Bút ký tu luyện (2)

Tác giả: Chân Ngu

[ChanhKien.org]

(6)

Trước khi làm một sự việc, tôi thấy rằng trước tiên phải phân tích mục đích của mình: là vị tư hay là vị tha, vì Pháp vì chỉnh thể? Nếu hoàn toàn không có chút vị tư, thì mục đích này có thuần chính không, nền cơ điểm của sự việc này có đúng không? Nếu có thành phần vị tư, dù chỉ một chút, thì việc này không thuần chính. Lúc này trước tiên hãy dừng lại, tìm kiếm kỹ càng, quy chính bản thân, thuần tịnh mục đích của bản thân, loại bỏ toàn bộ những nhân tố bất thuần để kiền tịnh, cho đến khi đạt được hoàn toàn vô tư vô ngã thì mới bắt đầu làm. Những gì được thực hiện theo cách này mới là điều thần thánh, sẽ không sinh ra tác dụng phụ diện, cho dù những việc xấu cũng sẽ biến thành việc tốt.

Sau khi mục đích thuần chính rồi, trước tiên phải nắm chắc mục đích (kết quả) như thế nào rồi mới làm, nắm thật chắc trong tay, như thế thì toàn bộ sự việc đều nằm trong tầm kiểm soát của mình, sẽ không đi chệch hướng. Nắm chắc được điểm này rồi sẽ có thể lấy bất động mà ức chế vạn động. Nhưng trong quá trình này chắc chắn sẽ có sự can nhiễu, bởi vì trong con người chúng ta đều có rất nhiều nghiệp lực cần phải loại bỏ, có rất nhiều nhân tâm cần phải buông bỏ, vì vậy nhất định phải đi qua quá trình này.

Trong quá trình này nhất định phải đặt cái “tự ngã” của mình xuống vị trí đủ thấp, một khi đặt xuống đến cùng, phải đạt được buông bỏ hoàn toàn không còn “tự ngã”, như thế mới có thể hoàn toàn ở trong Pháp, không ai có thể với tới hoặc động đến được. Trong quá trình này, chắc chắn sẽ liên quan đến rất nhiều thứ, động chạm đến rất nhiều nhân tố, bất cứ thứ gì không thể buông bỏ thì trong quá trình này sẽ bị các nhân tố ngoại lai nắm giữ, bị môi trường bên ngoài kiềm chế, trở thành sợi dây ràng buộc. Nếu có thể làm được việc hễ cái gì bị nắm giữ thì buông bỏ cái đó, như vậy chúng ta trong toàn bộ quá trình sẽ là “vô hình”, không có bất cứ điều gì có thể nắm giữ được chúng ta. Qua quá trình này, thì đã buông bỏ rất nhiều thứ và đồng hóa với Pháp. Cứ như thế, lặp đi lặp lại, trải qua nhiều lần, cuối cùng chúng ta đã buông bỏ hết mọi thứ, xả đến vô tư vô lậu, trở thành một lạp tử của Đại Pháp.

Nếu kết quả luôn luôn nằm chắc trong tay mình, trước khi bạn làm điều đó, thì con đường này kỳ thực đã thông rồi, việc còn lại chỉ là quá trình. Mặc dù quá trình này thiên biến vạn hóa, nhưng chỉ cần kiên định một bước không rời Đại Pháp, thì chúng ta sẽ có thể lấy bất biến mà ứng vạn biến, con đường chắc chắn sẽ thông suốt.

Trong quá trình này Đại Pháp sẽ khai mở trí huệ cho chúng ta, sẽ từ trong Pháp mà luyện được hỏa nhãn kim tinh (mắt lửa ngươi vàng), khiến nhiều sự việc chỉ cần liếc qua là thấy, trong nháy mắt có thể nắm được gốc rễ của nó, khiến mọi thứ hiển lộ chân tướng, không bị bất kỳ biểu tượng hoặc nhân tố bên ngoài nào mê hoặc. Toàn bộ quá trình giống như xem một vở kịch, thân ở trong vở kịch, nhưng tâm lại không nhập vào vở kịch.

(7)

“Biệt quản đương triều duyên trung sự

Viên mãn hồi gia vạn sự thông”

Tạm diễn nghĩa:

Chớ bận lo những việc duyên với triều đại bấy giờ

Viên mãn về nhà thì tất cả mọi việc đều thông tỏ

(“Đắc Đạo Minh”, Hồng Ngâm II)

Theo thể ngộ cá nhân, trong những năm tháng dài đằng đẵng, vũ trụ đã biến dị, tất cả chúng sinh đều sai lệch khỏi Pháp, vì lẽ đó mà Sư tôn mới đến Chính Pháp và cứu độ tất cả chúng sinh trong vũ trụ.

Mỗi đệ tử Đại Pháp chúng ta đều đại diện cho một thể hệ vũ trụ khổng lồ, hết thảy các nhân tố sinh mệnh trong thể hệ được đại diện này sẽ tương ứng với bản thân chúng ta. Các đặc tính của thể hệ mà chúng ta đại diện, cũng như các nhân tố thiên lệch, biến dị, đều sẽ được đối ứng thể hiện trên thân chúng ta.

Vì vậy từ tầng tầng đi xuống, trong quá trình luân hồi lịch sử ở thế gian con người, mọi thứ trong thể hệ này có thể tương ứng với chúng ta, chúng ta sẽ cùng nhau diễn tại nhân gian. Những nhân tố biến dị và thiên lệch đó đối ứng đến nhân gian thì sẽ hình thành nên những dục vọng chấp trước và tư tâm tà niệm. Dưới tác dụng của các nhân tố biến dị này, chúng ta sẽ tạo ra nghiệp lực rất lớn trong luân hồi lịch sử.

Tại đời này, trong quá trình trợ Sư Chính Pháp, chúng ta không ngừng đồng hóa với Đại Pháp, quy chính bản thân, thì sẽ giải quyết được mọi vấn đề của bản thân. Chúng ta trong quá trình giải quyết các vấn đề của chính mình, đồng thời chính là đang thoát ra khỏi tất cả các vấn đề đã hình thành trong lịch sử, vũ trụ đối ứng với chúng ta đang quy chính, giải khai tất cả các vấn đề của thể hệ mà chúng ta đại biểu. Khi chúng ta tu thành, trong suốt quá trình lịch sử luân hồi, tất cả được thiện giải ngọn nguồn, thể hệ vũ trụ và tất cả chúng sinh mà chúng ta đại biểu đều được quy chính, đồng hóa và được cứu độ.

Không được chấp trước vào những gì luân hồi chuyển thế, cho dù trong lịch sử mình đã từng diễn vai ai đó, càng không cần chấp trước vào những gì thiên mục đã nhìn thấy. Không ai trong chúng ta có thể nhìn thấy lịch sử chân thực, phần lớn đã bị cựu thế lực thay đổi và hủy hoại, tình huống chân thực là không cho phép các sinh mệnh ở trong mê nhìn thấy. Những điều mà chúng ta nhìn thấy phần lớn là giả tướng, phần nhiều chúng không có tác dụng gì ngoại trừ việc thỏa mãn những chấp trước bản thân và can nhiễu người khác. Không cần thiết phải đưa những yếu tố và nguồn gốc lịch sử phức tạp đó kéo lây đến hiện tại, can nhiễu đến hiện tại, điều mà chúng ta cần làm là tu tốt bản thân, còn lại mọi việc khác đều sẽ được giải quyết một cách phù hợp trong quá trình này, đừng để những thứ con người gây ra làm gia tăng ma nạn cho chính mình.

Việc tu luyện chỉ sẽ càng tu càng đơn giản, tu xuất được trí huệ chân chính, nhìn thấy được chân tướng của nó, nắm bắt được gốc rễ của nó, lấy bất động mà ức chế vạn động.

(8)

“Như mọi người đã biết, các đệ tử Đại Pháp có rất nhiều việc là để lưu lại cho tương lai. Không nhất định là lưu lại cho con người, có thể là trong vũ trụ; chư vị đang chứng thực Pháp, về một số phương diện cần [xét] xem có làm được hay không, tiến bước [tạo nên] con đường tương lai” (Giảng Pháp tại Pháp hội Chicago năm 2004)

“Chư vị hễ có một tư một niệm chạy sang cực đoan, không suy xét hậu quả, không còn cân nhắc Đại Pháp như thế nào, thì tôi bảo với mọi người, chư vị đều không đi được tốt con đường của mình. Vì con đường ấy là để lưu lại cho tương lai, nên chư vị nhất định phải khai sáng con đường ấy” (Giảng pháp tại Pháp hội quốc tế New York 2004)

Cá nhân tôi ngộ rằng: Những gì đã ngộ được từ trong Pháp, nhất định phải làm được, phải thay đổi hành động thực tế, đây mới là chứng thực Pháp. Làm theo những gì đã ngộ được trong Pháp để giải quyết các vấn đề, nếu con đường đi đã thông, đi đã chính, thì đó chính là chứng thực những Pháp lý đã ngộ được, Pháp lý này sẽ lưu lại và trở thành tham chiếu vĩnh viễn cho vũ trụ tương lai. Nếu con đường không thông suốt, thì không chứng thực được Pháp lý mà đã ngộ được, vậy thì không thể lưu lại cho vũ trụ tương lai.

Quá trình này được gọi là “chứng ngộ”, chứng trước, ngộ sau. Nhất thiết phải chứng thực trước, rồi mới có thể liên tục ngộ được Pháp lý của tầng cao hơn, nếu không chứng thực được Pháp, các Pháp lý của tầng cao hơn sẽ vĩnh viễn không cách nào triển hiện. Nếu không làm được những điều đã ngộ được, thì những gì đã ngộ được chính là “không lý” (lý vô dụng xa rời thực tế), sẽ không đi thông suốt con đường này thì không thể lưu lại, không phải là bản thân mình.

Nhớ thời kỳ đầu học Pháp, còn chưa hiểu được tu luyện là gì, tôi đã học Chuyển Pháp Luân vài lần nhưng đều vẫn không thể nhìn thấy Pháp lý của tầng cao hơn. Tôi nghe các đồng tu khác nói rằng mỗi lần họ đọc Pháp, ý nghĩa của những gì họ nhìn thấy lại khác nhau, lúc đó không thể nào lý giải được nên đã đào sâu từng chữ từng câu một, cũng không thể nhìn thấy những gì sâu hơn, bèn sinh ra hoài nghi những gì đồng tu nói.

Sau đó khi dần dần hiểu được tu luyện là thế nào, thực sự dùng những hành động thực tế để chứng thực Pháp, thực sự chân tu, đi thành con đường của chính mình, vô hình trung Pháp lý ở cao tầng liền triển hiện từng tầng ở trước mắt, khi đó mới ngộ ra được sự kỳ diệu của việc tu luyện.

Có người ba việc đều làm cả, thậm chí học Pháp, luyện công rất tích cực, thể hiện ra cũng rất kiên định, nhưng lại chưa từng chân tu, không dùng Pháp để đối chiếu với bản thân, không thực tu, không chứng thực Pháp, vì vậy tu luyện nhiều năm, nhưng không đạt được gì, chỉ tích được phúc đức của người thường, tôi nghĩ điều này chính là học Pháp mà không đắc Pháp, đây là điều đáng buồn nhất.

Pháp là hiện thành, cho dù chúng ta có ngộ ra hay không, Ông vẫn ở đó, vĩnh viễn sẽ không bao giờ thay đổi. Chúng ta ngộ được thì vẫn không phải là điều thuộc về bản thân chúng ta, mà phải dùng hành động thực tế của bản thân để chứng thực Pháp, chứng thực được rồi, đó mới là điều thuộc về bản thân, chỉ vậy Pháp ấy mới được tính, về sau mới có thể được dùng để làm tham chiếu. Chứng thực Pháp được bao nhiêu thì đắc được bấy nhiêu, đây chính là quá trình đắc Pháp. Trong Đại Pháp vô biên, những bộ phận mà không thể chứng thực được thì vĩnh viễn không thuộc về chúng ta.

Nếu không thể từng bước chứng thực Pháp, những Pháp lý ở tầng cao hơn sẽ không bao giờ triển hiện xuất lai, cho dù có ngộ, suy nghĩ và đào sâu như thế nào, cũng sẽ không thể tìm ra điều gì đó cao thâm hơn, sẽ chỉ đi lệch sang tà ngộ. Chỉ khi chứng thực được Pháp lý của một tầng rồi, thì mới có thể triển hiện Pháp lý ở tầng cao hơn, nếu không vĩnh viễn sẽ không bao giờ đắc được Pháp. Cá nhân tôi biết rằng nhiều người tu luyện bên ngoài thế gian hoặc những người mà con người thế gian gọi là Thần Tiên cũng đang học Đại Pháp, nhưng họ không thể nhìn thấy bất cứ nội hàm nào thâm sâu hơn, họ chỉ nhìn thấy bề mặt, họ không đắc được Pháp, họ tuyệt nhiên không tốt bằng chúng ta.

Chúng ta trong việc chứng thực Pháp, con đường mà đi thông, đi đúng, chính là sự chứng ngộ của chúng ta, là những đặc tính và Pháp tắc của thế giới thể hệ của chúng ta, cũng là tham chiếu cho sự trường tồn bất hoại của vũ trụ mới trong tương lai.

(9)

“Tĩnh nhi bất tư

Huyền diệu khả kiến”

Diễn nghĩa:

Tĩnh mà chẳng tư (nghĩ ngợi)

Có thể thấy/chứng được những điều huyền diệu

(“Đạo Trung“, Hồng Ngâm)

“Đến tu luyện tại cao tầng, đặc biệt là công pháp của chúng tôi [nó] là tự động, hoàn toàn là tu luyện tự động.” (“Bài giảng thứ ba“, Chuyển Pháp Luân)

Theo thể ngộ cá nhân, nội hàm của Pháp hoàn toàn là những điều tự động triển hiện, là vô cầu nhi tự đắc. Nếu tự mình chấp trước vào suy xét, đào sâu vào từ ngữ, thì đó không phải là triển hiện tự động của Pháp, đó chính là điều tự mình cầu đến, sẽ ngộ sai lệch, thậm chí đi sang tà ngộ. Rất nhiều người tà ngộ đều là những người từng bước từng bước đi lạc lối, nhưng tự họ không biết điều đó, lại còn tưởng rằng họ đang ở trong Pháp.

Cá nhân tôi cảm thấy rằng khi học Pháp nên làm được “tĩnh nhi bất tư”, thì Pháp lý mới tự động triển hiện. Nghĩa là trong đầu óc không có bất kỳ tạp niệm nào; tuyệt đối không được phân tâm, không đặt tâm hay mơ mơ màng màng; tư tưởng phải vô cùng thuần khiết và tập trung cao độ, không khởi bất cứ niệm nào, thì sẽ cảm thấy rằng mỗi một chữ trong Pháp đều có thể thâm nhập sâu vào trong tư tưởng. Ở trạng thái này, hoàn toàn không cần phải suy nghĩ, đến lúc cần phải ngộ được thì Pháp lý sẽ đột nhiên triển hiện lập thể trước mắt, đó có thể là khi đang học Pháp, cũng có thể là khi đang vượt quan trong cuộc sống hàng ngày, đột nhiên một vầng sáng xuất hiện, cơ thể chấn động nhẹ một cái, cảnh giới của một tầng vũ trụ sẽ triển hiện trước mắt… mỹ diệu vô cùng.

Đương nhiên, đây là trên cơ sở chân tu, trên cơ sở chứng thực Pháp bằng hành động thực tế của chính mình, thì mới có thể triển hiện ra từng tầng từng tầng một.

Làm thế nào để đạt được “tĩnh nhi bất tư”? Cá nhân tôi có một phương pháp, đó là: trong cuộc sống ngày thường, thời thời khắc khắc đều không bỏ qua nhất tư nhất niệm xuất hiện trong tư tưởng, hễ có niệm đầu nào xuất hiện liền lập tức nắm chặt lấy nó không buông, quyết không thể bỏ mặc nó, thuận theo nó để suy nghĩ vẩn vơ hoặc tùy ý để nó tự sinh tự diệt. Nhất định phải kịp thời nắm chặt nó, diệt nó. Chỉ diệt nó thôi chưa đủ, còn phải tìm hiểu cội nguồn, tìm được căn nguyên của nó. Niệm đầu này do chấp trước vào nhân tâm gì mà sinh ra? Tư tưởng biến dị nào hoặc dục vọng nào đã nuôi dưỡng những tà niệm này? Sau khi tìm được căn nguyên, hãy nhổ tận gốc, nhắm trực tiếp vào gốc rễ để diệt, tuy rằng nhất thời diệt không sạch hết, nhưng ít nhất có thể nhận ra bộ mặt thật của nó, có thể phân biệt rõ nó không phải là mình, có thể loại bỏ nó dần dần, qua một quá trình sẽ loại bỏ hết, thì tư tưởng sẽ trở nên thanh tịnh.

Mỗi lần sau khi nắm bắt được những tạp niệm này và loại bỏ chúng, tư tưởng sẽ thanh tịnh trong một lát, nhưng không bao lâu, khi tư tưởng hễ buông lơi, thì những thứ này lại sẽ tự động bật lên. Lúc này phải ngay lập tức cảnh giác, tiếp tục nắm bắt nó, diệt nó, đào tận gốc rễ của nó, cứ kiên trì tiếp tục như thế.

Nếu kiên trì làm tiếp như vậy, lúc đầu sẽ rất gian khổ, sẽ cảm thấy thời gian trôi qua rất lâu, trong lòng sẽ rất cay đắng, nhưng tư tưởng sẽ rất thanh tỉnh, phong phú, người cũng tràn đầy tinh lực, sẽ không cảm thấy mệt mỏi.

Cứ kiên trì làm như thế lần này qua lần khác, ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác, sẽ thấy tư tưởng càng ngày càng thanh tịnh, có thể duy trì được thanh tịnh trong một thời gian lâu dài, hễ một niệm không khởi lên, thì sẽ không trở lại cảm giác khổ trước kia, trong tâm tràn đầy sự yên tĩnh và an tường, ung dung tự tại vô cùng, dần dần hình thành một cơ chế và trạng thái tự động.

Sau khi đạt đến trạng thái này, sẽ thấy rằng trí huệ càng ngày càng lớn, không cần phải động niệm, liếc mắt là có thể nhìn thấy gốc rễ của nhiều thứ, các Pháp lý liên tục xuất hiện trong tư tưởng. Khi đạt đến trạng thái tốt nhất, mỗi khi đọc một câu Pháp, thì sẽ có Pháp lý ở một tầng cảnh giới triển hiện trước mắt, mỗi khi đọc một câu của một tầng Pháp lý, thì trạng thái vô cùng huyền diệu và chấn động, không thể diễn đạt bằng lời.

Tất nhiên khi làm việc và học tập thì không thể không suy nghĩ, nếu không, không có cách nào để làm việc và học tập được. Tuy nhiên trong mục “Tu khẩu” trong bài giảng thứ tám của Chuyển Pháp Luân, Sư tôn đã giảng về Pháp lý liên quan đến vấn đề này. Theo hiểu biết cá nhân là để tâm thái cho đúng đắn, vô sở cầu, ngoại trừ những vấn đề liên quan đến công việc và học tập, hãy bảo đảm không để một niệm đầu nào khác khởi lên, hễ khởi lên thì hãy nắm bắt nó và diệt nó, đừng mở rộng trí tưởng tượng, đừng phân tâm và đừng suy nghĩ vẩn vơ.

Trên đây chỉ là một chút thể ngộ trong quá trình tu luyện của cá nhân, xin chia sẻ với các đồng tu để chúng ta cùng tinh tấn và đề cao.

Những thể ngộ nhỏ bé của chúng ta trong Pháp lý vô biên giống như một vài đám bọt nước nhỏ thỉnh thoảng nổi lên trong đại dương vô tận. Tất cả mọi thứ đều khởi nguồn từ Pháp, chúng ta nhất định phải dĩ Pháp vi Sư, làm tốt ba việc để báo đáp ân huệ của Sư phụ.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/156867