Phủi sạch phong trần: Công chúa hòa thân

Tác giả: Tiểu Liên

[ChanhKien.org]

Trong lịch sử văn minh của Trung Hoa năm ngàn năm, hiện tượng “hòa thân” (1) thường xảy ra. Lên mạng tìm kiếm, bạn có thể dễ dàng tìm thấy một loạt các danh sách nói về việc công chúa đi hòa thân. Có thể kể đến một số câu chuyện khá quen thuộc với chúng ta như điển tích Chiêu Quân xuất tái (Chiêu Quân đến vùng biên cương xa xôi, Chiêu Quân vốn là cung nữ, danh xưng công chúa ở đây là tên gọi chung) và công chúa Văn Thành đến Tây Tạng. Hôm nay chúng ta sẽ nói về một số chuyện luân hồi của các nàng công chúa đi hòa thân, từ họ, chúng ta sẽ thấy được ý nghĩa của chính sách “hòa thân” không chỉ là thúc đẩy hòa bình giữa hai quốc gia và giao lưu văn hóa, mà nó còn có ý nghĩa sâu sắc hơn: Đó chính là kết duyên, để con người hôm nay, vào thời khắc này có thể minh bạch chân tướng Đại Pháp, mà đặt định nền văn hóa và kết duyên trong lịch sử.

Trước tiên, tôi sẽ nói về ba cô gái này.

Tại đây, chúng tôi sẽ gọi tên của họ dựa theo nơi cư trú hiện tại, ba người họ lần lượt là: Tiểu Mỹ, Tiểu Nam và Tiểu Bắc.

Ba cô gái ấy trên thiên thượng vốn là một cây đại thụ, một chú thiên điểu và một thần hoa. Bởi vì tất cả những thứ trên thiên giới đều là cực kỳ tốt đẹp và thần thánh, hơn nữa là nhiều màu sắc và biến hóa. Như vậy, những vị này ở cùng nhau hết sức có ý nghĩa: Cây thần không những có thể trở nên rất to cao, mà còn có thể trong nháy mắt trở nên cành lá sum suê, cũng có thể trong nháy biến thành cái cây trơ trọi lá, có thể đội trời đạp đất, lại có thể uốn lượn khắp thế giới của nó. Chú thiên điểu kia, biến lớn đến mức có thể vung cánh che trời, hoặc biến nhỏ cỡ như con kiến ở nhân gian. Nó có thể biến hóa màu sắc sặc sỡ, cũng có thể biến thành đơn sắc. Còn loài hoa kia càng là chủng loại thiên hình vạn trạng, nó có thể biến thành một đóa hoa tùy ý bay lượn, cũng có thể biến thành một gốc hoặc một vài gốc hoa hoặc thành một chùm hoa, với một đóa hoa một màu hoặc một đóa hoa nhiều màu (tức là trong mỗi đóa hoa thì mỗi cánh hoa có màu sắc khác nhau, dùng từ “ngũ màu lục sắc” để miêu tả thì còn quá đơn giản). Đương nhiên họ không chỉ thế, vẫn còn rất nhiều cảnh tượng kỳ diệu. Có lúc những vị này thậm chí “hợp ba thành một”, biến thành một vật có hình tượng nào đó.

Thiên giới là tốt đẹp và mỹ hảo như thế. Nhưng vốn thế giới ấy dường như không có khái niệm về thời gian, mà cũng không thể vĩnh hằng. Một tầng thiên thể dần dần xuất hiện bại hoại và biến dị. Vô số các vị thần vì thế mà lo lắng trùng trùng. Về sau, do nhân duyên hội tụ, bằng một cơ duyên đặc định, rất nhiều vị thần đã gặp được vị Phật chủ muốn đến Tam giới và nhân gian để chính Pháp cứu độ toàn bộ chúng thần trong thương khung vũ trụ. Họ nối tiếp nhau kết duyên cùng vị Phật chủ, muốn đến nhân gian để tự cứu mình và cứu chúng sinh. Và vài người trong số họ khi đó không có quả vị và hình tượng của thần, thế là có vị thần nghĩ ra một biện pháp, tương lai sẽ để họ làm con cái của mình tại nhân gian. Như thế họ có thể hạ xuống nhân gian. Hơn nữa vì để tích uy đức dùng đến cho thời kỳ chính Pháp (Bởi vì không phải là bất kỳ ai đều có thể đắc Pháp khi Phật chủ truyền Pháp tại nhân gian trong thời kỳ chính Pháp, ngoài việc phải kết duyên với Phật chủ, thì họ còn phải có một phần uy đức nhất định mới được), nên đã an bài họ gánh vác trách nhiệm quan trọng là hồng dương văn hóa đến các nước láng giềng Trung Thổ. Bề ngoài nhìn thì là kết thân, liên hôn với các nước xung quanh, đưa văn hóa Trung Thổ đến các quốc gia láng giềng, thúc đẩy giao lưu văn hóa và giữ hòa hảo giữa các dân tộc. Kỳ thực, nguyên nhân gốc rễ là để kết duyên.

Bởi vì Đông Thổ là trung tâm văn hóa thần truyền. Vậy nên, vô số vị thần đã vì chính Pháp ngày hôm nay mà đặt định ra rất nhiều nền văn hóa. Hơn nữa vì để chúng sinh đều có cơ hội minh bạch chân tướng Đại Pháp tại thời điểm này, nên những loại cơ duyên này phải được đặt định trong lịch sử thì mới có thể đạt được “hiệu quả” chúng sinh minh bạch [chân tướng] vào ngày hôm nay, không những có cơ hội được nghe chân tướng, mà còn cần minh bạch hàm nghĩa của nó. Điểm này là tương đối trọng yếu.

Hôm nay, khi chúng ta thấy một chữ nhìn như rất bình thường trong Đại Pháp, cảm thấy rằng rất dễ dàng có thể lý giải ý nghĩa bề mặt, nhưng nếu như không có sự đặt định những nền văn hóa này từ trong lịch sử, thì người ta sẽ hoàn toàn không lý giải được.

Chúng ta không đi sâu vào chủ đề này, chỉ xoay quanh chủ đề về những công chúa mang sứ mệnh hòa thân.

Bất luận vị công chúa nào sau khi hòa thân với người đứng đầu nước ngoại bang sẽ mang đến nơi ấy nhiều phương diện của văn hóa thần truyền Trung Thổ. Ví dụ, ngôi vị “Thiên tử” là do trời cao an bài, để họ ở nhân gian dẫn dắt con dân chiểu theo yêu cầu của đạo trời để hành sự và phát triển. Mà người ấy tại vị trí của mình làm được tốt hay dở chính là vấn đề cá nhân. Thời thượng cổ, người “đức cao vọng trọng” mới có thể được chọn làm “vua”. Hơn nữa, “vua” là người trên thuận thiên thời, dưới theo địa lợi, ở giữa hiểu nhân hòa, nói cách khác, chỉ có người am hiểu tam tài “thiên địa nhân” mới được làm vua. Còn tại các phương diện văn hóa thần truyền như ăn mặc đi lại, lễ nghĩa, v.v đều sẽ dựa theo người dân ở các vùng khác nhau để đặt định. Tất cả đều là vì hôm nay con người có thể lý giải Pháp, có thể minh bạch chân tướng từ đó được Đại Pháp cứu độ. Đây là mục đích và ý nghĩa của việc công chúa hòa thân.

Tiểu Mỹ hiện đang ở bên ngoài Trung Quốc, cô từng chuyển sinh thành Công chúa Giải Ưu vào thời Tây Hán (121 TCN – 53 TCN), được gả cho vua đời thứ ba của nước Ô Tôn là Sầm Tâu (hiệu Quân Tu Mi). Ở đó nàng được gả cho tổng cộng ba vị vua của nước Ô Tôn, hạ sinh vài người con. Mặc dù trải qua bao thăng trầm ở nơi đó, nhưng nàng vẫn một lòng truyền cấp văn hóa thần truyền của triều đại nhà Hán cho người dân nơi đó. Đến năm khoảng 70 tuổi, nàng đã viết thư cho Hán Tuyên Đế, được Hán Tuyên Đế dùng nghi lễ đối với công chúa đón về Hán triều. Nguyên nhân công chúa Giải Ưu viết thư xin trở về, tôi nghĩ đó chính là điều mà người Trung Quốc thường nói: Lá rụng về cội! Tâm tình “trở về cội nguồn” này thực ra đã cắm rễ sâu vào máu thịt của người Trung Quốc. Từ “Cội” ở đây không chỉ là do cha mẹ và người thân nuôi dưỡng tạo thành, mà là một loại văn hóa tình cảm nguồn cội mãnh liệt. Thử nghĩ xem, một người lớn lên ở nơi Hán triều Trung Thổ, nhưng sau đó lại sống trường kỳ ở một nơi có phong tục, văn hóa khác lạ, thậm chí là trình độ văn minh thua xa Trung Thổ, loại cảm thụ cô độc này là dễ nhận thấy nhất. Vì vậy nàng xem Hán triều như nhà mẹ đẻ, xem hoàng đế Hán triều như người nhà mẹ đẻ. Hơn nữa người ta thường nói tuổi càng lớn thì càng nhớ nhà, lá rụng về cội mà! Vậy chỉ cần có điều kiện, vô luận một người phiêu bạt nơi đất khách quê người bao lâu chăng nữa, đều sẽ muốn tựa vào lòng mẹ. Dù cho khi đó mẹ đã ra đi rồi, quê nhà chỉ còn lại đền cũ mộ hoang, một vùng hoang tàn, thì họ cũng muốn được an giấc ở mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên.

Trên thực tế, loại nút thắt này tại tầng con người có quan hệ trực tiếp với việc Nữ Oa tạo ra con người và hình thức xã hội mẫu hệ thủa ban đầu của dân tộc Hoa Hạ. Người ta coi mảnh đất nơi mình lớn lên và non xanh nước biếc kia là nhà của bản thân mình, coi văn hóa Trung Thổ là bộ phận tinh thần của “cội nguồn”. Theo lẽ thường, loại nút thắt “không quên nguồn gốc” này đã duy hộ và kế thừa văn hóa Trung Thổ. Kỳ thực chúng ta có thể tưởng tượng được rằng, trong môi trường lịch sử lúc bấy giờ, người người đều minh bạch rằng con người là do thần tạo ra, như vậy con người cần phải hiểu được lễ nghĩa liêm sỉ, cần minh bạch sự khác biệt giữa quân tử và tiểu nhân, cần phải chiểu theo học thuyết âm dương ngũ hành để làm các việc, cần phải kính trời hiểu vận mệnh, minh bạch những đạo lý như thiện ác hữu báo,…Kỳ thực là Thần hữu ý an bài những điều này, chính là cho con người biết được cần làm người như thế nào. Hơn nữa bảo cho con người đề cao, hướng về nơi Thần giới tốt đẹp. Người làm việc tốt hoặc biết tu hành, có thể đến nơi Thần giới. Nói thẳng ra, cội nguồn của nút thắt lá rụng về cội trong văn hóa Trung Hoa là hồi thiên (trở về thiên quốc). Nơi đó mới là cội nguồn chân chính của chúng ta, mới là ngôi nhà thật sự của chúng ta, mới là mục đích căn bản để làm người.

Hiện tại Tiểu Mỹ vẫn đang làm những công việc hồng dương văn hóa truyền thống Trung Hoa ra bên ngoài đại lục như thời xưa. Tuy hiện nay cô vẫn còn là một cô gái trẻ, nhưng lòng nhiệt huyết đối với văn hóa Trung Hoa đã khiến cô tham gia các hoạt động hồng dương văn hóa Trung Hoa bằng cả tâm huyết và sức lực của mình. Hơn nữa, những đoạn văn trên đã nói rằng mục đích căn bản của việc “hòa thân” chính là kết duyên. Một khi duyên phận này được kết, vô luận những người có duyên phận chuyển sinh ở nơi đâu ngày hôm nay, hay họ trở thành người như thế nào, thuộc giai tầng nào, khi nhìn thấy cô ấy giảng chân tướng Đại Pháp bằng các loại phương thức khác nhau, họ đều sẽ muốn tiếp nhận. Bởi vì họ đã có “duyên” từ trước! Tất nhiên, những điều này đều là sự an bài hữu ý của vị Phật Chủ!

Phụ thân của Tiểu Nam là người Hà Nam, trong triều đại nhà Tùy, từng chuyển sinh thành công chúa Hoa Dung, là công chúa hòa thân trong triều đại nhà Tùy, họ là Vũ Văn. Khi đó, vua của nước Cao Xương là Khúc Bá Nhã đã theo Tùy Dượng Đế đông chinh nước Cao Câu Ly (ở phía bắc bán đảo Triều Tiên và Mãn Châu). Sau khi trở về, Tùy Dượng Đế đã gả công chúa Hoa Dung cho Khúc Bá Nhã, làm hoàng hậu của Cao Xương (phía Tây Vực). Về sau, tại thời kỳ Trinh Quán của triều đại nhà Đường được Thái Tông ban họ Lý, phong làm công chúa Thường Lạc. Ngày hôm nay, khi còn rất nhỏ, cô ấy đã phải theo cha mẹ đi kháng cáo sau khi tập đoàn họ Giang bức hại Pháp Luân Công, cũng chịu rất nhiều khổ.

Còn cha mẹ của Tiểu Bắc là người vùng Đông Bắc, quá khứ là con gái thứ tám của Đức Tông triều đại nhà Đường, sau khi gả cho Kha Hãn Hồi Hột là Trường Thọ Thiên Thân, cô được phong làm công chúa Tương Mục nước Yên. Trong thời hiện nay, ngày từ khi còn nhỏ, cô cùng mẹ học Pháp. Sau đó, kết hôn và chuyển ra nước ngoài.

Chúng tôi sẽ không nói chi tiết về những điều này do giới hạn độ dài.

Đây chính là:

Công chúa hòa thân để kết duyên
Chuyển quanh luân hồi qua ngàn năm
Hôm nay nhìn lại chuyện xưa cũ
Vì minh chân tướng mà trải đường!

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/111940

Ghi chú: Hòa thân (kết thân) theo cách hiểu thông thường là nói đến việc gả công chúa của một nước cho nước láng giềng để giữ hòa bình vùng biên giới.