Đệ tử Chính Pháp (25): Thể ngộ về càn khôn trong Pháp

Tác giả: Tử Vận

[ChanhKien.org]

Thông thường chúng ta khi học Pháp chỉ là đọc Pháp vào đầu, gấp sách lại liệu có thể nhớ được bao nhiêu? Đa phần đóng kinh sách lại là quay về với mô thức tư duy người thường, sống phù hợp tối đa với trạng thái người thường.

Sau khi học Pháp vào đầu rồi, tôi liền dùng tất cả thời gian để suy nghĩ thực hành. Sư phụ từng nói:

“Tư tưởng trong chính niệm không có giới hạn, sẽ nghĩ được rất rộng rất thoáng, trí huệ sẽ không có hạn chế gì” (Giảng Pháp tại các nơi III – Giảng Pháp tại Pháp hội vùng đô thị New York [2003])

Cũng tức là nói khi suy nghĩ ở trong Pháp thì có thể luôn ở trong chính niệm, bản tính của con người sẽ thuận theo sự đề cao thăng hoa của tư duy mà giác ngộ, tư duy sinh sống trong trần thế đạt được chính niệm, vậy thì hết thảy sự việc gặp phải trong công tác, sinh hoạt đều là cơ hội để khai mở trí huệ. Tuy rằng công tác không phải là tu luyện, nhưng chúng ta có thể ở trong công tác mà khuếch đại vô hạn trí huệ, ngộ tính cũng từ đó mà tới. Có thể thấy Pháp lý ở tầng thứ cao hơn được xếp đặt trong cơ chế tu luyện của bạn, đợi đến khi tư duy của bạn tiếp xúc đến những bước ngoặt này thì sẽ triển hiện cho bạn, tùy thời tùy chỗ khai trí khai huệ, từ đó khai mở cánh cửa lớn ở cảnh giới cao hơn. Học Pháp là để đắc Pháp, hai chữ “tu luyện” trọng điểm đặt tại “tu”, quá trình tu tâm là quá trình dũng mãnh đột phá, giác ngộ ở trong Pháp, mà công trụ của chúng ta cao bao nhiêu là do độ rộng mở của tâm tính quyết định, sự từ bi của chúng ta là thể hiện dung lượng của tâm tính, đây chính là cảnh giới.

Sư phụ từng nói:

“Sư phụ lĩnh tiến môn, tu hành tại cá nhân” (Chuyển Pháp Luân)

Cùng một Sư phụ chỉ dạy, cùng tu một bộ Pháp, sự chênh lệch về khoảng cách giữa những người tu luyện có quan hệ với căn cơ của họ, nhưng cũng không phải tuyệt đối. Cá nhân tôi cho rằng chủ yếu là vấn đề phương thức, phương pháp tu luyện. Nếu tôi nói nguyên nhân là do tu luyện không đắc được yếu lĩnh, có thể người khác xem rồi trong tâm sẽ không thoải mái, đệ tử chân tu đều đang rất tinh tấn làm tốt ba việc, điều này không có gì phải bàn cãi. Đối với tu luyện mà nói, chúng ta đem Pháp đã học được dung nhập vào trong tư duy để suy nghĩ về hết thảy những chuyện đã xảy ra trong cuộc sống, chính là đang trong quá trình quy chính và hoàn thiện bản thân rồi, chỉ khi chứa đầy chính niệm trong đầu mới là lý trí nhất, lý trí đối mặt với hết thảy mọi thứ ở thế gian, chúng ta chính là bậc trí giả nhìn thấu thế sự, vậy hết thảy những thứ gặp phải dù là việc tốt hay việc xấu đều có thể trở thành những bước ngoặt để đề cao trong tu luyện.

Tư duy của chúng ta tới từ nguyên thần, thông qua học Pháp chúng ta đều biết, nguyên thần sinh ra từ trong đặc tính Chân – Thiện – Nhẫn của vũ trụ, là thể hiện tồn tại tinh thần, thân thể chỉ là tải thể, cũng có thể hiểu cái nhục thân này chính là vật chứa của nguyên thần. Giả thiết nguyên thần của chúng ta tới từ không gian bốn chiều trở lên, thực tế nguồn gốc của nguyên thần vượt quá xa khỏi nhận thức của con người về chiều không gian rồi, tạm thời nói như vậy, bởi vì khi nói về những thứ vượt khỏi nhận thức của cái gọi là khoa học của con người, liền bị coi là nói không rõ ràng, không hiểu, không dễ lý giải, chỉ có thể dùng nhận thức hữu hạn và năng lực tiếp thu hữu hạn của con người để giải thích một chút. Mà nhục thân lại là thứ sản sinh trong không gian ba chiều, là tồn tại vật chất, chính là cái thế gian này mà chúng ta sinh tồn. Như vậy nguyên thần của chúng ta mang trí huệ của không gian bốn chiều trở lên, nhưng lại bị ép vào trong đại não của nhục thân ba chiều này, do chịu giới hạn của chiều không gian mà trí huệ cao hơn bị phong bế lại, cũng giống như đem cả vũ trụ đựng trong vỏ trứng gà, bạn có năng lực lớn tới đâu cũng phải chịu sự hạn chế của tầng vỏ vật chất này, tư duy quan niệm chỉ có thể ở trong phạm vi của con người, thần tính không khởi lên được.

Do đó đại não của nhân loại hiện tại chỉ có thể khai mở không quá 10%, còn 90% thuộc về phạm vi lĩnh vực chưa được biết, cho dù có cái gọi là khoa học kỹ thuật hiện đại thì bất quá cũng chỉ là ôm giữ cái chưa biết mà bước đi trên con đường đã biết mà thôi. Do đó rất nhiều nhà khoa học có sáng kiến đều đang suy nghĩ, nếu như có thể khai mở đại não của nhân loại nhiều hơn,… thậm chí khai mở toàn bộ, thì nhân loại sẽ thế nào? Vấn đề này kỳ thực vào thời kỳ thượng cổ ở Trung Quốc cổ đại đã có thể kiểm chứng, thời kỳ thượng cổ là thời kỳ nhân Thần cùng tồn tại, do đó có 3000 năm lịch sử không được ghi chép, không được con người biết đến, chỉ có thể tìm được một chút manh mối trong ba cuốn đại kỳ thư (Sơn Hải Kinh, Chu Dịch, Hoàng Đế Nội Kinh) được lưu từ thời thượng cổ.

Văn minh của đất nước Trung Hoa cổ xưa không phải là không có gì để ghi chép, sợi dây xuyên suốt từ văn minh cổ đại tới văn minh Hoa Hạ được ghi chép sau này chính là văn hóa Thần truyền. Có thể thấy văn hóa cổ đại mới là khoa học nhất, trực tiếp tìm hiểu từ nhân thể, sinh mệnh, vũ trụ, thuận theo quy luật vận hành của thiên đạo, đi theo con đường tinh thần thì sẽ đến gần với Thần hơn, trí huệ tự nhiên sẽ khai mở hơn. Các nơi trên thế giới đều lưu lại rất nhiều di tích lịch sử văn minh cổ đại, các di tích này khiến khoa học hiện đại chỉ dám chiêm ngưỡng, căn bản không thể theo kịp. Hơn nữa từ khi có truy cầu về vật chất, con người dần dần bị vật chất dẫn dắt, sinh ra các chủng tư tâm, thậm chí vì để thoả mãn nhu cầu vật chất nhiều hơn nữa mà bày mưu tính kế, từ đó làm tổn hại lẫn nhau, cướp đoạt của nhau, gây ra nhiều nghiệp lực hơn nữa, nhân tâm không còn thuần khiết mà trở nên ngày càng phức tạp. Cứ như vậy dần dần xa rời con đường tinh thần, đi theo con đường vật chất, ngày càng xa rời bản tính của mình.

Nguyên thần là thể hiện tồn tại tinh thần, thông qua tư duy để lèo lái nhục thân này, biểu hiện ra chính là thuần chân, thiện lương, đây chính là bản tính của con người, giúp cho con người ở thế gian được tâm pháp đạo đức ước thúc. Nhưng con người lại tự bành trướng dục vọng của nhục thân mà sản sinh ra ác, dần dần nuôi dưỡng ma tính, khiến bản tính thiện lương cũng tức là Phật tính dần dần bị ma tính lấp mất, con người coi các quan niệm biến dị hình thành trong quá trình truy cầu hưởng thụ vật chất, và nghiệp lực tư tưởng hình thành trong mưu kế đấu đá trở thành tự kỷ, lâu dần hình thành nên tư tưởng quan niệm tự ngã hậu thiên chi phối ngôn hành của con người, biểu hiện ra chính là ác, lòng tham không đáy, tự tư tự lợi, không từ thủ đoạn, chỉ vì bản thân. Bản tính trong tư duy cũng tức là chính niệm (chân ngã) không khởi được tác dụng chủ đạo, thậm chí bị đẩy ra ngoài lề, vậy cái nhục thân này không còn được đạo đức ước thúc nữa, trở nên sa đoạ, dần dần mất đi diện mục vốn có, người ta coi giả ngã được hình thành trong quan niệm hậu thiên là bản thân mình, sống như cái xác không hồn.

Con người rời xa Thần liền không tin Thần nữa, hoặc nửa tin nửa ngờ. Cái xác không có chính tín gia trì liền bị tà linh cộng sản dùi vào sơ hở, nó dựng nên thuyết tiến hóa giả tạo, dùng lý luận giả tạo khỉ biến thành người để thay thế tín ngưỡng của con người, mê hoặc thế nhân, dựng nên cái gọi là vô thần luận để phủ nhận sự tồn tại của Thần, cũng tức là không thừa nhận sự tồn tại của linh hồn con người, cũng bằng như đang tiêu diệt linh hồn của con người, dùng tà thuyết vô thần trói buộc tư duy của con người giam vào trong thể chế của tà linh, bắt con người thế gian chôn vùi theo tà linh. Tên đại ma đầu ứng theo kiếp nạn mà sinh ra, đã phát động cuộc bức hại đối với quần chúng tín ngưỡng Chân – Thiện – Nhẫn, triệt để đẩy xã hội nhân loạn hướng tới giai đoạn diệt trong thành trụ hoại diệt của vũ trụ.

Do đó ngày mạt thế mà các dự ngôn từ cổ chí kim nhắc đến đều chỉ ngày hôm nay, mấy lần ngày tận thế nhắc đến trong dự ngôn, nhân loại đều may mắn vượt qua. Không phải là dự ngôn không chuẩn nữa, mà là Sáng Thế Chủ võng khai nhất diện, Pháp Luân Đại Pháp sớm đã hồng truyền toàn thế giới, địa cầu tiến vào thời kỳ tịnh hóa, mở rộng vô hạn con đường hy vọng sống trong dự ngôn, khai mở phương thức cứu rỗi cuối cùng của Thần ở nơi thế gian con người. Dự ngôn năm 1999 đại vương Khủng Bố từ trời giáng xuống, ngày tận thế đã không xảy ra, đệ tử Đại Pháp vì chúng sinh mà chịu nạn, từ đó trong hơn 20 năm dài bức hại tàn khốc, đã biến bản thân trở thành ngọn lửa, biến sinh mệnh trở thành nhiên liệu, vì thế nhân trong thời mạt kiếp mà thắp sáng ngọn lửa hi vọng, giống như ngọn hải đăng chỉ dẫn phương hướng, giảng thanh chân tướng hướng tới thế nhân, thoái xuất tà đảng, phá trừ xiềng xích của vô thần luận, tịnh hóa tâm linh, đề cao đạo đức, tam thoái bảo bình an. Thời gian của nhân loại vì vậy mà được Thần kéo dài, cho con người thời gian đủ để thức tỉnh, đệ tử Đại Pháp trong quá trình giảng thanh chân tướng hướng tới thế nhân, đã thức tỉnh vô số chúng sinh bị tà linh mê hoặc, thức tỉnh bản tính con người quay về với vòng tay của Thần.

Do đó ngày tận thế năm 2012 của thế giới, nhờ sự từ bi của Sáng Thế Chủ mà một lần nữa thời gian được kéo dài, mở ra nhiều cơ duyên đắc cứu hơn nữa cho những chúng sinh vẫn chưa được đắc cứu. Chớp mắt đến năm 2021, trong người thường có câu nói quá tam ba bận, cơ hội sẽ cấp đủ nhưng sẽ không kéo dài một cách vô hạn. Không ai có thể đứng một chỗ chờ bạn vô thời hạn, theo kịp là may mắn, không theo kịp cũng là sự lựa chọn của chính bản thân bạn.

Quá tam ba bận mà tôi nói là chỉ những thiên tai nhân hoạ mang tính toàn cầu có tần suất cao, những năm gần đây các thiên tai nhân hoạ cục bộ tần suất nhỏ cũng ngày càng thường xuyên hơn. Tai hoạ có tần suất cao có thể qua đi một cách mất tăm mất tích, tai hoạ có tần suất thấp lại thi thoảng phát sinh, vì là tai nạn mang tính toàn cầu nên hễ xảy ra thì tất cả mọi người đều sẽ mất đi cơ hội được cứu rỗi. Mà sự phát sinh của tai hoạ có tần suất thấp sẽ cảnh tỉnh nhiều thế nhân hơn nữa, khiến họ đối mặt với tai hoạ trước mắt mà suy nghĩ về nhân sinh, nhiều khi con người chỉ ở trong ranh giới sinh tử mới có thể triệt để buông xuống hết thảy truy cầu dục vọng, tĩnh tâm xuống suy nghĩ, từ đó thức tỉnh bản tính, biến việc xấu thành việc tốt, do đó nói con người trải qua sinh tử lại càng dễ ngộ ra, sự từ bi của Thần đâu đâu cũng có.

Nguy cơ trước mắt của nhân loại, sự lây lan của dịch bệnh cũng sẽ có lúc trở nên hòa hoãn, lưu lại cho đại đa số người cơ hội nhìn rõ chân tướng, tìm về tự ngã, nếu bạn vẫn cho rằng tai hoạ giáng xuống đầu mình là do ông trời không có mắt, thoát khỏi rồi chính là sự may mắn của bản thân, vậy chính là đã cô phụ sự cứu rỗi của Thần rồi. Thế nào là Phật ân hạo đãng, mỗi một cơ hội tự phản tỉnh đều là thể hiện của Phật ân hạo đãng, ngày mà nhân loại đến gần đại thẩm phán của Thần đang tới gần, cơ hội không nhiều nữa, hãy trân trọng cơ duyên có thể nghe được chân tướng, biện pháp vượt qua khỏi kiếp nạn là tâm hướng Thần sám hối sửa sai, ghi nhớ chân ngôn “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân – Thiện – Nhẫn hảo” để có được tương lai tốt đẹp cho bản thân mình.

Cuối cùng tôi xin kể một câu chuyện cười, có quan điểm như thế này, cho rằng đứa trẻ tự kỷ là sinh mệnh có trí huệ ở chiều không gian cao, đến thế gian liền thấy kinh hãi, sao lại rơi vào chuồng lợn thế này, nơi nào cũng là lợn, hơn nữa những con lợn này còn tự cao tự đại ảnh hưởng tới đứa trẻ, lôi kéo nó, muốn biến nó thành lợn giống như mình để hưởng thụ lạc thú của lợn, vậy làm sao được, đành phải tự phong bế trí huệ bản thân lại để không bị sự xâm nhiễm của thế gian dơ bẩn này. Câu chuyện cười này không thấy đáng cười, nhưng có một chút thâm sâu, có lẽ dùng trí huệ ở cao tầng nhìn thế gian, khi không có mê nữa, trần thế rất có thể chính là một chuồng heo trong mắt của sinh mệnh cao cấp.

Đừng quên rằng Bát Giới trong Tây du ký từ thượng giới bị đánh xuống hạ giới, đường đường là Thiên Bồng Nguyên Soái thế nhưng lại bị đầu thai làm lợn, có đúng là bị đầu thai nhầm làm lợn không? Chà, chưa biết chừng, cũng có thể nhân gian chính là nơi dơ bẩn như vậy, đầu thai làm lợn là để nhắc nhở Bát Giới đừng quên nguồn gốc, lời này không dễ nghe, nhưng bạn thử nghĩ kỹ xem có chút ý tứ gì chăng!

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/265712