Tu bỏ tâm phản nghịch

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Đại Lục

[ChanhKien.org]

Một lần khi tôi đến nhà đồng tu, đồng tu vui mừng nói với tôi rằng: “Thời gian gần đây tôi ngộ được một chút Pháp lý, cảm thấy tốt lắm, tôi muốn chia sẻ với cô”. Tôi nghe được cũng thấy vui mừng lắm, liền nói rằng: “Hãy chia sẻ với tôi nhé!”, tiếp đó đồng tu liền nói về Pháp lý mà cô ấy ngộ được.

Khi lắng nghe đồng tu chia sẻ, tôi cảm thấy nhận thức mà đồng tu nói rất đỗi bình thường, tôi đều hiểu cả. Tôi vốn dĩ muốn nghe ngộ lý tầng cao thâm của cô ấy, nhưng nhận thức đó của cô ấy tôi sớm đã minh bạch, nên trong tôi có chút thất vọng, nhưng nhìn thấy cô ấy đang nói một cách quá ư hào hứng, tôi cũng giả bộ chăm chú nghe. Tôi nghĩ: “Cô ấy mới tu đến đây, cũng không dễ dàng, phải cổ vũ cô ấy”. Đồng tu nói xong, liền đem ra Tinh Tấn Yếu Chỉ, lật đến bài kinh văn “Chân tu” rồi nói với tôi: “Cô đọc bài này đi”. Lúc đó, trong tâm tôi có chút không thoải mái, nghĩ rằng: “Đây là ý gì?” Tôi có dự cảm rằng cô ấy nhìn thấy được vấn đề gì đó của tôi rồi, mà lại không nói thẳng ra, để tôi đọc kinh văn tự mình ngộ, không thì cô ấy sẽ không như vậy. Nghĩ vậy nên trong tâm tôi có chút khó chịu, cảm giác như là một học sinh hạng kém bị gọi đứng dậy, bị phê bình.

Từ trước đến nay, tôi luôn cảm thấy bản thân tu cũng khá lắm, lúc chia sẻ cùng các đồng tu khác tôi cũng có thể nói ra một chút ngộ lý, cũng thường chỉ ra khuyết điểm cho đồng tu. Trong nhóm đồng tu nói tôi rất minh bạch Pháp lý và đồng tu cũng tôn trọng tôi, bản thân tôi cũng thấy mình rất nỗ lực, trước nay không có ai đối với tôi như vậy. Tuy rằng, trên bề mặt tôi có chút không tự nhiên lắm, nhưng vẫn giữ nguyên âm sắc đọc hết bài kinh văn. Sau khi tôi đọc xong, đồng tu lại nói: “Cô đọc lại lần nữa đi”. Cô ấy nói vậy làm tôi có chút phản cảm trong tâm. Tôi nghĩ: “Thế này là sao? Tôi cũng không phải mới nhập môn, đã là đệ tử lâu năm, ngày ngày học Pháp, kinh văn “Chân tu” thời đầu đắc Pháp tôi sớm đã học thuộc rồi, cô như vậy là đang muốn chỉnh chuyện gì cho tôi đây? Chỗ nào không đúng cô cứ nói thẳng ra, đừng có vòng vo nữa”. Nghĩ vậy nhưng tôi vẫn đọc xong lượt thứ hai, sau khi đọc xong tôi liền chờ đợi phần tiếp theo, trong tâm nghĩ: “Cô ấy chắc hẳn nhìn ra vấn đề của mình, đồng tu tính tình thẳng thắn, sẽ không che giấu đâu”. Thế nhưng, đồng tu cũng chẳng nói gì và chuyển sang chuyện khác, tôi chỉ có thể như thế mà về nhà.

Sau khi về đến nhà, trong tâm tôi cứ bực dọc khó chịu, tôi nghĩ: “Cái bực dọc khó chịu này là tâm gì?” Hướng nội tìm, tôi nhận ra các tâm: tự ngã, sợ đụng chạm, tự cao tự đại, sĩ diện, giả dối, không khiêm tốn, bất thiện, không phục, coi thường người khác, ỷ thế [cho mình hơn người khác ]… Tuy nhiên sau khi tôi tìm ra được một vài thứ, trong tâm vẫn không thoải mái, cảm giác vẫn còn, nhưng tìm không ra. Lại qua mấy hôm sau, lúc tôi đang học Pháp, thì đột nhiên một đoạn Pháp của Sư phụ bất ngờ khai sáng cho tôi:

“Đệ tử: Một mình đơn độc đọc sách luyện công thì không có vấn đề gì, nhưng tới điểm luyện công lại càng có cảm giác học tập chính trị.

Sư phụ: Có lẽ trong tâm chư vị phản cảm với học tập chính trị, có phải tâm lý phản nghịch quá mạnh tạo thành không? Không ở tại hình thức, mà là ở nội hàm, vậy chẳng phải cũng là một tâm chấp trước mạnh mẽ sao? Tâm phản nghịch phải không?” (Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu [1998])

Tôi liền ngộ ra, trong tâm mình cảm thấy “bực dọc, khó chịu, phản cảm”, chẳng phải là “tâm phản nghịch” sao? Là Sư phụ thông qua đồng tu để tôi đọc kinh văn, [chuyện này] bộc lộ ra tâm phản nghịch của tôi, từ đó tống khứ nó! Tôi lại nghĩ, loại tâm phản nghịch này tôi đều [luôn] không chú ý đến, không tu bỏ đi. Lúc trước, tôi chỉ chú trọng tu cái tâm oán hận và tâm tranh đấu. Lúc tâm trạng không tốt, tôi thường nghĩ đến tâm tranh đấu và tâm oán hận. Kỳ thực, tâm phản nghịch trên biểu hiện còn ẩn giấu kĩ hơn cả tâm oán hận và tâm tranh đấu, dễ dàng bị lẫn lộn và bị xem nhẹ. Ví như: thấy không quen cách đồng tu nói chuyện, thấy không quen việc đồng tu lôi thôi lếch thếch, thấy không quen việc đồng tu tự ngã và ỷ thế, thấy không quen việc đồng tu từng phạm sai lầm… Phàm là thấy người và việc không quen mắt, miệng không nói ra, cũng không có tranh đấu và oán hận, [mà] phản nghịch trong tâm, không muốn nói chuyện với người như thế, trên căn bản thì mình được nhưng đối phương thì không được. Sau đó, tôi phát chính niệm thanh trừ, cảm thấy trong tâm thoáng đãng hơn rất nhiều.

Tôi viết ra một chút thể hội đối với chuyện này, để cùng đồng tu học hỏi rút kinh nghiệm.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/278821