Một chút thiển ngộ đối với “Dĩ Pháp vi Sư”

[ChanhKien.org]

Gần đây gặp phải sự việc rất rắc rối khiến chúng tôi rơi vào hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan, nghĩ mọi biện pháp rồi nhưng xem ra đều không hoàn thiện, sự việc vừa rắc rối lại rất gấp, không có nhiều thời gian để suy xét cân nhắc, thực sự cảm thấy không còn đường để đi.

Lúc này, tôi nghĩ tới bài giao lưu thể hội mà mình từng viết, ví Pháp của Sư phụ giống như ngọn hải đăng trên biển cả, dẫn đường cho nghìn vạn đệ tử Đại Pháp vượt qua sóng gió, đi trên con thuyền trở về nhà.

Tôi liền nói với bản thân, hãy tin tưởng Sư phụ, tin vào Pháp, dĩ Pháp vi Sư. Tuy nhiên khi tôi đọc Pháp thì ngộ được ở trong Pháp lý của Sư phụ nên làm thế nào, nhưng một khi quay trở lại hiện thực thì cái tâm con người lại nổi lên, tìm các loại lý do thuyết phục bản thân rằng quan niệm của con người là đúng. Thế nhưng dùng biện pháp của con người thì dường như lại không thông, lại mắc kẹt tại đây.

Đây là sự lựa chọn giữa “Vị Ngã” và “Vô Ngã”. Từ trên Pháp lý tôi hiểu rõ nên chọn “Vô Ngã”, tuy nhiên khi “Vô Ngã” vừa mới xuất đầu lộ diện, “Vị Ngã” lập tức đưa ra lý do có sức thuyết phục hơn để áp chế sự xuất hiện của “Vô Ngã”. Thể hiện trên trạng thái tu luyện chính là tâm náo loạn, khó xử, mâu thuẫn, lại còn có chút tiêu cực, nhận thức của bản thân trên Pháp lý cảm thấy không tự tin.

Tôi hỏi chính mình, một vị Giác giả tu thành sẽ làm như thế nào, câu trả lời là niệm đầu tiên mà vị Giác giả tu thành suy xét là sự đắc cứu của chúng sinh, thì sẽ coi Pháp là lớn nhất.

Tôi lại hỏi, bạn cảm thấy là tốt cho chúng sinh, nhưng hiện tại rất nhiều con người thế gian đều không có chuẩn mực đạo đức nữa, đệ tử Đại Pháp chúng ta cũng không thể không suy xét tới sự an nguy của môi trường sống của bản thân, câu trả lời là chính niệm của bạn sẽ khiến người có tư tưởng không tốt thiện đãi Đại Pháp, không phạm tội đối với Đại Pháp, đây cũng là cách suy nghĩ biến tướng trong cứu độ chúng sinh, nếu như bạn có thể dùng chính niệm giải thể nhân tố tà ác, bạn sẽ kiến lập uy đức của mình.

Viết tới đây, có vẻ như tôi đã có được câu trả lời chính xác, đó chính là cái gọi là chuyện rắc rối, kỳ thực là nhắm vào tâm của chúng ta mà đến, khi sự việc có vẻ như rắc rối này xuất hiện với bạn, bạn sẽ đối đãi như nào, trong chuyện này có dùng Pháp để đo lường bản thân hay không, có những nhân tâm nào chưa phát hiện ra, chưa vứt bỏ được. Lúc này, tôi đã nhìn thấy cái ‘tư’, nhân tố biến dị của cựu vũ trụ, chủ đích của nó là lấy ‘tự ngã’ làm trung tâm, lấy ‘vị ngã’ làm mục tiêu, toàn bộ con người đang vùng vẫy trong biển tư.

Người tu luyện có mặt minh bạch, khi nhân tâm của bạn ít, mặt tu tốt sẽ chi phối chính niệm của bạn, ngộ được điều này, dường như bản thân đã minh bạch được một chút, chính là khi bạn đang mắc kẹt ở trong chuyện nào đó, không cần nhìn vào hiện tượng bề mặt của sự việc này, mà cần thông qua biểu hiện của sự việc này, xem bản thân lấy cơ điểm gì để đối đãi, nếu như bạn dùng quan niệm của con người, dùng phương thức của con người để suy xét, thì đó chính là mắc kẹt trong sự việc rồi, ngược lại nếu như bạn có thể đứng tại cơ điểm của Pháp để đo lường, để quy chính. Vậy, bạn chính là đã ở trong Pháp. Nếu như tư tưởng và hành vi của bạn phù hợp với Pháp, vậy thì chính là thuận theo đặc tính Chân – Thiện – Nhẫn của vũ trụ, sự việc tưởng như rắc rối mà bạn gặp phải rất khó giải quyết, thì trong cơ chế vận chuyển của vũ trụ sẽ được viên dung và hóa giải.

Khi bạn ở trong cái gọi là sự việc mà cảm thấy khổ não, chính là cái tư của bản thân sợ bị động chạm, sợ giải thể. Bởi vì Sư phụ đã giảng:

“vì chư vị đã là người tu luyện, nên những việc đó vô luận là phản ứng chính diện, hay là phản ứng phụ diện, thì đều là ‘hảo sự’. (vỗ tay nhiệt liệt) Là vì chúng là trên con đường tu luyện của chư vị, là chuẩn bị cho chư vị đề cao”. (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014).

Đối chiếu với lời giảng Pháp của Sư phụ, tôi nhận thấy bản thân đã không đặt trên cơ điểm chính, đầu tiên đã coi sự việc phát sinh trước mắt thành rất khổ não, rất rắc rối, rất phiền phức. Đây đều là nhân tố vật chất phụ diện, kỳ thực sự việc xuất hiện là để những vật chất không tốt chưa được phát giác ấy bộc lộ ra, từ trong đó đối chiếu với Pháp để quy chính chỗ thiếu sót của bản thân, dùng Đại Pháp gột rửa sạch vật chất bị ô nhiễm, tịnh hóa trường không gian của bản thân. Vậy mà tôi lại dùng quan niệm của con người để suy nghĩ, đây chính là đã bị dẫn động rồi.

Sư phụ giảng:

“Người tu luyện quá khứ giảng “tốt xấu xuất tự một niệm của người ta”. (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ Quốc năm 2004).

Nếu như tôi cho rằng sự việc gặp phải là phiền phức, là rắc rối, vậy thì niệm đầu bất chính này sẽ thể hiện ra những phiền phức, rắc rối. Cũng có nghĩa đó là điều do suy nghĩ bất chính của bản thân gây ra, vậy mà khi lựa chọn chính hay phụ, niệm đầu tiên của tôi là tư duy phụ diện chứ không phải ở trong Pháp, ngộ được tới đây, tôi liền nhanh chóng quy chính niệm đầu bất chính này, không cần tư duy phụ diện này, bởi vì nó không phải là nguồn gốc tư tưởng chân chính của tôi, mà là quan niệm biến dị do hậu thiên hình thành, đây cũng là đang phủ định an bài biến dị của cựu thế lực, cũng là thể hiện viên dung Pháp.

Có lúc tôi nghĩ, người tu luyện chúng ta phải nhảy ra khỏi con người mà hướng tới Thần, nhưng nhảy ra thế nào, đi như thế nào, tôi có chút ngộ không rõ, hôm nay thông qua viết bài giao lưu thể hội, khiến bản thân có chút cảm nhận, thể ngộ của tôi là, khi mà chúng ta có thể thăng hoa trong Pháp, đó là kết quả của sự gia trì của Pháp tại tầng thứ đó, tuy nhiên tu luyện là: “tu tại tự kỷ, công tại sư phụ”. (Chuyển Pháp Luân). Sư phụ cần cái tâm tu luyện hướng thiện đó của chúng ta, cần chúng ta chính niệm chính hành ở trong Pháp, khi chúng ta đối mặt với sự lựa chọn giữa chính và phụ, thiện và ác, chính là kiểm nghiệm mức độ kiên tín của chúng ta đối với Sư phụ và Pháp, một thiện niệm sẽ giúp bạn “liễu ám hoa minh hựu nhất thôn”, một suy nghĩ phụ diện sẽ khiến bạn trong nháy mắt rơi xuống đáy vực.

Kỳ thực điều căn bản nhất là Pháp, chúng ta chỉ có ở trong Pháp mới có thể đi đúng, đi tốt con đường trợ Sư Chính Pháp, do đó tín Sư tín Pháp là bảo chứng căn bản cho tu luyện của chúng ta, một sinh mệnh là do Đại Pháp tạo thành, đương nhiên một sinh mệnh cũng thành tựu bản thân trong Đại Pháp như thế, khi bạn thực sự hòa tan trong Pháp, đó mới là thể hiện tín Sư tín Pháp một cách chân chính.

Sư phụ giảng:

“Sư phụ: Kỳ thực tôi vẫn nghĩ như thế này, các đệ tử Đại Pháp chúng ta cũng không ngại là chư vị có tâm người thường, then chốt là làm thế nào kiến lập cho được chính niệm của chính mình, nếu chính niệm của chư vị mạnh mẽ, mọi lúc đều như một người tu luyện, hoặc không nói ‘mọi lúc’, mà chư vị hễ gặp sự việc gì, đều có thể như một đệ tử Đại Pháp, chư vị biết việc ấy làm thế nào, thì chư vị sẽ hiển thị ra Thần tích, chư vị sẽ có biểu hiện đặc thù, chư vị sẽ có thể phân biệt thị-phi, chư vị sẽ có thể làm tốt hết thảy tất cả”. (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc năm 2004).

Một chút thể ngộ tu luyện ở giai đoạn hiện tại, có chỗ nào chưa đúng xin đồng tu chỉ rõ!

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/276462