, Hân Hân nhìn thấy trong bụng người mẹ đó có một đứa trẻ.

Một ngày nọ, Hân Hân nghe thấy người mẹ trong tương lai của mình nói chuyện với một người khác, nói rằng: “Nếu là một bé trai thì tốt”. Nghe thấy vậy, Hân Hân cảm thấy rất tức cười: “Con trai? Làm gì có con trai cơ chứ!” Hóa ra, trong thế giới thiên quốc, con trai và con gái không sinh sống cùng nhau. Tiếp đó, Hân Hân nhìn thấy người mẹ nhập viện. Hân Hân vẫn tiếp tục vui đùa cùng chúng bạn. Khi vừa quay đầu lại nhìn: “A! Mẹ của mình đã vào phòng mổ rồi!” Thấy vậy, Hân Hân chạy đến trước Chủ Phật vội vã hô lớn: “Người mẹ tương lai của con vào phòng mổ rồi”. Chủ Phật từ bi nói: “Vậy thì con hãy đi đi”. Hân Hân liền lao thẳng xuống tam giới, nhằm bụng mẹ mà lao xuống. Trong lòng nghĩ: “Nhanh, nhanh thêm một chút!” Một lát sau Hân Hân đã ở trong bụng mẹ, khi vừa vào bên trong liền cảm thấy có người đang cầm chân mình lôi ra ngoài. Sau khi ra ngoài, Hân Hân liền khóc lớn. Vốn dĩ, theo tính toán của bác sĩ thì ngày dự sinh của Hân Hân đã qua rồi nhưng mẹ của Hân Hân vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Bà nội của Hân Hân không biết nghe ai nói đã tự ý chọn một ngày mà bà cho là tốt, ép mẹ Hân Hân phải lên bàn mổ và thế là Hân Hân ra đời. Vì chuyện này mà mẹ của Hân Hân đã khóc đến mấy lần.

Mẹ của Hân Hân và bà ngoại đều là đệ tử Đại Pháp, còn bà nội thì không, nhưng bà nội cũng biết Đại Pháp là tốt. Vào lúc Hân Hân được hơn một tuổi bắt đầu học nói. Những đứa trẻ khác vào độ tuổi này đều bi bô học nói, còn Hân Hân thì lại không nói gì, dạy nói cũng không nói theo. Một ngày nọ, một bà bác của Hân Hân đến nhà chơi, chọc cho Hân Hân nói Hân Hân cũng không nói. Mẹ Hân Hân nói: “Cháu nó không biết nói, dạy cũng không học theo”. Bà bác liền nói: “Để bà dạy cho”. Sau đó, bà ôm Hân Hân vào lòng và nói: “Nói theo bà nhé, ‘Pháp Luân Đại Pháp Hảo'”. Sau đó bà dạy cho Hân Hân nói theo từng chữ một: Pháp….Pháp….Cứ như vậy, Hân Hân đã nói đúng theo năm chữ. Bà bác lúc đó mừng rỡ nói: “Ai nói cháu tôi không biết nói, chẳng phải đã bắt đầu học nói rồi đó sao?” Thì ra là Hân Hân đợi câu nói này, trước tiên cần học năm chữ chân ngôn.

Vào lúc Hân Hân được hai tuổi, một ngày nọ bà bác đến nhà Hân Hân chơi, nhìn thấy cháu ngồi trên sô pha một mình và tỏ ra có chút buồn bã, bà bác hỏi: “Hân Hân, cháu làm sao vậy?” Sau đó bà bác ngồi xuống bên cạnh Hân Hân, ôm cháu vào lòng, Hân Hân rúc vào lòng bà rồi thỏ thẻ bên tai bà rằng: “Con thấy số người luyện Pháp Luân Công ít quá, nếu như có nhiều người hơn thì có phải tốt không chứ!” Tiếp đến, Hân Hân đếm từng ngón tay và nói rằng: “Chỉ có con, mẹ, bà ngoại, bà, còn có bà ngoại của Đình Đình (bạn của Hân Hân ở lớp mẫu giáo)…” Hân Hân cũng tính cả bản thân mình trong đó, thì ra là Hân Hân buồn vì chuyện này, cháu nhỏ đang suy nghĩ việc đại sự đấy!!!

Vào năm Hân Hân lên lớp một, vì để bổ sung lực lượng tà ác của chúng, từ sớm Trung Cộng đã bắt học sinh lớp một gia nhập vào tổ chức đội. Hân Hân trở về nhà nói với mẹ chuyện này, mẹ hỏi Hân Hân rằng: “Vậy con phải làm sao?” Hân Hân trả lời mẹ: “Con không vào tổ chức đó đâu!” Mẹ trả lời: “Đúng! Chúng ta không gia nhập nó, vào đội là tự nguyện vào, chúng ta không đồng ý. Cần nghe theo lời Sư phụ”. Sau đó mẹ cùng Hân Hân phát chính niệm, giải thể sự bức hại của tà linh đối với Hân Hân. Sau này, giáo viên sắp đặt cho từng học sinh trong lớp gia nhập đội, cả lớp chỉ có một mình Hân Hân không vào đội. Thế nhưng, trước giờ cũng không có giáo viên nào tìm Hân Hân để đề cập đến chuyện này, dường như sự việc đó không tồn tại vậy. Hân Hân và mẹ đều biết rằng, bởi vì Hân Hân chính niệm kiên định nên Sư phụ đã giúp hóa giải chuyện này.

Những điều chia sẻ trên đây đều được chỉnh lý biên tập từ những câu chuyện có thật của Hân Hân. Chúng tôi dùng Hân Hân làm hóa danh cho cháu bé trong câu chuyện.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/279224