Làm những việc bạn nên làm thì bạn chính là tốt nhất

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Đại Lục

[ChanhKien.org]

Tôi đã tu luyện Đại Pháp hơn 20 năm. Về cơ bản mỗi ngày của tôi đều là buổi sáng học Pháp, buổi chiều ra ngoài giảng chân tướng, buổi tối phát tài liệu chân tướng. Ngoài ra, còn việc luyện công, phát chính niệm, giúp con dâu đón cháu, nấu cơm, dọn vệ sinh v.v…, mỗi ngày tôi đều làm đều đặn những việc ấy. Tôi chưa từng bị bức hại, cũng không có nhiều câu chuyện để kể như các đồng tu. Trong một thời gian dài, tôi cảm thấy bản thân rất bình thường, tu không được tốt, cũng không “oanh liệt” như những đồng tu khác. Thế nhưng gần đây, tôi đột nhiên ngộ được: loại quan niệm nhận thức này là sai lầm, làm một cách bình thường những việc Sư phụ muốn chúng ta làm, chúng chính là tốt nhất, vững chắc bước từng bước, khiến mỗi ngày đều trọn vẹn, không “sáng nắng chiều mưa”, đã là điều không đơn giản rồi.

Ví dụ nói về giảng chân tướng, lúc trạng thái bản thân không tốt, thì tôi dành thời gian ở nhà học Pháp nhiều hơn, phát chính niệm nhiều hơn, khi cảm thấy chính niệm đủ rồi lại ra ngoài, như thế tâm thái vững vàng, sẽ không dễ xảy ra chuyện. Trong quá trình giảng chân tướng, gặp phải những lời khó nghe, không tức giận, cũng không tranh đấu cùng với chúng sinh, làm được tâm bình khí hòa. Tâm bình khí hòa cũng là công phu. Khó nhất là gặp phải những người cứng đầu: mắng bạn, uy hiếp bạn, khiến bạn xấu hổ không chịu được. Trước đây, khi gặp phải tình huống này thì tôi sẽ lựa chọn cách bỏ đi để tránh phiền phức. Sau đó tôi nghĩ, những người được gọi là thông minh kia, vừa khéo lại vì “thông minh” mà hại bản thân mình, họ chính là những người đang ở trong nguy hiểm nhất, họ không tiếp nhận chân tướng Đại Pháp thì bản thân họ có thể có được một tương lai tốt đẹp hay không? Vì vậy nếu chúng ta thiện ý suy nghĩ một chút, chịu khó “va chạm” với họ thêm một chút thì đối với những người này cũng là có chỗ tốt cho họ. Ví dụ, có một lần, tôi giảng chân tướng cho một người đàn ông. Ông ấy nói: “Cô có cho tôi tiền không? Cho tiền tôi sẽ thoái”. Tôi nói: “Vậy bạn nói xem? Tiền quan trọng phải không? Hay là bình an quan trọng? Những người chết trong dịch bệnh, có bao nhiêu người là người giàu? Mạng cũng không còn thì tiền bạc còn có tác dụng gì nữa?” Người kia nghe vậy bèn trố mắt nhìn tôi mà không nói nên lời. Lại có một lần, tôi giảng chân tướng cho một người, ông ta vừa nghe thấy tôi bắt đầu nói nói thì liền hung dữ nói: “Cô đến đồn cảnh sát nói chuyện đi!” Ý là để cảnh sát bắt tôi. Tôi nói: “Bạn biết cảnh sát rất tà ác? Bạn cũng giống họ phải không?” Ông ấy nghe vậy thì liền vội vàng đi mất.

Tôi thể ngộ được rằng, chỉ cần ôm giữ tâm cứu chúng sinh, hiệu quả giảng chân tướng sẽ tốt. Ngay cả khi mọi việc có vẻ nguy hiểm, thì cũng có thể biến nguy thành an. Có một lần, tôi giảng tam thoái cho một người hơn 60 tuổi (thoái xuất khỏi Đảng, Đoàn, Đội). Ông ấy nói: “Sao bạn lại tuyên truyền những điều này? Tôi làm việc ở cục cảnh sát đấy”. Tôi vừa nghe liền biết là cảnh sát, cũng không sợ, liền nói: “Cảnh sát có ai không biết việc Trời sẽ diệt Trung Cộng? Những người thông minh có ai không biết tam thoái? Đợi đến lúc đại đào thải diễn ra thì tam thoái cũng muộn rồi, bạn có biết những giáo sư trong trường Đảng Trung Ương không? Chỗ họ có hàng mấy chục người làm tam thoái tập thể, có cả cán bộ cao cấp của Quân ủy Trung Ương cũng làm tam thoái rồi”. Lần đó tôi đã giảng ra rất nhiều chân tướng. Ông ấy nghe vậy cũng không ngắt lời tôi. Tà ác bị chính niệm áp chế, sau cùng ông ấy cũng đồng ý làm tam thoái. Tôi hỏi ông ấy tên gì? Ông nói: “Tên tôi không thể nói cho bạn được”. Sau đó tôi nhận ra: cảnh sát, cán bộ cao cấp, những người có thân phận, sợ nhất là để lộ bản thân, không cần hỏi tên của họ, trực tiếp dùng hóa danh để thoái. Thế là tôi lại hỏi: “Bạn họ gì?” Ông ấy nói: “Họ Trương”. Tôi nói: “Cho bạn một cái hóa danh, gọi là Trương Phúc Lai nhé?” Ông ấy nói: “Được”, miệng còn không ngừng nhắc đi nhắc lại: “Trương Phúc Lai, Trương Phúc Lai”. Lúc đó cả khuôn mặt của ông tràn đầy ánh sáng. Tôi tặng ông ấy tài liệu chân tướng và bùa hộ mệnh, ông ấy vui mừng đón nhận, lại nói: “Cảm ơn”, còn dặn dò tôi: “Bạn phải chú ý an toàn đấy nhé!”

Có lúc, tôi đến khu dân cư phát tài liệu chân tướng trở về muộn, cổng điện tử đã đóng rồi. Nhưng có mấy lần, tôi vừa đến cổng, cửa liền tự động mở. Tôi biết rằng Sư phụ đang giúp đỡ tôi, đang khích lệ tôi. Có vài lần tôi cảm động đến phát khóc: “Sư phụ à, đệ tử có tài cán gì mà Ngài phải giúp con mở cửa?” Tôi không thể cô phụ hy vọng của Sư phụ, phải nắm chắc việc cứu người, cứu người nhiều hơn nữa, chỉ cần có cơ hội tôi liền giảng chân tướng.

Mỗi ngày lúc đi ra khỏi nhà, tôi cũng không để cho đầu óc mình nhàn rỗi mà liên tục phát chính niệm thanh trừ nhân tố tà ác ở không gian khác, đem chín chữ vàng “Chân-Thiện-Nhẫn hảo, Pháp Luân Đại Pháp hảo” mà giảng cho những cây, cỏ, hoa, những tòa nhà bên đường, v.v… Vạn vật đều có linh. Tôi tin rằng, niệm đầu tôi phát ra, chúng có thể tiếp thụ được, có thể được đắc cứu. Đệ tử Đại Pháp là hy vọng đắc cứu của chúng sinh, tôi nhắc nhở bản thân: “Từng giây từng phút đều phải trợ Sư Chính Pháp”.

Có lúc tôi nghĩ, bản thân thật bình thường. Tu luyện hơn 20 năm rồi, không có sóng gió lớn gì, Pháp lý ngộ được cũng ít. Nghe đồng tu chia sẻ thể hội, tôi tự trách bản thân: “Đồng tu có thể ngộ được nhiều Pháp lý như vậy, còn tôi thì cái gì cũng không nói ra được”. Sau đó tôi hiểu ra, loại nhận thức này là tự ti, tự ngã, người tu luyện không nên có loại nhận thức này. Sư phụ cấp cho mỗi đệ tử đều là tốt nhất, cấp cho tôi cũng là tốt nhất. Vì sao tôi không thấy mãn nguyện? Căn bản của tâm tật đố chính là không thỏa mãn, không nhìn được người khác mạnh hơn mình.

Tự tin vào những điều bình thường cũng là một loại sức mạnh. Một người tu luyện, có thể trải qua mỗi ngày mà không hổ thẹn, có thể vững chắc làm tốt những điều bản thân nên làm thì chính là tốt nhất.

(Chỉnh lý dựa trên bài viết của đồng tu)

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/269121