Cải biến quan niệm của bản thân

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục

[ChanhKien.org]

Điều người thường xem trọng là được mất về danh, lợi, tình nơi thế gian con người, người tu luyện không xem trọng sự được mất của danh, lợi, tình nơi thế gian, mà là xem trọng sự được mất trong tu luyện. Cần phải thủ đức, vô vi, không can dự vào việc không quan hệ gì tới mình trong người thường, tránh việc mất đức. Càng không thể làm việc xấu tạo nghiệp tổn đức, khiến xích độ tâm tính hạ xuống, rớt công. Chịu khổ tiêu nghiệp là hảo sự, đề cao tâm tính đồng hóa với Đại Pháp là hảo sự, thanh trừ tà ác, giảng chân tướng cứu độ chúng sinh, hoàn thành sứ mệnh là hảo sự. Mà những điều này đối ứng đến không gian khác chủ yếu là bốn thứ: nghiệp lực, đức, xích độ tâm tính và độ cao của cột công trụ. Đối với một người tu luyện mà nói, điều gì là hảo sự thật sự? Chính là nghiệp lực giảm bớt, đức tăng lên, xích độ tâm tính nâng cao, công trụ tăng cao.

Vậy thì hãy nhìn lại những sự việc mà chúng ta gặp phải trong tu luyện: nếu sự việc đó khiến thân thể hoặc tâm trạng của bạn không thoải mái, thì nó có thể giúp bạn giảm bớt nghiệp lực, gia tăng đức; thông qua hướng nội tìm tu bỏ nhân tâm, thì có thể đề cao xích độ tâm tính, công trụ tăng lên. Vậy xem ra bất kể sự việc gì đều là hảo sự đối với việc tu luyện đề cao hướng đến viên mãn của chúng ta.

Nhân tâm có hai phương diện: quan niệm và chấp trước. Quan niệm bắt nguồn từ nhận thức đối với tất cả sự vật hình thành trong cuộc sống hiện thực. Bạn cho rằng điều nào đó là tốt, hoặc là quan trọng đối với bạn, thì trong tâm bạn sẽ coi trọng nó, không muốn buông bỏ nó, từ đó mà hình thành chấp trước đối với nó. Muốn tu bỏ nhân tâm, đầu tiên cần phải thông qua học Pháp để chuyển biến quan niệm, khi quan niệm chuyển biến, bạn sẽ nhận ra rằng những điều trước đây bản thân cho là tốt, hoặc là những thứ khá quan trọng đối với bản thân, kỳ thực chúng không nhất định thật sự tốt, hoặc không thật sự quan trọng, như vậy bạn mới có thể buông bỏ nó một cách nhẹ nhàng, tống khứ được tâm chấp trước.

Là con người mà nói, thông thường gặp những chuyện tốt thì trong tâm sẽ vui vẻ thoải mái, ngược lại gặp phải những chuyện không tốt thì trong tâm sẽ căng thẳng sợ hãi. Nếu như bạn dùng quan niệm người thường để đo lường những chuyện gặp phải trong tu luyện, coi nó thành chuyện xấu, thì có thể nảy sinh tâm sợ hãi; nếu bạn dùng chính lý để nhìn nhận vấn đề, coi hết thảy sự việc gặp phải trong tu luyện đều là hảo sự mà đối đãi, thì trong tâm bạn sẽ không còn sợ hãi nữa.

Quan niệm chuyển
Bại vật diệt
Quang minh hiển

Diễn nghĩa:

Quan niệm thay đổi
Vật bại hoại bị diệt trừ
Hiển lộ [ánh sáng] quang minh
(“Tân Sinh”, Hồng Ngâm)

Lúc này bạn sẽ đối mặt với hết thảy sự việc trong tu luyện một cách lạc quan, nhẹ nhàng, thản đãng.

Nếu bạn coi tất cả những sự việc gặp phải trong tu luyện đều là hảo sự mà đối đãi, thì bạn sẽ có tín tâm, có dũng khí để đối mặt với hết thảy sự việc xuất hiện trong quá trình tu luyện, bạn sẽ không xem những ma nạn như chướng ngại trên con đường tu luyện, mà coi hết thảy ma nạn đều giống như việc leo lên từng nấc thang trên con đường tu luyện, lúc này quan nạn nào cũng không ngăn được sự tu luyện của bạn.

Khi bạn coi hết thảy sự việc gặp phải trong tu luyện đều là hảo sự mà đối đãi, tương đương với việc bạn lựa chọn đứng về phía an bài của Sư phụ để nhìn vấn đề. Đối diện với sự việc mà cựu thế lực an bài, bạn sẽ không đứng về phía an bài của cựu thế lực mà xem ma nạn là bức hại, nhìn nhận đó như chuyện bất hảo, mà là đứng về phía an bài của Sư phụ xem nó như hảo sự, coi đó là cơ hội tốt để đề cao tu luyện, để chứng thực Pháp, như thế sẽ triệt để làm được không thừa nhận sự an bài của cựu thế lực, chỉ đi theo sự an bài của Sư phụ mà tu luyện, cựu thế lực sẽ không dám động đến bạn nữa, thì có thể phủ định, bài trừ sự an bài của cựu thế lực.

Sư phụ giảng:

“Bởi vì trong tầng cựu vũ trụ này có Lý tương sinh tương khắc, và hai chủng nhân tố chính phản, cho nên làm sự việc gì thì cũng đều là một chính một phản đồng xuất, kể cả ở xã hội nhân loại mà làm sự việc gì, thì đều sẽ xuất hiện sự thể hiện đồng thời của hai chủng nhân tố này. Kể cả người ta nói một câu, làm một việc, thậm chí khởi một niệm, đều sẽ thể hiện ra hai chủng nhân tố chính phản ấy. Cũng như cuộc bức hại này, mục đích thì mọi người đều rõ ràng cả rồi, xuất phát điểm cũng là phi thường tà ác, nhưng kết quả của nó là [vừa] làm việc ác đồng thời khiến các đệ tử Đại Pháp qua phản bức hại mà rèn luyện thành thục, ngoài ra bức hại càng nghiêm trọng thì càng có thể thành tựu đệ tử Đại Pháp, ác nhân hoàn toàn không hiểu rõ Lý này đâu.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc năm 2004″, Giảng Pháp tại các nơi V)

Tuy nhiên bất kỳ sự việc gì đều là chính phản đồng thời xuất hiện, vì vậy khi đối mặt bất kỳ sự việc gì chúng ta đều cần dùng trí huệ để đối đãi, phủ định tác dụng phản diện của nó, lợi dụng tác dụng chính diện của nó, khiến sự việc đó chuyển thành hảo sự.

Cho dù xuất phát điểm an bài của cựu thế lực là gì, một khi nó xuất hiện thì sẽ chính phản đồng thời xuất hiện, đồng thời khởi tác dụng ở hai phương diện chính phản: một mặt là tác dụng phụ diện của nó, chính là dùng biện pháp bức hại để phá hoại sự tu luyện của đệ tử Đại Pháp, khiến đệ tử Đại Pháp từ bỏ tu luyện; một mặt khác là tác dụng chính diện của nó, chính là đồng thời cung cấp cho đệ tử Đại Pháp cơ hội tốt để tu luyện và đề cao bản thân, chứng thực Pháp cứu độ chúng sinh. Vậy thì khi chúng ta đối diện với sự an bài của cựu thế lực, thì cần dùng trí huệ để đối đãi. Một mặt, chúng ta kiên quyết không thừa nhận sự an bài của cựu thế lực, phủ định tác dụng phụ diện của nó; mặt khác, chúng ta lợi dụng cơ hội tốt mà chúng cấp cho chúng ta để tu luyện bản thân, chứng thực Pháp cứu độ chúng sinh, thúc đẩy tác dụng chính diện của nó, cuối cùng biến sự việc trở thành hảo sự.

Bất kỳ sự việc gì cũng có thể cung cấp cho chúng ta cơ hội tốt để đề cao tu luyện, chúng ta cần trân quý lợi dụng nó để tu luyện bản thân. Nếu bạn coi một sự việc nào đó là chuyện bất hảo mà bài trừ nó, thì cũng tương đương với việc bạn chủ động vứt bỏ cơ hội tốt mà sự việc đó cung cấp để giúp bạn tu luyện và đề cao, trong sự việc này bạn đã không tu bản thân, đánh mất cơ hội đề cao, cuối cùng không đề cao được, bỏ lỡ cơ hội tu luyện.

Khi bạn coi sự việc nào đó gặp phải trong tu luyện là chuyện bất hảo, thì cũng tương đương với việc bạn thừa nhận tác dụng phụ diện của sự việc này, bỏ qua tác dụng chính diện của nó, có thể nói rằng, tại vấn đề này, bạn không coi bản thân là một người tu luyện chân chính.

Sư phụ giảng:

“Chúng ta giảng rằng, tốt xấu xuất tự một niệm của người ta, sai biệt ở một niệm ấy đưa đến hậu quả khác nhau. Với tuổi cao nhường ấy, là người thường, có thể ngã [vậy] mà không bị thương không? Ấy vậy mà ngay cả da của bà này cũng không bị trầy xước. Tốt xấu xuất tự một niệm; nếu như bà nằm tại đó nói: ‘Ái chà, tôi hỏng rồi, chỗ này bị rồi, chỗ kia bị rồi’. Nếu thế thì đã có thể gân đứt xương gãy, tê bại rồi.” (Chuyển Pháp Luân)

Có thể nói, tại thời khắc quan trọng, một niệm sai lầm sẽ mang đến hậu quả khác nhau, một sự việc sau khi xuất hiện, có tồn tại vấn đề lựa chọn cách đối đãi với nó. Bạn lựa chọn coi đó là chuyện tốt để đối đãi, hay là lựa chọn coi đó là chuyện bất hảo để đối đãi, thì sẽ dẫn đến kết quả khác nhau. Nếu bạn lựa chọn coi sự việc đó là chuyện bất hảo để đối đãi, thì đồng nghĩa với việc bạn thừa nhận tác dụng phụ diện của sự việc, nghĩa là bạn phải chịu kết quả phụ diện của sự việc; nếu bạn lựa chọn coi sự việc đó là chuyện tốt để đối đãi, thì đồng nghĩa với việc bạn khẳng định tác dụng chính diện của nó, mong muốn kết quả chính diện của sự việc. Do đó, bạn lựa chọn điều gì, chính là bạn muốn điều đó, bạn đã quyết định chiều hướng của sự việc, kết quả của sự việc là do bạn tự mình lựa chọn.

Đặc biệt là khi đối diện với sự an bài của cựu thế lực, nếu bạn lựa chọn coi đó là chuyện bất hảo để đối đãi, thì đồng nghĩa với việc bạn lựa chọn chuyện bất hảo, cũng tương đương với việc bạn lựa chọn bị bức hại. Bản thân nguyên nhân dẫn đến sự an bài của cựu thế lực là do bạn còn nhân tâm, bạn có lậu, đồng thời bạn còn muốn bức hại, vậy thì cựu thế lực có thể bức hại bạn một cách danh chính ngôn thuận, Sư phụ và Thần hộ Pháp đứng bên cạnh nhìn thấy rất lo lắng nhưng không có cách nào để giúp bạn.

Sư phụ giảng:

“Chư vị coi những thống khổ của bản thân, và những ma nạn của bản thân chư vị thảy đều cho là chuyện xấu, thì đó chính là người thường. Thống khổ là hoàn bồi nợ nghiệp, những việc không thuận tâm là khiến tâm tính đề cao; là người thường mà giảng, thì thật ra cũng là cái Lý đó thôi. Đều là hoàn [trả] nghiệp, tiêu nghiệp rồi sẽ có đời sau tốt hơn; chỉ là người ta không minh bạch. Là người tu luyện, tiêu nghiệp rồi, tâm tính khi tu luyện đề cao lên rồi, cuối cùng viên mãn. Là một đệ tử Đại Pháp mà nói, đây là Pháp Lý cơ bản nhất, tối cơ bản. Có người mà mấy năm qua rồi, mà vẫn chưa cải biến quan niệm từ căn bản. Tu luyện được bao nhiêu năm rồi? Mà vẫn chưa thể nhìn vấn đề [theo] cách như vậy, vẫn chưa thể nhìn vấn đề từ chính diện.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2008″, Giảng Pháp tại các nơi VIII)

Khi bạn lựa chọn coi một sự việc là chuyện bất hảo để đối đãi, chính là bạn tự chuốc lấy điều không may, về vấn đề này, bạn đã coi bản thân là người thường rồi, bạn dùng nhân tâm để đối đãi với sự việc này, lúc này vì niệm của bạn bất chính nên Sư phụ không có lý do để giúp bạn. Khi bạn lựa chọn coi một sự việc là việc tốt để đối đãi, thì cũng tương đương với việc bạn coi bản thân là người tu luyện chân chính, bạn dùng chính niệm đối đãi với sự việc đó, lúc này Sư phụ có thể giúp bạn. Vậy nếu Sư phụ giúp bạn thì kết cục nhất định sẽ biến thành việc tốt, vì vậy có thể nói nếu bạn muốn nó là hảo sự, thì cuối cùng sẽ là hảo sự. Đối với người tu luyện mà nói, thật đúng là:

“Tốt xấu xuất tự một niệm” (Chuyển Pháp Luân)

“Tu tại tự kỷ, công tại Sư phụ” (Chuyển Pháp Luân)

Tu tâm tính cần phải dựa vào bản thân bạn mà làm, nếu bạn có thể làm tốt vấn đề tu, sắp đặt cái tâm này cho chính, dùng chính niệm để đối đãi vấn đề, thì Sư phụ mới có thể giải quyết công bằng hết thảy cho bạn, những việc khác Sư phụ đều có thể an bài tốt cho bạn, bảo đảm kết cục cuối cùng là tốt.

Khi bạn có thể đạt đến mức độ coi hết thảy sự việc trong tu luyện đều là hảo sự, bạn sẽ biết trân quý, biết tận dụng cơ hội tốt mà mỗi sự việc mang đến cho bạn để đề cao trong tu luyện. Cho dù đang trong mâu thuẫn, bạn cũng sẽ chủ động hướng nội tìm để tu bản thân, bạn sẽ không hướng ngoại để tìm thiếu sót của người khác. Bạn cũng sẽ không có tâm lý bất bình và sản sinh tâm tật đố, bất mãn, oán hận người khác, càng sẽ không đi chỉ trích người khác, bài trừ người khác, làm tổn thương người khác. Trong tâm bạn sẽ hiểu được rất rõ ràng việc người khác đối xử không tốt với mình hoàn toàn là để giúp bản thân mình đề cao trong tu luyện, sẽ từ đáy lòng mà tha thứ cho người ta, cảm ơn người ta.

Khi bạn có thể làm được đến mức độ coi hết thảy sự việc trong tu luyện đều là hảo sự, thì thế giới này trong mắt của bạn chính là một khung cảnh tường hòa, bạn nhìn ai cũng đều vừa mắt, nhìn đâu cũng thấy dễ chịu, trong tâm bạn có thể dung nạp tất cả thế nhân, sẽ không để ý đến biểu hiện của thế nhân, kể cả việc tốt việc xấu đối với bản thân, có thể làm được khoan dung độ lượng, bao dung người khác, thiện đãi người khác. Đồng thời bạn còn có tâm Đại Nhẫn, bất kỳ khổ nạn nào đều không động được cái tâm của bạn, bạn sẽ mỉm cười với ma nạn, phó xuất toàn lực cho việc chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh.

Khi bạn có thể làm được việc coi hết thảy sự việc trong tu luyện đều là hảo sự, thì tất cả mọi người trên thế giới này đều trở thành những người trợ giúp bạn đề cao trong tu luyện, bạn sẽ biết ơn tất cả mọi người! Nếu cứu độ họ cũng xuất phát từ đáy lòng, thì có thể triển hiện tâm từ bi của người tu luyện.

Sự lựa chọn đầu tiên phải đối mặt trong tu luyện chính là phải lựa chọn giữa tin hay không tin đối với Pháp mà Sư phụ giảng, nếu bạn chọn tín Pháp, thì có thể chiểu theo Pháp mà làm, như vậy thì có thể tu luyện tốt bản thân, cũng có thể làm tốt việc chứng thực Pháp, cuối cùng hoàn thành sứ mệnh, tiến về viên mãn; nếu bạn lựa chọn không tín Pháp, vậy thì bạn sẽ không cách nào tu luyện tốt bản thân, cũng không làm tốt được việc chứng thực Pháp, cuối cùng sẽ dẫn đến thất bại trong tu luyện.

Vì vậy có thể nói, tín Sư tín Pháp là điểm mấu chốt trong việc thành hay bại của tu luyện, Sư phụ đã giảng:

“Tu luyện rồi thì sự việc gì cũng đều là hảo sự” (“Giảng Pháp ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới [2014]”)

Nếu khi bạn gặp sự việc mà vẫn coi nó như việc bất hảo mà đối đãi, thì chứng tỏ rằng quan niệm người thường của bạn vẫn chưa chuyển biến, vậy làm sao tu luyện lên trên đây? Làm sao có thể làm tốt việc chứng thực Pháp đây?

Sư phụ giảng:

“Còn người tu luyện chính là chiểu theo chính lý mà tu luyện. Chịu khổ chịu nạn là cơ hội rất tốt để tiêu trừ nghiệp lực, tiêu trừ tội lỗi, tịnh hoá nhân thể, đề cao cảnh giới tư tưởng, và thăng hoa tầng thứ; đó là việc rất tốt; Pháp lý chân chính là như vậy.” (“Càng về cuối càng tinh tấn”, Tinh tấn yếu chỉ III)

Cho nên trong tu luyện về sau, bất kể lại gặp sự việc gì, niệm đầu của bạn chính là xác định đó là việc tốt, sau đó đi xử lý sự việc, như thế mới là việc mà một người tu luyện chân chính đang làm. Có thể nói, khi gặp phải sự việc, đầu tiên phải xác định đó là việc tốt, đây là chính niệm đầu tiên của người tu luyện khi đối mặt với sự việc! Có chính niệm này làm nền tảng, các chính niệm khác sẽ liên tục đến, sẽ dễ dàng làm tốt việc chứng thực Pháp. Như thế trên con đường tu luyện, bạn sẽ từng bước mà leo lên, cuối cùng điều chờ đợi bạn chính là hảo sự vô cùng lớn: viên mãn!

Quan niệm chuyển
Bại vật diệt
Quang minh hiển

Diễn nghĩa:

Quan niệm thay đổi
Vật bại hoại bị diệt trừ
Hiển lộ [ánh sáng] quang minh
(“Tân Sinh”, Hồng Ngâm)

Khi bạn thay đổi quan niệm về việc xấu trong người thường, coi mọi chuyện đều là hảo sự để đối đãi, thì trong mắt bạn, thế giới này đã hoàn toàn thay đổi, tầm nhìn và tâm trí của bạn đã rộng mở. Trước đây khi thấy người thường làm những chuyện bất hảo, tôi cảm thấy không thuận mắt, trong lòng cũng thấy phản cảm, bây giờ thì khác, bây giờ tôi mới thấy đó chính là nỗi khổ của họ, cảm thấy thế nhân trong mê không biết Pháp, sống trong thời loạn thế mà đạo đức đã băng hoại này, để nước chảy bèo trôi, dựa theo phản lý mà làm điều xấu, tạo nghiệp tổn đức, họ đã hại người lại còn hại chính mình, trong vô tri mà làm chuyện ngu ngốc, thật đáng thương! Hiện nay bất kể ai đối xử không tốt với tôi, trong tâm tôi đều không oán hận họ, bởi vì tôi có thể làm được đặt mình vào hoàn cảnh người khác mà lượng thứ cho họ, bao dung họ, cũng xuất phát từ nội tâm muốn cứu độ họ, đôi khi trong tâm tôi suy nghĩ: vì để chúng sinh được đắc cứu, tôi nguyện buông bỏ hết thảy những gì của bản thân mình!

Trước kia khi nhìn người khác tôi đều xem hành vi bề ngoài của họ là tốt hay xấu, hiện nay tôi hoàn toàn không nhìn vào hành vi bề ngoài của họ nữa, tôi nhìn vào bản chất và sinh mệnh của họ. Họ đã từng là những vị Thần vĩ đại, biết rõ thế nhân hiểm ác, vừa ở trong mê vừa chịu khổ, vừa dơ bẩn vừa hỗn loạn, nhưng vì muốn đóng góp một chút sức lực trong khi vũ trụ đang chính Pháp, đồng thời cũng là vì việc cứu độ chúng sinh của mình, họ bất chấp nguy hiểm có thể mất công mà bị hủy diệt, từ bỏ hết thảy mọi thứ nơi Thần giới, nhảy vào cái hố nhơ bẩn nơi thế gian con người không một chút do dự. Hơn nữa vì để phối hợp trải đường cho Chính Pháp, đã luân hồi chuyển thế, qua đời đời kiếp kiếp đều chịu khổ và phó xuất, có thể nói là trải qua vô số khổ nạn, bước đến hôm nay, sinh mệnh này đáng trân quý biết bao! Chỉ dựa vào điều này, họ đã nên được đắc cứu! Còn đời này kiếp này có lúc biểu hiện không tốt, đó là do bị tà đảng Trung Cộng do cựu thế lực tạo ra đầu độc họ, đó chỉ là biểu hiện nhất thời của một sinh mệnh, nhìn tổng thể, họ vẫn là những sinh mệnh cực kỳ đáng quý, rất đáng được chúng ta cứu độ. Vì vậy trong tâm tôi, đối với mọi sinh mệnh đều rất trân quý, đáng kính trọng, tôi hy vọng họ sẽ có một tương lai tốt đẹp.

Trong quá trình đệ tử Đại Pháp phối hợp với nhau chứng thực Pháp, nếu gặp phải mâu thuẫn, mọi người đều có thể làm được coi đó là hảo sự để đối đãi, xem đó là cơ hội tốt đề cao tu luyện, vậy thì đều có thể chủ động hướng nội tìm, quy chính bản thân trong Pháp, mâu thuẫn sẽ được hóa giải. Nếu bạn cho đó là chuyện xấu để đối đãi, không coi đó như cơ hội tốt để đề cao tu luyện, thì không làm được hướng nội tìm, mà sẽ hướng ngoại nhìn chỗ thiếu sót của đối phương, bài trừ đối phương, hình thành gián cách, thì không thể hợp thành một luồng sức mạnh làm tốt việc chứng thực Pháp.

Khi bạn đã chuyển biến quan niệm về những điều bất hảo đã hình thành trong người bình thường, coi hết thảy mọi thứ trong tu luyện là điều tốt mà đối đãi, ai đó nói bạn không tốt, làm tổn hại danh dự của bạn, bạn sẽ coi đó là chuyện tốt mà đối đãi, như thế bạn sẽ buông bỏ chấp trước vào danh. Khi ai đó chiếm hữu lợi ích của bạn, bạn sẽ coi đó là chuyện tốt, như thế bạn sẽ buông bỏ chấp trước vào lợi. Khi ai đó khiến bạn mất mặt, lòng tự trọng bị tổn thương, đau khổ, bạn sẽ coi đó là chuyện tốt, như thế bạn sẽ vứt bỏ chấp trước vào tình. Như thế, sau khi quan niệm người thường của bạn được chuyển biến, bạn hoàn toàn vứt bỏ chấp trước đối với danh lợi tình, từ đó mà bước ra.

Có một lần lúc ra khỏi cửa trong tâm tôi phát ra một niệm: từ nay về sau, tôi sẽ không nhìn vào chỗ thiếu sót của người khác nữa. Khi tôi bước đi trên đường, bỗng nhiên cảm thấy không còn âm thanh nữa, nhìn thấy mọi người vẫn đang đi đi lại lại, nhưng cảm thấy một cảnh tượng cực kỳ tường hòa, hoàn toàn khác so với trước kia. Điều này khiến tôi nhận ra rằng thế giới này tốt hay xấu đều tại một niệm của chúng ta!

Khi bạn có thể làm được việc coi hết thảy sự việc gặp phải trong tu luyện đều là hảo sự mà đối đãi, bạn sẽ không để tâm đến việc người khác đối xử với mình tốt hay xấu nữa, thì bạn có thể làm được không chấp trước vào được mất nơi thế gian, lúc này không ai động được đến bạn, con đường tu luyện và chứng thực Pháp sẽ thông suốt không còn trở ngại, điều chờ đợi bạn nhất định là sự viên mãn vĩ đại!

Trên đây là thiển ngộ trong tu luyện tại giai đoạn hiện nay của cá nhân tôi, có chỗ nào không phù hợp, mong các đồng tu từ bi chỉ rõ.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/273411