Thể ngộ nhỏ về học thuộc Pháp

Tác giả: Như Sơ 1996

[ChanhKien.org]

Trong quá trình học thuộc Pháp tôi đã được thụ ích rất lớn, hôm nay tôi xin chia sẻ một đoạn thể ngộ nhỏ. Khi tôi học thuộc đoạn “Vấn đề hữu sở cầu”, trong đó có hai câu Pháp:

“[Là] người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp [một cách] chân chính, khi chư vị có thể vứt bỏ tâm [chấp trước], [thì] từ nay trở đi sẽ đều có phản ứng. [Còn với] người chẳng vứt bỏ tâm ấy, trên miệng họ nói đã dứt bỏ rồi, thực tế họ hoàn toàn chưa vứt bỏ, do vậy rất khó làm [tịnh hoá cho họ]” (Chuyển Pháp Luân)

Trong đó từ “phản ứng” và “rất khó làm”, tôi học thuộc rất nhiều lần vẫn không ghi nhớ nổi.

Vậy nên tôi bắt đầu phản tỉnh bản thân có chỗ nào làm chưa đúng, chưa đạt đến tiêu chuẩn, cho nên những chữ này mới không cho tôi ghi nhớ. Tôi phát hiện bản thân trước nay vẫn không có nhiều thể nghiệm về sự siêu thường của Đại Pháp, vì tu trong mê, không nhìn thấy Sư tôn, không nhìn thấy Pháp Luân, cảm giác khi luyện công và phát chính niệm cũng rất ít, cảm giác về sự biến hóa trên thân thể cũng rất ít, tôi vẫn luôn cho rằng tu trong mê có thể chính là trạng thái này, nhưng hôm nay tôi lại phát hiện trong Pháp có nội hàm mới: Tu luyện bản thân chính là nên có “phản ứng”, nguyên nhân không có “phản ứng” chính là vì tâm của mình không buông xuống được, cho nên “rất khó làm” được.

Thế nào là tâm không buông xuống được? Tiếp tục hướng nội tìm, bởi vì đang học thuộc phần “Vấn đề tâm hữu sở cầu”, cho nên bản thân nhất định là đã vô thức mà mang theo tâm hữu cầu khi tu luyện. “Trên miệng họ nói đã dứt bỏ rồi, thực tế họ hoàn toàn chưa vứt bỏ” (bản gốc tiếng Hán là “tha kỳ thực căn bản phóng bất hạ”, từ căn bản ở đây được dịch sang tiếng Việt là hoàn toàn), đây chính là vấn đề “căn bản”, tâm tu luyện bất thuần, bởi vì Pháp không thể tùy tiện triển hiện cho người thường, chỉ khi nội tâm thuần chính, đạt được tiêu chuẩn, Pháp mới có thể triển hiện ra cho sinh mệnh. Cho dù Sư tôn thực sự muốn triển hiện cho người tu luyện, cũng phải dựa trên tiêu chuẩn của Pháp mà làm, chính là vì người tu luyện vẫn chưa đạt đến tiêu chuẩn, “cho nên rất khó làm” được.

Tôi ngộ được rằng không phải Sư tôn không quản chúng ta, cũng không phải tu trong mê thì nên không có “phản ứng” nào, mà là vì tâm chấp trước của bản thân đang gây tác dụng cản trở, kỳ thực chính là do bản thân tâm danh lợi trong người thường quá mạnh. Đồng thời tôi cũng càng hiểu nguyên nhân căn bản vì sao người trẻ không xuất công năng:

“Tại sao người trẻ tuổi không dễ xuất hiện [công năng]? Nhất là nam thanh niên; [vì] họ muốn phấn đấu hết mình nơi xã hội người thường, [họ] còn muốn đạt được mục tiêu này khác! Đến khi công năng xuất hiện, thì vận dụng nó, để thực hiện mục đích của họ; coi nó như một loại bản sự để thực hiện mục đích của họ, việc ấy tuyệt đối không được phép; do vậy họ không xuất hiện công năng”. (Chuyển Pháp Luân)

Tôi lại ngộ được rằng người tu luyện khi đối mặt với “nghiệp bệnh” mà tín tâm với Pháp không đủ, tư tưởng cứ do dự, lưỡng lự không quyết định giữa kiên định tu luyện hay đi bệnh viện, kỳ thực đều là do lý giải Pháp không sâu, mức độ kiên định không đủ. Giống như khát nước thì nên uống nước, đói thì nên ăn, chúng ta không nên có bất kỳ sự nghi ngờ nào đối với đạo lý này, nếu bác sĩ bảo chúng ta khát thì nên tiêm, đói thì nên uống thuốc, vậy thì chúng ta có nghe lời họ không? Tất nhiên là không. Cho dù họ là bác sĩ rất giỏi chúng ta cũng sẽ không nghe lời họ, đây chính là tín tâm đối với chân lý. Nếu người tu luyện thực sự tín tâm vào Đại Pháp, vậy thì đối mặt với “nghiệp bệnh” sẽ quyết không hành động hàm hồ.

Khi minh bạch được nội hàm mới trong Pháp, tôi đột nhiên nhớ được hai câu này. Trong khi học thuộc Pháp thực sự mỗi câu, mỗi từ đều là khảo nghiệm. Các loại tư tưởng quan niệm của tôi sẽ từng chút một phát sinh cải biến, lý giải được yêu cầu của Pháp tại các tầng thứ khác nhau. Quả thực là không học thuộc thì không biết, học thuộc mới thấy giật mình, chăm chỉ học thuộc hết một lượt thì hiệu quả bằng 10 lần đọc thông kiểu cưỡi ngựa xem hoa.

Tất nhiên, nội hàm trong Pháp vĩnh viễn không có giới hạn, cho nên thông thường những thứ tôi tự mình ngộ được khó mà diễn đạt bằng lời, bởi vì lo rằng nhận thức của bản thân đối với Pháp sẽ ảnh hưởng đến thể ngộ của đồng tu. Kỳ thực cùng một đoạn Pháp, sau một thời gian đọc lại, có thể nhận thức đã thay đổi rồi, bởi vì tầng thứ khác nhau, cho nên cứ cố chấp vào nhận thức trước đây của bản thân thì sẽ chỉ dừng ở một nhận thức hoặc xa rời Pháp. Vậy thì khi các đồng tu giao lưu với nhau, chúng ta phải biết rằng đây đều là Pháp lý tại các tầng thứ khác nhau, chỉ là phù hợp với trạng thái hiện tại, không được đưa ra kết luận bất biến dựa trên thứ mà chúng ta ngộ được, càng không được coi lời của đồng tu là tiêu chuẩn chỉ đạo tu luyện. Kỳ thực coi là ý kiến để giao lưu thì cũng được, chủ yếu phải ghi nhớ rằng đồng tu trong quá trình tu luyện phải đồng hóa với Pháp, chứ không được coi những pháp lý mà đồng tu ngộ được trong một tầng thứ nào đó sau khi đề cao là Pháp lý bất biến của Đại Pháp .

Học thuộc Pháp và hướng nội tìm quả thực là hai Pháp bảo tu luyện. Trong khi học thuộc Pháp, mỗi đoạn Pháp đều có ít nhiều thể ngộ, trên đây chỉ là một đoạn nhỏ trong đó. Tôi chỉ muốn nói rằng, nhất định phải chuyên cần, tĩnh tâm học Pháp, thuộc Pháp, không nên học Pháp theo kiểu để hoàn thành nhiệm vụ, nếu chúng ta không đạt được tiêu chuẩn, thì nội hàm của Pháp sẽ không triển hiện cho chúng ta được.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/272419