Khám phá phong thủy (2) – Thiển đàm về phong thủy

[ChanhKien.org]

Nhắc đến phong thủy, khẳng định là có rất nhiều người có nhiều nghi vấn, ví như phong thủy rốt cuộc là gì, phong thủy khởi tác dụng như thế nào, cho đến nguồn gốc của phong thủy, v.v. Những vấn đề cơ bản này nếu không được giải thích rõ ràng, sẽ là chướng ngại cho nhận thức về phong thủy của nhiều người, đặc biệt là những người ở Trung Quốc đại lục sẽ đơn giản là quy nạp thành mê tín rồi từ đó mà bài xích nó. Vậy chúng tôi sẽ từng bước từng bước một, trước tiên từ nguồn gốc bề mặt của thuật ngữ “phong thủy” này mà giải thích một chút.

1. Nguồn gốc của phong thủy

Thuật ngữ “phong thủy” bắt đầu xuất hiện trong Táng thư được viết bởi Quách Phác (tự Cảnh Thuần, sinh năm 276, mất năm 234, là sử gia, thi gia, văn học gia, Đạo gia và phong thủy gia) vào thời Đông Tấn. Trong sách, Quách Phác định nghĩa “phong thủy” là “an táng giả (kẻ được an táng), ẩn tàng vậy, phải dựa vào sinh khí”… “Khí” nương theo gió tất sẽ tản ra, ở trong nước tất sẽ đình chỉ (ngừng vận hành), người xưa tìm cách khiến nó tụ lại không tán, khiến nó vận hành chứ không đình chỉ, vì cớ đó gọi nó là phong thủy. Quách Phác đưa ra khái niệm “khí”, hơn nữa trích lược cô đọng tối đa diện mạo ngoại hình của hai nguyên tố “gió” và “nước” để hiểu rõ nguồn gốc của “khí” và điểm quy tụ của nó. Bởi vì ông đề cập đến từ “phong thủy” lần đầu tiên trong cuốn Táng thư và đặt định cấu trúc lý luận cho phong thủy, nên ông được xưng tôn là thủy tổ của phong thủy giới.

Kỳ thực, lịch sử của lĩnh vực phong thủy này so với lịch sử của Táng thư còn dài hơn nhiều. Các học giả phong thủy đời sau cho rằng trong “Thi Kinh: Đại nhã – Công Lưu” có những mô tả liên quan đến các hoạt động phong thủy:

“Công Lưu trung hậu, quan sát xem xét vùng đất này định chỗ cho dân ở, tài nguyên nhiều và phong phú… tìm lên đến tận núi cao, rồi lại xuống đến bình nguyên.

Công Lưu trung hậu, đi đến trăm con suối, cánh đồng mênh mông ngẩng mặt lên trông xa tít tắp, lại leo lên ngọn đồi phía Nam, là đứng đó có thể quan sát về vùng đất kinh thành. Rồi làm nhà ở quanh nơi kinh thành, cư ngụ từng đoàn từng đoàn khách lữ, nói nói cười cười vô cùng vui vẻ.

Công Lưu trung hậu, cương thổ vừa rộng vừa dài, leo lên gò cao quan sát bóng Mặt Trời, xem xét âm dương, quan sát tới nguồn của con suối…… xem xét đánh giá chỗ đầm trũng và vùng bình nguyên… xem xét phía Tây của các ngọn đồi”.

Từ những miêu tả đầy đủ nhất về mấy đoạn thi tình họa ý đẹp đẽ thơ mộng này, chúng ta dường như phảng phất thấy cổ nhân vì để “tư vũ” (xem xét không gian) mà có lúc “trắc cương” (leo lên đồi), có lúc thì “giáng nguyên”, có khi thì “thệ thủy” (đi đến các con suối), cũng có khi “quan kinh” (quan sát nơi kinh thành). Quá trình đó là có những nét tương đồng với những nhà phong thủy học hậu thế với bốn bộ khúc (bốn điểm) gồm: Mịch long, Sát sa, Quan thủy, Điểm huyệt.

Trong bài “Đại nhã – Miên” trong Thi Kinh cũng có mô tả tương đồng: “Cổ Công Đản Phụ, sáng sớm đã xuất hành, lĩnh suất con cháu đi dọc bờ sông về phía Tây, đến dưới chân núi Kỳ (thuộc Thiểm Tây, Trung Quốc). Sau đó lấy cô gái người Khương làm vợ, cùng nhau xem xét non nước và nơi ở”. Cổ Công Đản Phụ, là cha của Quý Lịch, ông nội của Chu Văn Vương, người lĩnh suất dân tộc chuyển dời đến Kỳ Sơn. Ý tứ của từ “tư vũ” trong bài thơ nghĩa là “thẩm thị” (suy nghĩ đánh giá) và “tương khán” (xem xét lẫn nhau).

Những hoạt động phong thủy này được người thời bấy giờ gọi là “tương địa” hay “hình pháp” (là hệ thống lý luận phong thủy do trường phái Giang Tây đưa ra). Phong thủy còn được gọi là “kham dư” (tên gọi chung cho khái niệm trời đất), vậy cách nói “kham dư” này nguồn gốc là từ đâu? Thuật ngữ “kham dư” xuất hiện sớm nhất vào thời Tây Hán do Hoài Nam Vương Lưu An chủ trì môn khách biên soạn cuốn sách thứ ba Thuận thiên văn trong bộ sách Hoài Nam tử, nó mang hàm nghĩa về đạo lý vận hành của Thiên Địa. Hứa Thận (sinh năm 30, mất năm 124, thọ 95 tuổi, là Kinh học gia, văn tự học gia, ngữ ngôn học gia) thời Đông Hán đã nói: “Kham là Thiên đạo (trời); Dư là Địa đạo (đất) vậy!”

Phong thủy còn có cách gọi là “địa lý”. Địa lý xuất hiện sớm nhất trong Hệ từ (là một cuốn sách nghiên cứu về Dịch, thường đề cập đến Dịch truyện, Hệ từ truyện hoặc Chu dịch Hệ từ) của Chu dịch: “Dịch là Thiên Địa chuẩn (chuẩn mực của trời đất): cố nhiên có thể dễ dàng trợ yên trời đất. Ngẩng lên quan sát thiên văn, cúi xuống quan sát địa lý, chính là đã biết rõ ràng chốn u minh”.

Đến khi Quách Phác viết Táng thư, kỳ thực là ông đã đứng trên vai những người khổng lồ, ngoại trừ việc chỉnh lý một số lý luận phong thủy ra, ông chủ yếu là làm rõ thêm thuật ngữ “phong thủy” này. Cũng giống như thuật ngữ “khí công” của người đời sau, nếu không đi nghiên cứu thì sẽ rất khó từ ý tứ bề mặt của chữ “phong thủy” này mà đoán biết được Thiên ý cũng như thăm dò được nội hàm của Thiên Địa là thế nào.

Bất kể là khí công hay là phong thủy đều giảng về “khí”, hiện nay rất nhiều người lý giải nó là dòng khí, kỳ thực không phải vậy. Hán ngữ hiện đại (chữ giản thể) bị đơn giản hóa quá nhiều, rất nhiều chữ bị loại bỏ không dùng, từ đó mà tạo thành một số lý giải mơ hồ khác nghĩa. Khí ở đây được giải thích là “炁”(khí) (không có lửa) sẽ chuẩn xác hơn một chút, đây là nguồn gốc từ văn hóa Đạo gia cổ đại của Trung Quốc, là đại biểu cho năng lượng.

Phong thủy được phổ cập rộng rãi trong quần chúng hiện nay, chính là bắt đầu từ sự phổ biến phong thủy của triều đại Minh, Thanh đến nay, trên thế giới là truyền bá những thứ vỏ ngoài, lưu truyền một chủng thuật loại, hình thành ra rất nhiều các môn phái khác biệt của phong thủy như “Huyền không”, “Lục hào”, “Lý khí”… Hiện tại có thể thấy được có hai loại trước tác phong thủy chính yếu, một là Hình pháp và một là Lý khí. Hình pháp chủ yếu đề cập đến năm yếu quyết là Loan đầu (mỏm núi), Long, Huyệt, Sa (cát nhỏ), nước và hướng, còn Lý khí là ở trên cơ sở này mà thêm vào các thứ của lý luận Dịch học như Cửu cung Bát quái, Âm dương Ngũ hành. Kỳ thực chúng chẳng qua là từ các đại sư phong thủy qua các thời đại đã từ một số kinh nghiệm bản thân mà tổng kết ra, nếu không đắc được chân truyền thì chỉ là dựa vào kinh nghiệm để suy đoán rồi tổng kết lại những kinh nghiệm đó mà thôi. Chính là họ chỉ biết “hình” mà không biết “thần”, chỉ là loanh quanh ở “ngoại hình”, thậm chí còn gây ra tranh đấu ồn ào với các trường phái phong thủy khác.

Ví như ở cùng một nơi, phái Huyền không nói có đất, có thể an táng (chôn cất), phái Lý khí nói không được, hễ chôn cất xong xác thực có phát tán ra; ở một nơi khác, phái Lý khí nói có thể, Huyền không nói không được, hễ chôn cất xong giống như sẽ bị phát tán ra. Vậy Huyền không đúng hay Lý khí đúng đây?

Trong hoạt động thực tiễn của phong thủy, chúng tôi phát hiện rằng có một nơi phải chăng là “chân huyệt” (huyện đạo chân chính), đó là lý do quyết định huyệt vị đó có hay không có “Thần”, chúng tôi gọi vị Thần trấn giữ huyệt vị này là “Địa Linh Thần”, đồng thời còn dựa vào việc thầy phong thủy có uy đức hay không mới có thể câu thông được với Địa Linh Thần mà khởi tác dụng, chứ không chỉ là hoàn toàn dựa vào xem hình thế của đất.

Có người cho rằng học vấn về phong thủy này là con người trong trường kỳ tích lũy kinh nghiệm về thăm dò trắc định hình thế địa chất mà hình thành nên môn học này. Nếu thực sự là như thế, vậy thì với trình độ hiện đại hóa của khoa học kỹ thuật hiện nay, ai muốn làm Hoàng đế chính là có thể dùng máy móc cơ giới hiện đại, ở nơi địa hình đã được tổng kết đúc rút kinh nghiệm kia mà làm địa huyệt (lăng mộ) cho bản thân là có thể thành công rồi sao? Tại sao điều đó không thể được? Đó là vì con người có thể phỏng theo mô hình phong thủy mà tạo địa hình, nhưng quả thực là không cách nào sắp đặt được cho vị Địa Linh Thần kia trú ngụ ở đó.

Phong thủy được quy về tiểu đạo thế gian của Đạo gia, văn hóa Đạo gia cho rằng căn nguyên (nguồn gốc) sinh mệnh con người là ở Thiên thượng, mục đích của sinh mệnh là thông qua tu luyện dần dần tiếp cận và cuối cùng và đồng hóa với bản tính tiên thiên của bản thân, gọi là phản bổn quy chân. Con đường tu luyện của các thầy phong thủy là quá trình quay trở về bản tính tiên thiên của bản thân, dần dần tiếp cận được năng lực của Thần linh, và xuất hiện công năng đặc dị, có thể nhìn được “khí” trên địa huyệt (chỗ an táng), có những ánh sáng là do huyệt vị kia đối ứng với chỗ mang năng lượng trên thân của Địa Linh Thần mà hiển hiện ra, những vị có công năng cao thậm chí có thể trực tiếp nhìn được ở chỗ huyệt vị đó có hình tượng của Địa Linh Thần. Địa Linh Thần đối ứng với huyệt vị nếu khởi tác dụng càng lớn thì huyệt vị càng tốt. Vậy phong thủy thực chất có thể khởi tác dụng có nguyên nhân là do tác dụng của Thần ở phía sau hình thức bề ngoài.

Văn hóa truyền thống Trung Hoa là văn hóa sùng bái Thần, rất nhiều thư tịch cổ cùng với truyền thuyết cổ xưa ghi chép lại và lưu truyền rằng ở vùng đất Thần Châu Đại địa của chúng ta vào thời cổ đại đã tồn tại một thời kỳ nhân Thần đồng tại, lúc đó, các vị Thần Tiên thường hiển hiện trong thế gian con người để truyền bá cho tổ tiên nguyên thủy các chủng loại văn hóa và kỹ nghệ (kỹ thuật, nghệ thuật). Mọi người có thể không cần gieo quẻ coi bói mà trực tiếp câu thông với các vị Thần để liễu giải Thiên ý.

Tương truyền, một số nhân vật có đức hạnh đều là thông qua Thần Tiên trực tiếp chỉ điểm dạy bảo mà trở thành thầy phong thủy. Trong truyền thuyết dân gian thời đại nhà Đường, bậc thầy phong thủy Dương Quân Tùng (1), đã gặp được Cửu thiên Huyền nữ, đắc được thụ giáo nên mới tinh thông phong thủy, trở thành Nhất đại Đại gia (nhà phong thủy lớn nhất của một thời đại), cho nên phong thủy chân truyền của môn nhân họ Dương là một môn phái, họ cúng phụng tổ sư là Cửu thiên Huyền nữ. Mà trong giới phong thủy còn có ghi chép lại tên tuổi thầy phong thủy sớm nhất là Thanh Ô Tử, cũng có ghi chép nói là đại thần của thời kỳ Hoàng đế, trong lưu truyền của dân gian, thì những mô tả sớm nhất về phong thủy của nền văn minh phương Đông lần này cũng là từ thời điểm đó mà bắt đầu.

2. Vì sao phong thủy lại khởi được tác dụng?

Hiện nay không ít người cho rằng phong thủy là mê tín. Ví như việc tìm kiếm một địa điểm tốt để an táng di hài tổ tiên có thể ảnh hưởng đến họa phúc của đời sau, mặc dù trong lịch sử ghi chép lại không thiếu những sự việc như vậy nhưng rất nhiều người hiện đại trong tư tưởng cảm thấy phi lý lạ thường, không biết nguyên do từ đâu, vì vậy mà cảm thấy điều này là không thể. Kỳ thực vật lý học hiện đại đã phát hiện rằng giữa vật chất với nhau có một mối liên hệ xuyên việt thời gian và không gian, trong vật lý lượng tử gọi là liên kết lượng tử.

Nói ra thì rất dài, tại phương Tây, khoa học hiện đại ra đời tại phương Tây đối lập về hình thức bề mặt với tôn giáo, triết học và giả kim thuật của Tây phương, nhưng xác thực là chúng có mối liên hệ nội tại không thể tách rời. Kinh thánh nói rằng Thượng Đế tạo ra vũ trụ, vào ngày đầu tiên là có ánh sáng, và thế là có ánh sáng, rồi sau đó là vì con người mà Thượng Đế tạo ra vạn sự vạn vật trên thế giới này, chuẩn bị thật tốt một hoàn cảnh sinh sống cho con người rồi cuối cùng tạo ra con người vào ngày thứ sáu. Ngày thứ bảy, Thượng Đế tạm nghỉ ngơi, kỳ thực, Ngài cũng là vì con người mà tạo ra việc nghỉ ngơi, để con người tận hưởng phúc lành trong việc nghỉ ngơi. Con người đã được Thượng Đế sáng tạo cho họ một hoàn cảnh sinh tồn như vậy một mạch cho đến bây giờ.

Thuận theo sự phát triển của khoa học hiện đại, con người có sự hiểu biết càng ngày càng nhiều đối với vũ trụ này, con người được sinh ra vào ngày thứ sáu ấy, họ đã bắt đầu nghiên cứu xem ánh sáng được tạo ra vào ngày đầu tiên là thứ gì, từ đó một loại vật lý học rất kỳ quái đã ra đời, gọi là vật lý lượng tử. Và nó có tác động to lớn đến giới vật lý, triết học và tôn giáo hiện nay.

Căn cứ theo cách giải thích của vật lý lượng tử, ánh sáng là một chủng vừa là sóng vừa là hạt, đặc tính này trong cơ học lượng tử được gọi là lưỡng tính sóng hạt, mà hơn nữa thứ ánh sáng này còn có tính không xác định, cũng chính là bạn xác định được vị trí của nó thì cũng không có cách nào xác định được tốc độ của nó và ngược lại, nếu xác định được tốc độ của nó thì cũng không cách nào xác định được vị trí của nó. Các nhà khoa học từ góc độ của vật lý học truyền thống đã nhìn thứ giống lừa mà không phải lừa, giống ngựa mà không phải ngựa này là lượng tử. Vì để nghiên cứu nó, các nhà khoa học đã cho ra đời một môn khoa học mới, gọi là vật lý học lượng tử.

Giới vật lý học lượng tử đã xuất hiện rất nhiều cao nhân, và những cuộc đàm luận vô cùng ly kỳ của họ khiến người ta càng ngày càng không cách nào phân biệt được ai là khoa học gia hay ai là triết gia… Ví dụ, nhà khoa học người Anh Penrose đã đưa ra thuyết “Đa vũ trụ”, ông tuyên bố rằng vũ trụ mà chúng ta đang sinh sống này sẽ không ngừng phân chia, mỗi lần quan sát của chúng ta (đây là một từ xuất phát từ chủ nghĩa duy tâm) thì nó sẽ phân chia một lần, toàn bộ các vũ trụ phân chia đều tồn tại cân bằng, vì vậy tất cả các khả năng đều đồng thời tồn tại; nhưng chúng ta chỉ sinh sống ở một trong số các vũ trụ đó nên không cách nào cảm nhận được sự tồn tại của các vũ trụ khác. Ở một vũ trụ khác, Hitler có thể đã chế tạo ra bom nguyên tử trước cả nước Mỹ; J.F. Kennedy có thể vẫn chưa bị ám sát; bố mẹ bạn có thể chưa kết tinh tình yêu, và bạn thậm chí có thể là không tồn tại…

Trong vật lý học lượng tử có một hiện tượng thu hút sự chú ý rất lớn đối với nhiều người, gọi là hiện tượng vướng mắc lượng tử hay vướng víu lượng tử. Các nhà vật lý học nói: Có những mối liên quan mạnh mẽ giữa hai hay nhiều hơn thế các hệ thống lượng tử phi định hướng, phi kinh điển. Nói một cách đơn giản, chính là sẽ có hiện tượng bất kể khoảng cách giữa hai lạp tử có cự ly bao xa thì một lạp tử cũng đều sẽ ảnh hưởng đến lạp tử kia, nghĩa là, hai hạt bất luận dù cách xa nhau đến đâu cũng không bị ảnh hưởng bởi thời gian và không gian, mà cũng không cần bất kỳ kết nối nào, chúng đều có thể “tâm tâm tương ứng”. Đây đơn giản giống như điều viển vông nên khó trách nhà khoa học lượng tử Pauli đã nói rằng vật lý học lượng tử là “ngành khoa học thoát thai từ giả kim thuật, và bây giờ nó có vẻ còn thần bí hơn cả thuật giả kim”.

Những lý thuyết kỳ lạ tưởng chừng như hoang đường phi lý trên đây lại đều là những thành tựu khoa học kỹ thuật hết sức thực tại, mà hơn nữa rất nhiều người đã đạt giải Nobel cho những lý thuyết kỳ quái nêu trên. Đọc đến đây có thể bạn vẫn chưa ra nhận ra ý vị của những lý thuyết này là gì, nói thẳng ra, nếu như hiện tượng “vướng mắc lượng tử” hiện nay thực sự được nghiên cứu thấu triệt, như vậy con người chúng ta hôm nay có thể thông qua sự việc nào đó của hôm nay, mà xuyên việt thời không để cải biến lịch sử của quá khứ hoặc tương lai… Cho nên, từ góc độ của thuyết lượng tử, phép màu của các vị Thần Tiên thuật sĩ cổ đại cũng không kỳ lạ chút nào.

Ở nước ngoài vẫn có những học giả tiến hành một số nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến phong thủy, phong thủy học cho rằng, thân thể con người là sự kết hợp của tinh cha huyết mẹ, có mối liên hệ tiềm tại sẵn có với những người trong huyết thống trực hệ với người đó. Nghe nói có một thực nghiệm là lấy tinh trùng của một người, đặt cách người đó một khoảng cách rất xa, sau đó từ sau lưng người tham gia làm thí nghiệm này đánh một cú rất mạnh khiến anh ta giật mình, kết quả là trong phòng thí nghiệm đặt ở chỗ rất xa kia, tinh trùng của người này cũng biểu hiện ra phản ứng sợ hãi tương tự như thế.

Thí nghiệm này đều đã được phát sóng trên các phương tiện truyền thông chính thống ở nước ngoài, rất nhiều người đã xem, nó đã đột phá rất nhiều rào cản, bất luận là từ lý thuyết hay là từ thực nghiệm thực tế, nó đã từ góc độ khoa học mà có thể chứng minh được phong thủy là có thể khởi được tác dụng thực tế trong thực tiễn cuộc sống.

Văn hóa chính thống Trung Quốc đi theo một con đường khoa học khác, là trực tiếp nhắm thẳng vào vũ trụ, thân thể người, thời không mà nghiên cứu, hơn nữa là từ góc độ đả tọa tu luyện, khai phá tiềm năng thân thể người mà phát triển khoa học, điều này là khác với con đường khoa học thực chứng được truyền ra từ phương Tây. Mặc dù như thế, dùng lý thuyết của khoa học thực chứng phương Tây hiện nay cùng với các thí nghiệm của nó cũng có thể kiểm chứng được tính chính xác của văn hóa Trung Quốc.

Các nhà hiền triết Trung Quốc đã có rất nhiều luận thuật sâu sắc về thiên nhiên kỳ diệu và vũ trụ huyền ảo. Ví như trong Kinh dịch viết: “Không có xa gần sâu kín, mà biết được việc tương lai. Nếu không phải là vật tinh vi nhất trong thiên hạ thì làm sao được như thế?” Nói về thuật bói toán, tử vi, bất luận thời gian hay vị trí xa gần, đều có thể biết rõ sự việc tương lai. Con người hiện nay tán thán tinh anh chí cao của Dịch đạo, tán thán Đại đạo của Thánh hiền.

“Dịch là vô tư (tạm hiểu là không suy tư), là vô vi vậy, tịch nhiên bất động, thấu cảm mà hài hòa với mọi việc trong thiên hạ. Không phải là Thần trong thiên hạ thì làm sao có thể được như thế”. Dịch là vô phương hướng vậy. Nhược bằng có niệm hữu vi, tất mới có phương hướng vậy, thì cũng không phải là Dịch. Thấu cảm là từ trái tim đến trái tim, do vậy mà trái tim đó thông suốt với tâm của thiên địa vạn vật. Vật có mấy phần động tĩnh, cho đến Thần, chỗ này gọi là mọi “động” khởi ra đều là tự nhiên vậy. Từ đó có thể thấy lý thuyết vật lý lượng tử của nghiên cứu khoa học hàng đầu hiện nay cùng với chỗ mê của Kinh dịch mấy nghìn năm trước đây của Trung Quốc đã vô tình trùng khớp, quy luật vận động của lượng tử cùng với quy luật được mô tả trong Kinh dịch đã là hoàn toàn tương đồng rồi.

3. Vậy phong thủy rốt cuộc là như thế nào?

Đạo gia cho rằng vũ trụ này giống như Thái cực, cũng do Âm và Dương tạo thành. Tam giới chỉ là một phạm vi cục bộ của vũ trụ, do Ngũ hành cấu thành. Cho nên vũ trụ diễn hóa ra tam giới, do Âm Dương diễn hóa mà thành Ngũ hành. Ngũ hành chỉ phù hợp với phạm vi trong tầng thứ này của tam giới, những nhận thức siêu việt ngoài phạm vi này chính là phải dùng đạo lý của Âm Dương chứ không thể dùng đạo lý của Ngũ hành mà dẫn dắt được. Giống như những sinh mệnh sinh sống trên địa cầu cần có “trọng lực” (lực hấp dẫn), nhưng những hiểu biết của khoa học cũng chỉ có thể là đúng, là chân lý trong phạm vi địa cầu này mà thôi, siêu việt qua địa cầu mà tiến nhập vào phạm vi của Thái Dương hệ (hệ Mặt Trời) thì nó sẽ trở thành lý luận sai lầm rồi. Con người khi tiến vào không gian, đi đến các hành tinh khác thì sẽ có trạng thái không trọng lực, và sẽ lơ lửng bay lên.

Phong thủy học ở Trung Quốc còn được gọi là Âm Dương học, phong thủy tiên sinh trong dân gian còn được gọi là Âm Dương tiên sinh, vậy liệu chúng ta có thể từ những điều này suy đoán ra phong thủy có nguồn gốc rất cao hay không, và đạo lý của nó ít nhất có thể phù hợp áp dụng cho vũ trụ này?

Thích Ca Mâu Ni nói rằng đất, nước, lửa, gió là “tứ đại”, và cho rằng vạn sự vạn vật trong thế giới vật chất này đều do tứ đại cấu thành. Lấy “con người” làm ẩn dụ: xương cốt thân thể là “đất”, mang tải toàn bộ toàn bộ nền tảng cơ bản của sinh mệnh; chất lỏng là máu chảy trong thân thể, là “nước”; nhiệt độ cơ thể người được khéo léo sắp đặt ở mức 37 độ C, còn hơn một độ kém một độ đều cảm thấy không ổn, đó chính là “lửa” và con người cần hô hấp mới có thể sống thì hô hấp chính là “gió”.

Từ nhận thức bề mặt không gian này của thế gian con người, phong thủy cũng có liên quan với ba nhân tố lớn là gió, nước và đất. Cho nên từ phạm vi nhận thức của Thích Ca Mâu Ni đối với vũ trụ mà nói, phong thủy cũng rất cao rồi, tối thiểu cũng chiếm ba nhân tố, cũng chính là nói nguồn gốc của phong thủy rất cao, chí ít cũng phù hợp với nhận thức của Thích Ca Mâu Ni về phạm vi rất lớn của vũ trụ này.

Vô luận là Đạo gia hay là Thích Ca Mâu Ni đều giảng về mối quan hệ giữa con người và vũ trụ. Phong thủy ở Trung Quốc được xếp vào tiểu đạo thế gian của Đạo gia. Tu luyện Đạo gia giảng “chu thiên”, giảng “huyệt vị”, còn giảng thân thể con người là tiểu vũ trụ, rất nhiều người dù ít dù nhiều đều biết một số tri thức nhất định về mối liên quan giữa chu thiên và huyệt vị của thân thể người, nhưng thân thể con người chính xác là tồn tại các loại hình thức khác nhau của chu thiên, kinh mạch cùng rất nhiều huyệt vị, là điều mà một người bình thường rất khó để có hiểu biết rõ ràng, bởi vì những điều này trước nay đều là những bí mật mà giới tu luyện luôn không dễ dàng công khai.

Trung Quốc cổ đại luôn nghiên cứu những bí ẩn giữa trời và đất, đưa ra học thuyết “Thiên nhân hợp nhất”, cũng chính là nói Thiên, Địa và nhân, tam tài đối ứng nhau. Đạo Đức Kinh nói: “Người thuận theo đất, đất thuận theo trời…”, như vậy mọi người nghĩ xem, nếu là như thế mà nói, trên Trời có phải cũng là có chu thiên và huyệt vị hay không? Chỉ là lúc này, huyệt vị không còn gọi là huyệt vị nữa mà gọi là Thần vị rồi, cũng chính là điều mà Đạo gia thường gọi Chu thiên ty chức Thần (Thần cai quản chu thiên), cũng có một số cách nói nào đó cho rằng có 365 vị, họ lần lượt nó đối ứng với 365 huyệt bên trong cơ thể người. Bề mặt chữ của chu thiên ý tứ là chỉ sự tuần hoàn giữa Trời và Đất, cơ thể người có chu thiên, vậy Trời Đất tự nhiên cũng sẽ có chu thiên tồn tại.

Tương tự như thế, vậy Đất có phải cũng là một thể hệ vũ trụ hay không, Đất có phải cũng là một sinh mệnh sống, và Đất cũng có mạch lạc, chu thiên và huyệt vị? Kỳ thực, nói thẳng ra, từ góc độ nào đó mà nhận thức, Đất cũng là Trời, cũng là người. Trời cũng là Đất, cũng là người. Con người cũng giống như vậy, là Đất, cũng là Trời. Ví như lý luận bề mặt của Trung y (y học Trung Quốc cổ đại), chính là cho rằng cơ thể người đồng thời có đầy đủ ba phần Thiên, Địa, nhân, phần bên dưới của cơ thể người là Địa, phần giữa cơ thể người là nhân, và phần trên của cơ thể người là Thiên.

Nếu như những lý luận trên đây là đúng đắn, vậy liệu chúng ta có thể nói rằng – phong thủy, tìm tòi khám phá ra thì chính là hoạt động bí ẩn huyền diệu của thể hệ Địa này? Bất luận có gọi là kham dư, gọi là địa lý, gọi là hình pháp hay gọi là phong thủy gì gì đó, tuy cách gọi có khác nhau nhưng bản chất vẫn là không thay đổi, về cơ bản mà nói, chính là quá trình lấy “Địa” làm tọa độ tham chiếu chính để tìm tòi khám phá bí ẩn huyền diệu của Trời và Đất. Người ta đem các học thuyết lý luận được phát triển theo cách này gọi là phong thủy học; mà trong quá trình sử dụng các phương pháp cụ thể được gọi là thuật phong thủy. Dẫn dắt rộng hơn mà nói, quá trình này kết hợp cùng với hoạt động tu luyện để phản bổn quy chân của sinh mệnh, cho nên quá trình này cũng là một quá trình tu luyện đề cao của sinh mệnh. Những thứ thuật loại hoặc năng lực có liên quan đến hoạt động phong thủy hoặc thể hệ Địa, được tu xuất ra trong quá trình tu luyện, thì gọi là thuật phong thủy

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/154818

Chú thích:

(1): 楊 筠 松, còn gọi là Dương Công. Ông tên Ích, tự Thúc Mậu, hiệu Quân Tùng, sinh năm 834, mất năm 906 thời nhà Đường, sinh ra ở vùng Đậu Châu, ngày nay thuộc tỉnh Quảng Đông. Ông được tôn xưng là phong thủy Đại Tông Sư, là người khai phát hoằng dương thuật phong thủy.