Đức và Trạng nguyên

Tác giả: Như Nhất

[ChanhKien.org]

Trong lịch sử có kể về quan trạng nguyên, thư sinh gia tộc nào được hoàng đế đích thân phê chuẩn làm trạng nguyên, đó là điều làm rạng rỡ tổ tông, không chỉ được khoác áo lụa đeo hoa, cưỡi ngựa diễu hành khắp kinh thành ba ngày, mà các bà con bô lão ở quê nhà khi được báo tin vui cũng sẽ nô nức chúc mừng, hâm mộ gia đình chàng thư sinh. Ngày nay ở Trung Quốc đại lục cũng có các danh hiệu như trạng nguyên đại học, trạng nguyên khối khoa học xã hội, trạng nguyên khối khoa học tự nhiên, cũng là điều rất vinh dự.

Mọi người đều bàn luận về con đường thành công của các thủ khoa, các cuộc phỏng vấn của phóng viên, nhận xét của giáo viên v.v.., đều chú trọng vào phương pháp học tập, sự nỗ lực chuyên cần, chăm chỉ nghe giảng… mà bỏ qua một điểm quan trọng nhất, đó chính là “đức”.

Mấy ông chủ của một số công ty có cổ phiếu niêm yết trên thị trường ở Bắc Kinh trong một buổi liên hoan đã tổng kết ra con đường thành công của mình. Họ nói đến bốn điểm: cơ hội trời cho, gặp được thời, có quý nhân phù trợ, cộng thêm nỗ lực cá nhân là thành công. Xem ra có vẻ rất có đạo lý, nhưng sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, nếu không có “đức” quyết định vận mệnh và phúc phận của một người, liệu bốn điều này có thể xuất hiện ở một người một cách trùng hợp như vậy không? Có người cũng rất nỗ lực, thức khuya dậy sớm, có người làm vài nghề nhưng vẫn không trở thành triệu phú, tỷ phú, cuộc sống hàng ngày vẫn rất chật vật, tại sao “thần may mắn” lại không chiếu cố cho anh ta? Nguyên nhân căn bản chính là không có đức lớn như vậy, cho nên không có phúc phận lớn như vậy.

Đức quyết định phúc phận trong tương lai của một người đến từ đâu? Ngoài cái đức được tích lũy bởi những việc làm tốt ở kiếp trước, cộng với đức do tổ tiên tích lũy được, còn có một loại đức được tích lũy do làm việc đại thiện trong kiếp này, do đó mới có được phúc phận lớn như vậy, các loại cơ duyên đúng là xuất hiện ở một người một cách trùng hợp như vậy.

Đường Cao là người ở huyện Hấp, tỉnh An Huy, từ khi còn là một đứa trẻ đã chăm chỉ học hành.

Bên hàng xóm có một cô gái trẻ rất thích Đường Cao, thường xuyên kiếm cớ đến thư phòng, kiếm cớ gần gũi với Đường Cao, thậm chí còn công khai ngỏ lời hẹn hò với anh ta, nhưng đều bị anh ta nghiêm khắc từ chối. Để tránh sự quấy rầy của cô gái, mỗi khi đọc sách tại thư phòng, Đường Cao thường khóa trái cửa lại.

Một đêm nọ, Đường Cao đang đọc sách dưới ngọn đèn trong thư phòng thì cô gái đó lại đến ngoài thư phòng gõ cửa, anh ta liền đọc to, giả vờ như không nghe thấy tiếng gõ cửa. Nhưng cô gái không chịu thua, lại chạy đến trước cửa sổ thư phòng, dùng lưỡi liếm thủng giấy che cửa sổ, nhìn Đường Cao trong thư phòng qua lỗ thủng mà trêu đùa anh ta. Đường Cao không còn cách nào khác đành phải đứng lên miễn cưỡng nói với cô ấy: “Cô ơi! Thật xin lỗi, hôm nay tôi không rảnh, ngày mai cô hãy quay lại”.

Ngày hôm sau, Đường Cao dán lại chỗ giấy bị rách và viết lên đó hai câu sau: “Cửa sổ giấy rách thì dễ sửa, làm tổn hại âm đức của một người thì khó sửa nhất “. Đêm đó cô gái quả nhiên lại tới cửa sổ, thấy lỗ thủng trên cửa sổ đã được vá lại, trên giấy cửa sổ có viết hai câu nói trên, trong lòng cảm thấy xấu hổ, rồi tự động không quấy nhiễu Đường Cao nữa mà lặng lẽ về nhà.

Có một nhà sư ở ngôi chùa gần đó thường đi ngang qua trước nhà của Đường Cao. Một đêm nọ, nhà sư trở về, đi ngang qua nhà Đường Cao, thấy trước cửa treo một tấm biển trạng nguyên, hai bên có hai ngọn đèn, đèn bên trái ghi “Cửa sổ giấy rách thì dễ sửa”, đèn bên phải ghi “Làm tổn hại âm đức của một người thì khó sửa nhất”. Nhưng khi muốn chăm chú nhìn kỹ lại, tấm biển và ngọn đèn lại đột nhiên biến mất, vị hòa thượng cảm thấy quá kỳ lạ.

Ngày hôm sau, nhà sư đến nhà gặp Đường Cao và kể cho anh nghe những gì ông đã gặp đêm qua. Đường Cao liền chỉ vào hai câu được ghi trên cửa sổ giấy và nói rõ nguyên do. Nhà sư bắt đầu ngộ ra rằng đèn đỏ bên ngoài cửa mà ông nhìn thấy đêm qua là lửa thần cảm ứng từ thiện tâm của Đường Cao. Không kìm nổi cảm thán ông ta nói: “Chữ viết trên cửa sổ, đèn treo ngoài cửa, sự cảm ứng còn nhanh hơn gõ trống”. Và ông còn an ủi anh ta thêm rằng: “Người đạo đức cao thượng như anh thì tiền đồ không thể giới hạn”. Một năm sau quả nhiên Đường Cao đỗ trạng nguyên, vang danh thiên hạ. (Trích từ bài viết “Làm tổn hại âm đức của một người khó sửa chữa” của Minghui.org)

Người xưa cho rằng “vạn ác dâm vi thủ”, tội tà dâm là đứng đầu trong các tội ác, người có thể cự tuyệt tà dâm, giữ trọn danh tiết của người khác, đó là một hành động tử tế tuyệt vời, có thể tích được rất nhiều âm đức. Đường Cao có thể tuân theo đạo của thánh hiền, từ chối tà dâm, bảo vệ danh tiết cho tiểu thư nhà hàng xóm, tích được đại âm đức, được sự bảo hộ của Thần Phật, vì vậy ông đỗ trạng nguyên và phúc báo nổi danh thiên hạ.

Hoàng Thường là người thời nhà Tống, ông thích đọc sách từ khi còn nhỏ, ông cũng viết văn rất hay, ông là một thần đồng nổi tiếng trong làng. Hoàng Thường không chỉ có học vấn cao mà còn là một bậc quân tử trung thực.

Một lần, cha anh sai anh đi vào thành làm việc. Buổi tối Hoàng Thường ở trong một quán trọ nhỏ. Hoàng Thường cảm thấy rất mệt mỏi vì đã trải qua một ngày đi đường, tắm rửa vệ sinh xong thì tắt đèn đi ngủ, định bụng đánh một giấc ngon lành. Đang nằm trên giường, Hoàng Thường cảm thấy dường như có thứ gì đó đang cộm lên ở thắt lưng mình. Khi dùng tay sờ thì thấy có thứ gì đó rắn chắc ở dưới chiếu. Anh trở mình đứng dậy, vén tấm chiếu lên, nhìn qua ánh trăng thì thấy một túi vải đựng đồ.

Hoàng Thường suy nghĩ trong lòng, nhất định là đồ mà người khách trọ trước đã bỏ quên ở đây nên liền thắp đèn lên xem bên trong có thứ gì. Anh ta tháo dây buộc miệng túi vải, thuận tay dốc miệng túi xuống bàn, chỉ nghe thấy “rào” một tiếng, Hoàng Thường lập tức sửng sốt: hóa ra thứ đổ ra từ trong túi vải là một đống hạt ngọc trai, có hàng trăm viên, có viên còn lăn lóc dưới đất! Hoàng Thường vội vã nhặt lại những viên ngọc trai rơi trên mặt đất, và cho những viên ngọc trai trên bàn vào trong túi vải. Anh ta lo nghĩ có hạt còn sót lại dưới đất nên đã cẩn thận tìm kiếm dưới gầm giường và gầm bàn, khẳng định không có hạt nào bị mất, lúc đó anh ta mới buộc chiếc túi vải lại và đặt vào dưới gối.

Anh tắt đèn lần nữa lại lên giường đi ngủ, nhưng không thể ngủ được. Hoàng Thường thầm nghĩ, mình đã gần hai mươi tuổi, nhưng chưa từng thấy một đống nhiều ngọc trai như vậy, mình phải xử lý sao đây với số ngọc trai này? Anh ta tự hỏi mình nhiều lần, cuối cùng anh ta quyết định tìm cách trả lại ngọc trai cho chủ nhân của nó, có lẽ đó là toàn bộ số tiền tích góp được của người ấy. Vả lại, món lợi bất chính thì không thể lấy được, nếu lấy thì sẽ là việc bị lương tâm lên án suốt đời. Nghĩ như vậy, trong lòng Hoàng Thường cảm thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều, chẳng mấy chốc đã chìm vào giấc ngủ ngon lành.

Sáng hôm sau tỉnh dậy, Hoàng Thường liền mượn bút và mực của quán trọ, viết lên tường dòng tin nhắn: “Vào một tháng nọ trong năm nọ, Hoàng Thường, phủ phổ Long Khánh, từng sống trong phòng nào đó tại quán trọ này”.

Tiểu nhị quán trọ nhìn thấy lời nhắn đó thì cảm thấy buồn cười, nghĩ bụng anh này chẳng phải là quan to hiển đạt, hay người nổi tiếng nho nhã gì, vậy viết những lời khách sáo đó để làm chi.

Hoàng Thường thu dọn đồ đạc chuẩn bị lên đường, trước khi đi còn nói với chủ quán trọ: “Nếu có ai đến quý quán tìm ngọc trai, hãy bảo người đó vào thành tìm tôi”. Sau đó, anh tỉ mỉ nói rõ địa chỉ của mình trong thành.

Vài ngày sau khi anh vào đến thành, có người đến tìm anh. Người đó nói rằng mình là người mất ngọc trai, đã đọc những lời mà ngài để lại trong quán trọ nhỏ, chủ quán đã cho biết địa chỉ chi tiết nên mới tìm đến đây.

Hoàng Thường nói: “Quả thật số ngọc đó đang ở chỗ tôi, nhưng chúng ta phải tìm một nơi để kiểm tra lại tránh việc bị người mạo nhận”.

Vì vậy, họ đã đến quan phủ để đối chứng tại công đường. Người đàn ông đó cho biết số lượng ngọc trai, sau khi các quan viên của quan phủ đích thân đếm số ngọc trai, quả đúng như những gì người đàn ông nói, sau đó công đường mới trả cái túi đựng ngọc trai cho người bị mất.

Người đó rất biết ơn Hoàng Thường, muốn tặng anh ta một vài hạt ngọc để tạ lễ, Hoàng Thường nói: “Nếu tôi muốn có ngọc, thì một hạt ông cũng không nhận lại được. Tôi trả lại cho ông, thì một hạt tôi cũng sẽ không lấy”.

Câu chuyện này được truyền rộng ra, mọi người đều ca ngợi Hoàng Thường là một bậc quân tử trung thực, tài đức vẹn toàn. Vào năm 1169, chàng trai Hoàng Thường hai mươi bốn tuổi đã đỗ trạng nguyên. (Trích từ bài viết “Người quân tử trung thực” của Minghui.org)

Nhặt được nhiều tiền mà không giấu diếm cũng là một nghĩa cử tích được đại đức, đã mang lại phúc báo như đỗ trạng nguyên.

Con người ở trong mê, không phải tất cả đều có tâm ngay thẳng hành động ngay thẳng như thế, mà sẽ phạm sai lầm bởi mê muội của tham dục, tình dục, từ đó tạo nghiệp, tổn phúc. Ngay cả những người trong mệnh đã được định sẵn có phúc báo rất lớn cũng sẽ bị mất phúc vì hành ác mà tạo nghiệp.

Trong Tọa Hoa Chí Quả của Vương Đạo Đỉnh triều đại nhà Thanh đã ghi lại một câu chuyện về thư sinh Dư Mỗ bị tước sách vở.

Chàng thư sinh họ Dư là người huyện Ngân tỉnh Chiết Giang. Khi chàng sinh ra, cả nhà tỏa ra hương thơm kỳ lạ, ráng mây rực sáng bầu trời. Đêm hôm đó, ông ngoại của chàng nằm mơ thấy mình vào cung Văn Xương, nhìn thấy Hoàng đế Văn Xương đích thân tiễn một người đàn ông dáng vẻ khôi ngô ra khỏi cung, phía trước có tinh kỳ nghi trượng mở đường, phía sau có đoàn hộ vệ dài, khắp nơi thật là uy nghi, vô cùng khí thế! Một vị quan mặc áo bào xanh bên cạnh, tay cầm một quyển sổ, liếc nhìn lão tiên sinh nói: “Đây là một vị tinh quân hạ phàm, chính là cháu ngoại của ông”. Vị đó đưa cho lão tiên sinh xem cuốn sổ màu vàng trên tay, lật trang đầu tiên, họ tên viết bằng chữ lớn bên trên, chức quan, ngôi vị thì được ghi bên dưới, còn chú thích thì được viết hơn một trang chữ nhỏ: năm chín tuổi sẽ vào học trường tư, mười bảy tuổi đậu giải Nguyên (đỗ đầu kỳ thi Hương), tiếp đó lên tiến sĩ, thi Đình lần thứ nhất đỗ trạng nguyên; nhiều lần giữ chức Thanh Quý (1), làm quan khắp kinh thành và ngoại tỉnh, cuối cùng được thăng làm tể tướng, ban tước Thượng Công, có thành tựu về chính trị và quân sự (văn trị võ công), công lao và sự nghiệp chói lọi”. Ông ngoại chưa kịp đọc hết thì đã bị người nhà đánh thức, hóa ra nhà con rể sai người đến báo tin con gái ông đã hạ sinh một bé trai. Rạng sáng đến thăm nhà con rể, từng người kể lại những hiện tượng kỳ lạ mà họ đã gặp, tất cả đều ngạc nhiên vui mừng, khẳng định đứa trẻ sau này sẽ trở thành rường cột của quốc gia!”

Từ nhỏ anh ta đã có tướng mạo phi phàm, lớn hơn một chút thì vô cùng thông minh, đọc sách nhanh như gió, năm lên bảy tuổi đã có thể viết văn, vào học trường huyện (học quán) năm chín tuổi và một thời được gọi là thần đồng. Lúc này, cậu của anh với tư cách là tiến sỹ được cử đến Quảng Đông làm huyện lệnh, ông đã mang anh đi theo. Anh sống ở Quảng Đông vài năm, khi đó mới mười bảy tuổi, thông thái và tài giỏi, ai gặp cũng đều không ngớt lời khen ngợi. Hai người con trai của cậu là bạn cùng lớp với anh, nhưng kém xa anh.

Năm đó vừa hay là vào thời điểm kỳ thi mùa thu diễn ra, vì hai đứa con trai của cậu không hoàn thành được việc học, cậu định để chúng chờ kỳ thi tiếp theo, muốn để thư sinh họ Dư cùng hai con trai về quê ngay lúc đó. Khi ông cậu đang do dự vẫn chưa quyết định thì một đêm ông nằm mộng thấy Quan Đế (Quan Công) triệu hồi và chỉ dẫn rằng: “Thư sinh họ Dư không về, thì năm nay tỉnh Chiết Giang sẽ không có giải nguyên. Ông hãy bảo anh ta nhanh chóng về quê”. Sau khi tỉnh dậy, ông vội vàng chuẩn bị hành lý cho cháu trai, giục cháu về gấp, và cho thêm tiền lộ phí. Chàng thư sinh họ Dư rất tự mãn với vẻ phong nhã của mình, rất thích ăn chơi trác táng, đi đường tiêu tiền như nước, qua núi Đại Dữu Lĩnh đã hết sạch tiền. Qua một huyện ở Giang Tây, huyện lệnh là bạn học đồng niên của ông cậu, ông ấy xưa nay luôn coi trọng chàng thư sinh họ Dư. Anh ta liền đến bái kiến ông, huyện lệnh đã đặc biệt sủng ái anh ta, đã tiến cử anh đến dạy học ở một ngôi trường. Ông chủ ngôi trường đó là một người gian xảo.

Trong huyện có một phụ nữ giàu có đang mang thai chưa sinh, mà chồng đã chết. Người trong gia tộc muốn cướp đoạt tài sản của cô ấy, vu cáo cô ấy gian dâm mà có thai, kiện đến quan phủ. Ông chủ trường học là người đề xuất mưu kế này. Bởi vì nếu huyện lệnh phân biệt rõ ràng đúng sai, thì người trong gia tộc sẽ thua kiện, nên khi thấy thư sinh họ Dư là khách quý của huyện lệnh, chủ trường học đã hối lộ cho anh ta một khoản tiền lớn, cầu xin anh ta nghĩ cách cứu vãn tình thế thất bại. Thư sinh họ Dư đang thiếu tiền tiêu liền giảo hoạt nói với huyện lệnh: “Cả huyện đều biết về lời đồn đại xấu xa về người phụ nữ này, nhưng thẩm vấn lần đầu công bố rõ đã cố gắng hết sức để bảo toàn danh tiết của cô ấy, mọi người đều nghĩ rằng ông được tiền của người phụ nữ đó và có ý định bảo vệ cô ấy. Tôi xấu hổ về sự yêu mến mà ông dành cho tôi, tôi cũng biết rằng xưa nay ông luôn liêm khiết chính trực, tôi không thể chịu được khi thấy ông bị những người hầu cận bên dưới che dấu sự thật, và chịu tiếng không liêm khiết, vì vậy tôi sẽ nói với ông những gì tôi đã biết rõ!” Quá cảm động với lời nói của anh ta, quan huyện lệnh lập tức triệu tập cả hai bên, lật lại toàn bộ vụ án đã xử trước đó, phán quyết trả người phụ nữ về nhà mẹ đẻ, và ra lệnh cho gia tộc lập người thừa kế khác. Người trong gia tộc liền lấy toàn bộ gia sản phân chia hết, ngoài ra còn tặng cho thư sinh họ Dư một ngàn lượng vàng. Khi thư sinh họ Dư lên đường, người quả phụ sau khi trở về đã treo cổ tự tử.

Thư sinh họ Dư lên đường đến Cù Châu, tri phủ Cù Châu cũng là bạn học đồng niên với cậu của thư sinh họ Dư, nên rất quý trọng anh ta, cũng để một chỗ cho anh dạy học ở ngoài. Lại có một phụ nữ giàu có trong quận mới góa chồng. Cô có một đứa con mồ côi từ trong bụng mẹ, người trong gia tộc vu oan rằng cô nhận con nuôi bên họ ngoại, kiện lên quận, nhưng chưa có phán quyết. Người trong họ cũng cho rằng cô đã làm loạn dòng tộc và làm đơn tố cáo. Thái Thú không nghe lời tố cáo của người trong họ. Thư sinh họ Dư lại nhận hối lộ của người trong họ, và lại giảo ngôn che đậy khuyết điểm, thưa trình Thái Thú, Thái Thú cũng bị anh ta mê hoặc nên phán quyết phế bỏ quyền thừa kế của đứa con người phụ nữ, lấy đứa con của người trong họ làm người thừa kế. Thư sinh họ Dư đã hai lần thành công, nhận được một khoản tiền lớn, cảm thấy rất mãn nguyện. Sau kỳ thi, thư sinh họ Dư không có tên trong danh sách đậu đạt. Khi trở về nhà, anh ta lại càng trắng trợn hơn, chuyên làm các chuyện đảo lộn trắng đen, suốt đời làm nghề viết đơn kiện làm lẫn lộn phải trái, với lối suy nghĩ xảo trá, lại còn viết văn hùng biện, tạo ra ảo ảnh, tùy ý châm lửa, rất nhiều người bị hắn hãm hại. Và mỗi lần có kỳ thi, thì lần nào cũng trượt. Ở tuổi tứ tuần, hắn vẫn chỉ là một tú tài áo xanh. Sau đó khi ông cậu rời nhiệm sở trở về, ông rất tức giận khi nghe tin thư sinh họ Dư làm những việc ác nên đã nhốt anh ta ở nhà không cho phép ra ngoài.

Một đêm nọ, ông cậu mộng du đến miếu Thành Hoàng, thấy hai vị quan lại đang ngồi dưới hiên. Một vị nói: “Họ Dư kia, 20 năm gần đây, đã nhiều lần bị xóa tên khỏi danh sách các kỳ thi là tại làm sao?” Vị kia cười nói: “Khoa thi hôm nay lại bị loại khỏi danh sách vì chuyện gì đó! May mà ông cậu của hắn đã thay hắn làm điều đó, nên mới có thể bảo toàn được tính mệnh cho hắn”. Ông cậu cảm thấy rất ngạc nhiên, bước tới cúi đầu hỏi nguyên do. Vị quan lại đó đưa ra một cuốn sách, ông ấy mở ra xem và thấy tên của thư sinh họ Dư ở trang đầu tiên, quan phẩm được liệt kê cũng giống như những gì ông đã thấy trước đây, chỉ là những điều khoản hành ác được liệt kê bên dưới, số lượng nhiều đến mức chúng gần như hoàn toàn triệt tiêu hết những phúc báo trước đó. Còn lại một hảo sự, lại xem thêm ghi chú, thì thấy nó đã bị cắt bớt bởi việc xấu đã làm vào ngày thanh minh, có thể là khi anh ta đang tảo mộ trong tiết thanh minh. Thọ mệnh của thư sinh họ Dư cũng như lời vị quan lại nói. Khi ông cậu tỉnh dậy, vội vàng gọi thư sinh họ Dư đến bên giường, kể ra những việc ác mà hắn đã làm, và kể cho hắn nghe những gì ông đã thấy trong giấc mơ. Thư sinh họ Dư đã khóc và nhận tội, kể từ đó anh ta đã kiềm chế mình hơn. Hơn 20 năm sau, cuối đời vẫn là một tú tài. Khi ông Tưởng Nhất Đình lập một trường dạy học ở Ninh Ba, ông đã tận mắt nhìn thấy người này, người này vầng trán rộng đầy đặn, mặt vuông râu dài, không giống như một tú tài cả đời đến chết vẫn chiếc áo xanh.

Người viết sắp xếp ba câu chuyện văn hóa truyền thống này là muốn nói với độc giả rằng: Dưới sự giáo dục của nền văn hóa chính thống ở thế gian, người nào làm việc thiện, tích đức càng nhiều thì phúc báo càng nhiều; những người có số mệnh nghèo khó hay gặp tai ương sẽ thay đổi được số mệnh nhờ tích đức. Các bậc cha mẹ ngày nay đều mong con trai thành rồng, con gái thành phượng, các phương pháp được áp dụng là chú trọng vào việc bồi dưỡng và tăng cường vật ngoài thân mà quên mất lời dạy của người xưa là tích đức làm nhiều việc thiện, vì vậy gặp nhiều khổ não, nhiều buồn phiền, nhiều điều không vừa ý, vật lộn trong đau khổ mà không thấy được hy vọng và tương lai.

Lý do của nó rốt cuộc đều bắt nguồn từ Trung Cộng. Văn hóa truyền thống có lợi cho con người, nhưng Trung Cộng lại phá hủy văn hóa truyền thống một cách tàn bạo, bịa đặt ra một thứ văn hóa đảng chống lại trời đất Thần Phật, lừa gạt người dân theo nó làm điều xấu, tạo nghiệp; Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Công đối với đất nước và nhân dân thì trăm điều lợi mà chẳng có điều hại gì, những người nào làm người tốt chiểu theo Chân – Thiện – Nhẫn thì có thể cải biến được số phận do đi theo Trung Cộng làm điều xấu mà nhận ác báo, đó vốn là một điều rất tốt, nhưng Trung Cộng lại đang dựa vào giả – ác – đấu mà vu khống và bức hại một cách tàn bạo, thậm chí mê hoặc thế nhân tham gia vào tội ác mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công còn sống để thu lợi nhuận khổng lồ, đây là tội ác lớn nhất tạo nghiệp vô biên hủy hoại sinh mệnh, còn kinh khủng hơn là quả báo bức hại Thần, Phật và người tu luyện mà con người từng biết trong lịch sử, bởi vì điều mà người ta bức hại chính là Đại Pháp của vũ trụ, những gì đang bị bức hại là Phật Pháp cơ bản nhất trong vũ trụ này — các đặc tính của vũ trụ — Chân – Thiện – Nhẫn.

Cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Trung Cộng là hủy hoại hoàn toàn tương lai của con người, và đang làm hại và hủy diệt con người. Các học viên Pháp Luân Công giảng chân tướng để cứu người từ tận gốc rễ của sinh mệnh của họ, với sự giúp đỡ của Thần Phật, họ được giải cứu khỏi địa ngục và cấp cho một tương lai tươi sáng. Đây là vạn cổ cơ duyên được đắc cứu khó gặp trong đời. Con người ngày nay đã gặp được vạn cổ cơ duyên tích đại đức mà người xưa muốn gặp nhưng không được. Một niệm thiện đãi Đại Pháp, Thượng đế sẽ ban cho hồng phúc vô lượng. Đây chính là sức mạnh của “chân tướng Pháp Luân Công”. Nếu mọi người có thể chiểu theo các yêu cầu của chân tướng Pháp Luân Công, làm tam thoái (thoái xuất khỏi các tổ chức đảng đoàn đội của Trung Cộng), đoạn tuyệt hoàn toàn với ma quỷ Trung Cộng, thì Thần Phật sẽ giúp mọi người xóa bỏ lời thề độc mà họ đã phát trước lá cờ máu của Trung Cộng, sinh mệnh như vậy đã được giải thoát khỏi sự khống chế của tà đảng Trung Cộng, sinh mệnh đó đã quy về Thần Phật quản rồi, Thần Phật sẽ ban phúc cho con người, đó chẳng phải là sinh mệnh có một tương lai tốt đẹp sao?

Một khi thế nhân minh bạch chân tướng, có được thiện niệm, có thể thiện đãi với các học viên Pháp Luân Công bằng lời nói và việc làm thiện, thì bản thân điều này đã là một nghĩa cử thiện tích được đại đức, bởi vì học viên Pháp Luân Công phải chịu đựng nhiều ma nạn lớn, mọi người nếu vẫn có thể đối đãi bằng thiện niệm, thì đã tích được đại đức; nếu mọi người ở trong thiện niệm, cũng là truyền rộng chân tướng cứu người, đó lại là một việc thiện to lớn tuyệt vời, có thể tích được phúc đức vô lượng, phúc báo trong tương lai càng thêm vô hạn. Có được đức lớn như vậy, còn sợ rằng sau này sẽ không có phúc báo sao? Phúc lớn này có thể là phúc âm cho con cháu đời sau, tương lai của trẻ em là có Thần Phật quản, có cần thiết phải cố ý tính toán mọi cách cho tương lai của trẻ hay không? Đây là một phúc phận mà người ta có cầu cũng cầu không được. Đó chính là xem sự lựa chọn của thế nhân khi đứng trước chân tướng về Pháp Luân Công.

Tiếp tục đi theo Trung Cộng, tiếp tục bức hại Pháp Luân Công, phúc phận sẽ cạn kiệt, ác báo cũng liền theo đó mà hủy diệt sinh mệnh, nó cũng sẽ mang lại tai họa cho gia đình; chọn chân tướng về Pháp Luân Công, chọn làm tam thoái, thiện đãi với các học viên Pháp Luân Công, thành tâm kính cẩn niệm 9 chữ chân ngôn “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân – Thiện – Nhẫn hảo”, truyền rộng chân tướng để cứu người, thì hồng phúc lớn lao sẽ theo đó mà đến, đồng thời sẽ mang lại phúc âm cho gia đình, con cái. Muốn đi con đường nào, chọn một trong hai, không giữ thái độ trung lập, trong thời kỳ cuối cùng của mạt kiếp, tương lai của sinh mệnh được triển hiện trong sự lựa chọn của mọi người.

Chú thích: (1) Thanh Quý – “Thanh cao khả quý” chỉ người có chức vị cao nhưng không nắm giữ thực quyền.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/266941