Một chút cảm ngộ về “bất động tâm”

Tác giả: Thiên Vũ, đệ tử Đại Pháp Đại Lục

[ChanhKien.org]

Hôm qua khi học thuộc Pháp đến đoạn Sư phụ giảng:

“Bởi vì [khi] cá nhân ấy hễ muốn đi theo đường tu luyện, ý niệm ấy vừa mới động, [thì] giống như ánh vàng kim loé sáng, chấn động mười phương thế giới”. [1]

Tôi cảm thấy rất chấn động, hoá ra ý niệm của con người quan trọng đến thế, hồi tưởng lại bản thân tôi có bao nhiêu niệm đầu không phù hợp với Pháp, khi những suy nghĩ của mình xuất hiện, phải chăng tôi nên dùng Pháp để đo lường?

Sư phụ giảng:

“Thần xét vấn đề thì họ nhìn một cách chỉnh thể, nhìn một cách lập thể; con người chỉ là nhìn ở bề mặt. Có những lúc đệ tử Đại Pháp bên cạnh tôi, từng ý từng niệm của chư vị, biểu hiện của chư vị, tôi hoàn toàn không nhìn bề mặt chư vị và hành vi của chư vị, [mà] tôi nhìn động cơ thật sự kia của chư vị, tôi nhìn xem tư tưởng thật sự của chư vị căn bản đang nghĩ gì, đang làm gì.” [2]

Tôi cảm ngộ được từ đoạn Pháp Sư phụ giảng là, Đại Pháp là [nền tảng] căn bản của tu luyện, khi suy nghĩ của chúng ta phù hợp với Pháp, thì đó mới là suy nghĩ thật sự của bản tính chúng ta, bởi vì bản tính tiên thiên của chúng ta là đồng hóa với Pháp, trong quá trình hạ thế tầng tầng đi xuống, bản tính [của chúng ta] không ngừng bị vật chất bất thuần ở tầng thấp che đậy mất, do đó khi chúng ta hạ đến không gian mê của tam giới này, thân thể chúng ta đã mang chứa rất nhiều những vật chất bại hoại của vũ trụ cũ vốn biến dị, bất thuần, khi chúng ta động niệm muốn tu luyện, thì đó chính là đã kết duyên với Sư phụ, chính là [cần] thực hiện lời thệ ước đã ký với Sư phụ, trợ Sư chính Pháp, cứu độ chúng sinh.

Khi Sư phụ giảng về công năng dao thị có đoạn:

“Ví dụ: trên Trái Đất có nước Mỹ, có Washington, thì trên trường [kia] của người ta cũng phản ánh nước Mỹ, phản ánh Washington; nhưng chúng là hình ảnh. [Nó] dẫu là hình ảnh nhưng cũng là một loại tồn tại vật chất; nó là quan hệ đối ứng như vậy: tùy theo biến đổi ở bên kia mà [nó] biến đổi [theo]; do đó cái mà có người gọi là ‘công năng dao thị’ chính là tự nhìn vào trong phạm vi của trường không gian bản thân mình.” [3]

Từ đoạn Pháp của Sư phụ tôi cảm ngộ được, hết thảy những sự việc chúng ta gặp phải xung quanh mình, phải chăng đó là trường không gian của tự thân phản ánh đến không gian bề mặt nơi con người này?

Trong kinh văn Gửi Pháp hội Châu Âu [2009] Sư phụ có giảng:

“Chư vị quả thực không biết rằng đang tu cho ai ư? Chư vị quả thực không hiểu rõ rằng những việc không thuận tâm ấy là để giúp chư vị tu luyện, trừ bỏ nhân tâm của chư vị, trừ bỏ chấp trước của chư vị? Chư vị từ ngày bắt đầu tu luyện ấy, thì đường đời chẳng phải đã được cải biến thành con đường tu luyện rồi sao? Hết thảy những gì chư vị gặp phải đều không hề ngẫu nhiên phải không? Chư vị chẳng đang bước trên con đường thành Thần?” [4]

Tôi cảm ngộ được từ đoạn Pháp Sư phụ giảng ở trên là: tu luyện là nghiêm túc, nghiêm túc tới mức mỗi một suy nghĩ, mỗi một niệm đều phải dựa trên Pháp, nghiêm túc tới mức khi bạn ở trong loạn thế loạn tượng này, bạn có thể giữ vững được căn bản, giữ vững Đại Pháp, không bị loạn tượng làm động tâm, tâm như nước lặng. Có lẽ trạng thái như vậy mới là biểu hiện cho mức độ đồng hóa với Pháp ở tầng thứ đó.

Vũ trụ cũ đang đối mặt với sự giải thể liên tục, vũ trụ mới đang tuyển chọn những sinh mệnh có thể cứu độ được, đệ tử Đại Pháp là trong thời kỳ lịch sử đặc thù này mà đồng hành cùng Sư phụ, đang không ngừng được Đại Pháp tẩy tịnh, quá trình làm thuần tịnh sinh mệnh chính là lịch trình đệ tử Đại Pháp thực hiện sứ mệnh, cũng chính là [quá trình] làm thế nào để chúng ta làm tốt ba việc mà Sư phụ yêu cầu, làm sao để trong khi tu tốt bản thân thì thời thời dùng Pháp đối chiếu với chính mình, quan sát các chủng các dạng loạn tượng xuất sinh từ thiên tượng vũ trụ cũ sắp giải thể, đệ tử Đại Pháp giữ vững Pháp như thế nào, không bị loạn tượng dẫn động, không tuỳ nước xuôi dòng, ngược dòng mà lên, giải cứu thế nhân đang bị lừa dối che đậy.

“Bất động tâm” là trạng thái như thế nào? Thể ngộ ở giai đoạn hiện tại của tôi là, bất động tâm không phải là không làm gì cả, mà là giống như hoa sen không bị vấy bẩn bởi bùn nhơ, chúng ta gánh vác trên vai sứ mệnh trợ Sư cứu người, Sư phụ đã phó xuất rất lớn để kéo dài thêm thời gian cho chúng ta, chúng ta cần phải biết quý tiếc điều đó, bây giờ chúng ta đều cảm thấy thời gian trôi qua ngày một nhanh hơn, thể ngộ của tôi là, thứ nhất là tiến trình Chính Pháp đang được đẩy nhanh, thứ hai là các đệ tử Đại Pháp dưới sự gia trì của Sư phụ đang đột phá tầng thứ rất nhanh, bởi vì thời gian cũng là Thần, nói một cách tương đối, thời gian có vẻ nhanh hơn, và càng như vậy, Pháp càng có yêu cầu cao hơn và nghiêm khắc hơn đối với các đệ tử Đại Pháp. Như thế, mỗi một suy nghĩ của chúng ta đều có thể thể hiện ra cảnh giới của người tu luyện, ở giai đoạn hiện nay chúng ta vẫn còn đang ở cõi người, nơi thế giới con người này vẫn còn tồn tại vật chất biến dị của tầng thấp, mà chủng vật chất biến dị này sẽ thể ra ở đủ mọi phương diện, chúng là những sinh mệnh sẽ bị vũ trụ đào thải, tư tưởng biến dị và vật chất bại hoại của chúng cấu thành nên những nhân tố gây can nhiễu đối với Đại Pháp, sự vị tư đến cực đoan khiến chúng không thể thuận theo Đại Pháp, mô thức tư duy biến dị của chúng tạo ra can nhiễu đối với Đại Pháp, chúng không muốn bị đào thải, không muốn bị giải thể, nhưng Chính Pháp là có tiêu chuẩn, hết thảy sinh mệnh trong vũ trụ đều ở trong đó.

Do đó về những loạn tượng loạn thế mà đệ tử Đại Pháp đang phải đối mặt cho đến những can nhiễu kỳ quái khác đều không phải là ngẫu nhiên. Lấy trận ôn dịch vừa qua làm ví dụ, kỳ thực sự xuất hiện của ôn dịch là để cảnh tỉnh con người, để những con người thế gian đang lựa chọn đứng cùng hàng ngũ với Trung Cộng nhìn rõ bản chất tà ác của Trung Cộng và thoái xuất khỏi các tổ chức của nó (Đảng, Đoàn, Đội), bởi vì đối tượng mà ôn dịch cần đào thải là tà đảng Trung Cộng, ấy vậy mà trong đợt phòng chống dịch bệnh này, tà đảng Trung Cộng lại một lần nữa bộc lộ bản tính tà ác, phương pháp phòng dịch cực đoan không có nhân tính của ác đảng đã tạo ra vô số bi kịch cho các gia đình và những người dân đang sinh sống tại Trung Quốc đại lục, họ giống như những con dê chờ bị giết thịt, bị người khác xỏ mũi dắt đi.

Làm một người tu luyện bạn có thể nhìn thấu mục đích tà ác của tà đảng Trung Cộng, chúng chính là không coi trọng sinh mệnh con người, bởi vì [mục đích của] nó có liên quan tới tà linh đứng đằng sau thao túng Trung Cộng, bởi vì mục đích của tà linh đứng đằng sau thao túng Trung Cộng là huỷ người, là hại người, các loại thủ đoạn mà nó sử dụng đều là muốn đạt mục đích hại người. Pháp Luân Đại Pháp là Đại Pháp [uy] đức cao cứu người, Pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ có thể giúp con người thoát khỏi nanh vuốt của ma quỷ, đệ tử Đại Pháp là sứ giả cứu người khỏi chỗ nước sôi lửa bỏng, trạng thái tu luyện của chúng ta cũng thể hiện ra lực độ cứu người tương ứng.

Sư phụ đã giảng trong kinh văn Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2015 rằng:

“Giảng chân tướng, cứu chúng sinh, đó chính là điều chư vị cần làm, trừ đó ra thì không có điều chư vị cần làm, trên thế gian này không có điều chư vị cần làm.” [5]

Đôi khi những tư tưởng rất kỳ quái không biết từ đâu đến xuất hiện trong đầu tôi, chúng cư ngụ trong trường không gian của tôi, tôi lại còn điềm nhiên không hay biết, có lúc khi luyện công cũng có một số suy nghĩ xuất hiện, tôi nghĩ rằng luyện công mà không nhập tĩnh được chẳng phải là luyện tà pháp hay sao? Thế là tôi thấy bản thân không cần những suy nghĩ này, tôi tự nhắc mình không được động niệm, chỉ nghe âm nhạc luyện công, cố gắng hết sức để tĩnh lại, ngẫm lại bản thân tại sao lại có những suy nghĩ này chạy xuất ra?

Thứ nhất là bản thân mình chính niệm không đủ, chính niệm không đủ là do học Pháp ít, những chỗ mà không được Đại Pháp thanh tẩy sẽ sinh ra tạp niệm. Bởi vì khi tôi suy xét lại bản thân, tôi phát hiện những suy nghĩ kỳ quái ấy là những vật chất tạp loạn được tích tồn rất lâu, chúng được sinh ra vào các thời kỳ khác nhau, chúng toát ra một mùi ẩm mốc đã tích tụ lâu ngày. Do trạng thái tu luyện của bản thân mình chưa đủ tốt, những vật chất tạp loạn này chưa bị động đến, chưa bị thanh lý đi, chúng tồn tại trong trường không gian mà tôi chưa quy chính. Khi hồng thế của Chính Pháp xung kích đến chúng, chúng sẽ chạy xuất ra, và còn hoạt động, chúng muốn phản kháng lại trước khi bị giải thể, thể hiện [ở không gian này] là những suy nghĩ loạn bát nháo trong tư tưởng.

Có lúc tôi cũng bị những suy nghĩ [bất thuần] này chi phối, bị dẫn động, dần dần thuận theo việc không ngừng học Pháp tôi đã nhìn rõ được bản chất thực của chúng, hết thảy những biểu hiện ấy đều là hư huyễn. Khi những biểu hiện ấy xuất hiện, chỉ cần chúng ta làm được bất mê bất hoặc, giữ vững căn bản, không quên đi sứ mệnh của đệ tử Đại Pháp, ấy là đang ở trong Pháp.

Thứ hai là chưa có sự phân biệt thực sự giữa “chân ngã” và “giả ngã”, chỉ có nhận thức ở tầng thứ rất nông cạn. Khi tu luyện không ngừng thăng hoa, trí huệ và ngộ tính cũng lên theo kịp. Lấy một ví dụ, các sản phẩm thiết bị gia dụng hiện nay được cải tiến rất nhanh, khi bạn sử dụng một sản phẩm hiện đại rất thông minh, phải chăng có một bộ thao tác đối với sản phẩm ấy, nếu như bạn dùng bộ thao tác ban đầu của sản phẩm đời cũ mà áp dụng cho sản phẩm mới thì không cách nào hoàn thành công việc được.

Căn nguyên của những tư tưởng bất hảo đã xuất hiện là “tình”.

Sư phụ giảng:

“Tình thị bất ổn định đích tường đầu thảo” (Tạm dịch: Tình là [nhân tố] bất ổn định [như] cỏ đầu tường) [6]

Đối chiếu với câu Pháp của Sư phụ và ngẫm lại chính mình, tôi đã bị ngâm trong cái tình của tam giới đến mức mê mờ, không còn trạng thái tu luyện như thuở ban đầu, tế bào của thân thể ở bề mặt này bị tình trói chặt, chấp trước vào những cái giả hiện thực đầy hư huyễn, luẩn quẩn trong mất và được, đó là cái tâm bất chính, nó sẽ dẫn đến [sự xuất hiện] của những quan niệm biến dị, Đại Pháp của vũ trụ là Đại Pháp căn bản, là bất biến bất động, là vĩnh hằng, còn trạng thái bị dẫn dắt lay động này của tôi thì giống như cỏ ở đầu tường vậy, tùy theo gió mà lung lay, thời điểm mà chúng ta ở trong Pháp mới là thời điểm giữ vững được căn bản.

Trên đây là một chút thể ngộ nông cạn, nếu có điều gì không đúng với Pháp xin các đồng tu chỉ rõ.

Ghi chú: Trích từ các trước tác của Sư phụ:

[1] Bài giảng thứ hai, Chuyển Pháp Luân

[2] Giảng Pháp tại Pháp hội New York kỷ niệm 25 năm Đại Pháp hồng truyền [2017]

[3] Bài giảng thứ hai, Chuyển Pháp Luân

[4] Gửi Pháp hội Châu Âu [2009]

[5] Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2015

[6] Kỷ nhân hữu hạnh, Hồng Ngâm VI

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/275862