Nhị long hý châu (7): Đập Tam Hiệp (Phần 2)

Tác giả: Liên Lý Chi

[ChanhKien.org]

2. Đập Tam Hiệp

Tam Hiệp là thể hiện tượng trưng của Trung Cộng; và những gì ngày nay mà con đập này triển hiện cho con người thế gian thấy chính là: thảm họa. Bởi vì hồ chứa nước Tam Hiệp chính là một thảm họa. Tuy rằng Tam Hiệp là tượng trưng, đại biểu cho Trung Cộng, mà Tam hiệp lại là một thảm hoạ, vậy thì chắc chắn một điều rằng: Trung Cộng là một thảm họa, Trung Cộng là con mãnh thú hồng thủy, bóng ma Trung Cộng đến từ phương tây này đã đến Trung Quốc 100 năm, nó là thủ phạm đầu xỏ gây ra mọi tai nạn và thảm họa cho nhân dân Trung Quốc. Hồ chứa nước Tam Hiệp chính là hình ảnh thu nhỏ của một thảm họa hữu hình.

Hồ chứa nước Tam Hiệp là mối hiểm hoạ lũ lụt siêu cấp. Chúng ta biết Đập Tam Hiệp được khởi công khi xã hội Trung Quốc đang tranh luận rất gay gắt, sau cùng chính là do Giang Trạch Dân tự quyết định xây dựng. Đập Tam Hiệp được xây dựng ở Tam Đấu Bình, Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc. Từ khi Trung Cộng chặn dòng Trường Giang để xây dựng đập, cả một vùng lớn từ Nghi Tân đến Nghi Xương, sông Xuyên Giang dài 600 km đã trở thành một hồ nước lớn, còn gọi là một hồ cá lớn. Trung Cộng lấy lý do xây dựng đập Tam Hiệp là để ngăn lũ và phát điện, nhưng thực chất, đập Tam Hiệp tạo ra đại thảm họa lũ lụt đe dọa nhấn chìm cả dân tộc Trung Hoa. Nếu như bằng bất cứ lý do nào mà Đập Tam Hiệp bị vỡ, ví như do sụt lở đất hoặc do tắc nghẽn trên sông Xuyên Giang, thì đây sẽ là một thảm họa cực lớn của thế kỷ. Người ta hiện nay đã có thể nhận ra và nhìn rõ hiểm hoạ tiềm tàng cực lớn này của hồ chứa nước Tam Hiệp. Chúng tôi sẽ thử nhìn từ góc độ văn hóa truyền thống để làm rõ hồ chứa nước Tam Hiệp đúng là một thảm họa hay không.

Đầu tiên là chữ “Tai” (災). Vì sao chữ tai trong từ “Tai nạn” lại dùng bộ Xuyên (巛) để biểu hiện? Bởi vì chữ Tai này biểu hiện của tai nạn ở Tam Hiệp trên sông Xuyên Giang. Trong bộ Xuyên của chữ Tai, thì dù từ âm đọc hay từ ý nghĩa đều là chữ Xuyên (川 nghĩa là sông). Nếu như chúng ta lấy từ sông này để giải thích Tam Hiệp ở Xuyên Giang, vậy thì nếu bẻ gãy chữ xuyên (川, tức là sông) thì chính là bộ xuyên (巛). Còn cái bẻ gãy Xuyên Giang thì chính là đập Tam Hiệp chặn dòng Trường Giang. Vì vậy ý nghĩa tượng hình của bộ xuyên (巛) là chỉ đến đập Tam Hiệp cắt đoạn sông Trường Giang, hoặc là chỉ những tai họa khác ví như động đất v.v. phát sinh ở Tam Hiệp Xuyên Giang. Vậy thì bộ Hỏa (火) của chữ Tai (災) có ý nghĩa gì? Điều này là chỉ đến trạm phát điện Tam Hiệp, bởi vì điện trong ngũ hành là hỏa. Vì vậy giải thích chữ tai ở đây là: hồ chứa nước Tam Hiệp là tai nạn.

Tiếp theo là chữ “Yêm” (淹 nghĩa là ngập lụt). Ngập lụt là thủy tai, vì sao khi thể hiện thuỷ tai lại dùng chữ đại (大) và chữ điện (电) để biểu hiện? Bởi vì đây là chỉ trạm phát điện trên đập Tam Hiệp, trạm thủy điện Tam Hiệp là trạm phát điện lớn nhất của Trung Quốc, vì vậy mới dùng đến “đại – điện” (大电) để biểu hiện. Nếu như chúng ta coi “đại – điện” là trạm thủy điện Tam Hiệp, vậy thì ý nghĩa nội hàm của chữ “yêm” là: đập Tam Hiệp chính là tai nạn ngập lụt.

Cuối cùng là chữ “Bá” (壩 nghĩa là cái đập). Vì sao Chữ “Bá” trong chữ “Thuỷ bá” (nghĩa là cái đập nước) lại sử dụng chữ “Bá” (霸) trong chữ “bá quyền” để thể hiện? Bởi vì đây là chỉ chính quyền độc tài chuyên chế của bá quyền Trung Cộng, điều này cũng thống nhất với chính quyền độc tài Trung Cộng được giải thích trong nội hàm của chữ quỳ (夔) trong Quỳ Môn. Biểu hiện cực đoan của độc tài bá quyền Trung Cộng đã đến mức chiến thiên đấu địa. Đập Tam Hiệp nằm tại Tam Đấu Bình, Nghi Xương: “Tam đấu” thể hiện là tinh thần “đấu với trời, đấu với đất, đấu với người” của Trung Cộng, nói cách khác Đập Tam Hiệp chính là “kiệt tác” về cuộc chiến đấu với trời đất của Trung Cộng. Hiển nhiên, cho dù là chữ “Bá” hay chữ “Tam đấu” thì cũng đều là biểu hiện hành vi nghịch thiên, đấu với trời đất của Trung Cộng khi xây dựng đập Tam Hiệp. Vì Trung Cộng xây dựng Đập Tam Hiệp là “nghịch Thiên”, phá hoại môi trường tự nhiên, nên đương nhiên sẽ bị Trời trừng phạt.

Sông Trường Giang còn gọi là “Thiên Tiệm” (Tiệm là cái hào). Giải nghĩa Hán tự của chữ “tiệm” (塹) là chiến hào, là cái do con người đào xung quanh tường thành; cấu tạo của chữ hào (塹): trên là chữ Trảm (斬), dưới là chữ Thổ (土), tức là “trảm thổ”, đây chính là ý nói rằng sông Trường Giang bị cắt đứt, chặn dòng. Bởi vì hồ chứa nước Tam Hiệp dài 600 km chính là một chiến hào dài do Trung Cộng “trảm thổ” (cắt đứt mặt đất) tạo thành. “Thiên Tiệm” (tiān qiàn) đọc giống như “Thiên khiển” (tiān qiǎn) (khiển trách). Tức là nói, Trung cộng tạo nên công trình Đập Tam Hiệp nghịch thiên này, nhất định sẽ bị Trời khiển trách, bị Trời trừng phạt. Trung Cộng bị Trời trừng phạt, đương nhiên cũng là cái nạn của Trung Cộng, vậy thì từ ý nghĩa này mà nói, Tam Hiệp vẫn bị hiểu là tai nạn, bởi vì Tam Hiệp là tượng trưng cho Trung Cộng.

Chúng tôi đã tìm trong các dự ngôn, tiên tri và phát hiện ra một số dẫn chứng nói tới Tam Hiệp là thảm họa. Trên bia văn Tháp Kim Lăng của Lưu Bá Ôn vào Triều Minh, đã ghi lại dự đoán vận mệnh Trung Quốc sau thời kỳ nội chiến giữa Quốc Dân Đảng và Trung Cộng. Vì giới hạn của bài viết này, nên chúng tôi sẽ chỉ nói đến một phần trong đó. Trong bia văn Tháp Kim Lăng có nội dung:

金陵塔,金陵塔

刘基建,介石拆

拆了金陵塔,军民自己杀。

草头相对草头人,

到尾只是半缩龟,洪水横流成泽国,路上行人背向西。

······

一气杀人千千万,大羊残暴过豺狼。

轻气动山岳,一线铁难当。

人逢猛虎难回避,有福之人住山庄。

繁华市,变汪洋,高楼阁,变泥岗·······

Tháp Kim Lăng, Tháp Kim Lăng

Lưu Cơ xây, Giới Thạch phá

Sách liễu Tháp Kim Lăng, Quân dân tự kỷ sát.

Thảo đầu tương đối thảo đầu nhân,

Đáo vĩ chỉ thị bán súc quy, hồng thuỷ hoành lưu thành trạch quốc,

Lộ thượng hành nhân bối hướng tây

……

Nhất khí sát nhân thiên thiên vạn, đại dương tàn bạo quá sài lang.

Khinh khí động sơn nhạc, nhất tuyến thiết nan đương.

Nhân phùng mãnh hổ nan hồi tị, hữu phúc chi nhân trụ sơn trang.

Phồn hoa thị, biến uông dương, cao lâu các, biến nê cương.

Chú giải:

Theo bia văn Tháp Kim Lăng của Lưu Bá Ôn, thì Tưởng Giới Thạch hạ lệnh phá Tháp Kim Lăng ở Nam Kinh là chỉ thời đại của chúng ta. Lưu Bá Ôn còn được gọi là Lưu Cơ. Đương nhiên, Tháp Kim Lăng là do Lưu Bá Ôn xây dựng, 600 trăm năm sau bị Tưởng Giới Thạch phá, vì vậy mới nói là “Lưu Cơ xây, Giới Thạch phá”.

“Sách liễu Tháp Kim Lăng, quân dân tự kỷ sát” là chỉ cuộc nội chiến Quốc – Cộng, cuộc chiến giữa quân đội Quốc dân của của Tưởng Giới Thạch và đội quân nông dân của Mao Trạch Đông.

“Thảo đầu tương đối thảo đầu nhân”: “thảo đầu” chỉ thủ lĩnh giặc cỏ; còn “thảo đầu nhân” chỉ người đi theo thủ lĩnh giặc cỏ.

“Đáo vĩ chỉ thị bán súc quy”: chữ Vĩ (尾) là do chữ Thi (尸: thi thể) và chữ Mao (毛: lông) hợp thành, là chỉ cái xác của Mao trong lăng mộ ở Thiên An Môn, cũng chính là nói “thảo đầu” chính là Mao Trạch Đông. Bởi vì sinh mệnh của Mao Trạch Đông nguyên lai là con rùa, khi Mao chết thì thể xác khô bị teo lại, nên mới nói là “bán súc quy”, tức là con rùa teo lại còn một nửa”.

“Hồng thuỷ hoành lưu thành trạch quốc”: Là giải thích về chữ “Trạch”, Mao Trạch Đông đã để lại một giang sơn đất nước toàn màu đỏ, vì thế mới gọi là “Trạch quốc”;

“Lộ thượng hành nhân bối hướng tây”: tức là người đi trên đường ngược hướng tây, là chỉ hướng đông.

Mấy câu trên đều là ám chỉ Mao Trạch Đông. Đại ý mấy câu này có ý là: thủ lĩnh giặc cỏ Mao Trạch Đông của Trung Cộng, người được những người đại lục đi theo, kỳ thực sinh mệnh của ông ta vốn là con rùa, do một con rùa thác sinh mà thành. Chúng ta biết loài rùa lớn nhất ở biển gọi là “con đồi mồi” (Hán Việt là đại mội, trong tiếng Trung đọc gần giống với đại mạo, thay thế mạo danh): Giải thích cho ý nghĩa thay thế mạo danh, tức là sử dụng văn hóa đảng đỏ của tư tưởng Mao để giả mạo thay thế cho văn hóa chính thống của Trung Hoa. Kỳ thực các chữ phồn thể chỉ con rùa như “亀、龜” đều có hình dạng tương tự chữ mao “毛”.

“Nhất khí sát nhân thiên thiên vạn, đại dương tàn bạo quá sài lang”. Quả đúng như dự ngôn, các đợt trấn áp, vận động của Trung Cộng đã giết hại vô số người. Sau khi cướp đoạt được chính quyền, Trung Cộng đã lần lượt tiến hành các cuộc vận động đàn áp, từ “cải cách ruộng đất”, “trấn phản” (đàn áp những người mà nó cho là phản động), “Tam phản”, “Ngũ phản”, “Cách mạng văn hóa”, đến “Lục tứ” (sự kiện đàn áp sinh viên chấn động thế giới ngày 4/6/1989 ở Thiên An Môn), công khai bức hại tàn sát những nguời tu luyện Pháp Luân Công, Trung Cộng một mạch giết hại hàng nghìn vạn quần chúng nhân dân. Vì vậy mới nói, Trung Cộng là “sát nhân thiên thiên vạn”. Từ “Đại dương” (tức là con cừu lớn) là ý chỉ Trung Cộng, nếu coi nhân dân Trung Quốc như là con cừu non, thì Trung Cộng chính là con cừu lớn.

“Khinh khí động sơn nhạc, nhất tuyến thiết nan đương”: chỉ Đập Tam Hiệp bị vỡ do động đất. “Khinh khí” liên tưởng đến hơi thở nhè nhẹ của mặt đất, cũng chính là nói động đất. “Nhất tuyến” là chỉ Đập Tam Hiệp từ trên cao nhìn xuống như một đường thẳng; chữ “thiết” là sắt, chỉ một lượng cực lớn sắt thép được dùng để xây dựng tuyến Đập Tam Hiệp. Vậy thì ý tứ của câu này là chỉ Trung Cộng chẳng phải “đấu với Trời, đấu với đất, đấu với người” sao? Mà mặt đất thở nhẹ thì Đập Tam Hiệp vững như đồng như sắt cũng sụp đổ. Lúc hơn 2 giờ sáng ngày 12/7/2020 tại Vu Hiệp đã xảy ra một trận động đất, chỉ 4 tiếng sau đó lại xuất hiện động đất 5,5 độ richter ở Đường Sơn. Mà động đất ở Đường Sơn là đại biểu cho một tai nạn rất lớn. Vậy thì việc Tam Hiệp và Đường Sơn liên tiếp xảy ra động đất, đó chẳng phải là một lời cảnh báo trước, một ám thị nói trước cho con người biết về ý Trời sẽ giáng tai họa đối với Đập Tam Hiệp?

“Nhân phùng mãnh hổ nan hồi tị”: “Mãnh hổ” ở đây là ý nói đến việc lấy Giang Trạch Dân sinh năm hổ để chỉ lũ lụt, bởi vì Đập Tam Hiệp là do Giang Trạch Dân tự ý quyết định.

Ngoài ra “hữu phúc chi nhân trụ sơn trang, Phồn hoa thị, biến uông dương, cao lâu các, biến nê cương” (nghĩa là: người có phúc thì ở sơn trang, đô thị phồn hoa biến thành biển nước mênh mông, nhà lầu biến thành bùn) cũng lý giải về một đại lũ lụt khủng khiếp.

Nếu như Đập Tam Hiệp bị vỡ thì nơi hứng chịu thiệt hại đầu tiên là Hồ Bắc. Tỉnh Hồ Bắc còn có tên gọi khác là Ngạc, Sở. “Ngạc” chính là chữ ngạc trong từ kinh ngạc; “Sở” có nghĩa là đau đớn, thống khổ. Vậy thì tên gọi của Hồ Bắc ngoài việc ám chỉ nơi phát sinh của virus viêm phổi Vũ Hán 2019, thì cũng ám chỉ một đại thủy tai hay sao?

Đương nhiên, dự ngôn vẫn là dự ngôn, có thể sẽ có một số thay đổi. Nhưng dù có thay đổi gì đi nữa, thông qua liễu giải văn hóa truyền thống, ai trong chúng ta cũng có thể nhìn thấy những nguy cơ hiện hữu từ Đập Tam Hiệp. Đây nhất định là một đại tai nạn của dân tộc Trung Hoa. Khi phát sinh tai nạn này, đồng thời sẽ kéo theo sự giải thể của Trung Cộng. Chúng ta hãy xem xét chữ “Hội bá” (nghĩa là vỡ đập).

Tại sao chữ Hội (溃 nghĩa là vỡ) này trong chữ “Vỡ đập” lại dùng chữ Quý (贵 nghĩa là quý báu) để thể hiện? Bởi vì chữ Quý ở đây là ám chỉ tỉnh Quý Châu. Chữ Quý là do các chữ, gồm có chữ Trung (中), chữ Nhất (一), chữ Bối (贝) hợp thành, ý nói rằng: đây là một bảo bối của Trung Quốc. Bảo bối ẩn dấu ở Quý Châu chính là Tàng Tự Thạch ở Bình Đường, trên mặt đá có sáu chữ rất lớn: “Trung Quốc cộng sản đảng vong” được hình thành hoàn toàn tự nhiên. Tàng Tự Thạch biểu thị rõ là Trời sẽ diệt Trung Cộng. Bởi vì chữ trên đá này là thiên nhiên do Trời tạo ra. Nói cách khác, nội hàm của chữ “vỡ đập” ngụ ý là “Trung Quốc đảng cộng sản vong”, tức là vỡ đập hồ Tam Hiệp sẽ tạo thành thảm họa, báo trước sự diệt vong của Trung Cộng. Có lẽ vỡ đập Tam Hiệp là ngòi nổ dẫn đến sự sụp đổ của Trung Cộng.

Có điều trùng hợp là chữ hội (溃 nghĩa là vỡ) trong chữ vỡ đập lại đồng âm với chữ quỳ (夔) trong Quỳ môn của Tam Hiệp. “Đồng âm tức là cùng nguồn gốc”. Đồng âm nghĩa là hài âm, tức là âm đọc gần giống nhau. Chữ “hài” (谐) trong chữ hài âm gồm chữ Ngôn (言) và chữ Giai (皆) cấu thành. Về ngọn nguồn nội hàm của chữ Hán, các chữ đồng âm đều được triển khai xung quanh cùng một chủ đề, tức là đứng tại các giác độ khác nhau để nói rõ chủ đề đó. Do đó, chữ Quỳ (夔) vốn chuyên để chỉ cổng lớn của Tam Hiệp, lại đồng âm với chữ Hội (溃) trong chữ “hội bá” (溃壩 vỡ đập”, chính là ám thị rằng Đập Tam Hiệp là một tai nạn thảm khốc.

Tam Hiệp sinh ra thuỷ tai, từ bề mặt thì nguyên nhân của nó là do việc xây đập, là hệ quả xấu từ việc sự tàn phá môi trường tự nhiên; tuy nhiên, nguyên nhân thực sự thể hiện ở phía sau là Trung Cộng, là vấn đề ý thức hệ của Trung Cộng. Đó là: Trung Cộng đã không đặt sự an toàn tính mệnh của người dân trong lưu vực sông Trường Giang lên hàng đầu, mà thay vào đó nó đặt việc sản xuất điện năng và sức ảnh hưởng của việc tuyên truyền đánh bóng rằng bản thân nó có thể tập trung năng lực làm những việc lớn lên hàng đầu. Trung Cộng coi sinh mạng con người như cỏ rác, đây là chỗ tà ác nhất của Trung Cộng.

Có một bài báo liên quan về trận động đất lớn tại Đường Sơn năm 1976 viết rằng: huyện Thanh Long cách thành phố Đường Sơn 110 km, có vô số nhà bị sập đổ trong trận động đất, nhưng mà lại không hề có một người nào bị chết hay bị thương. Nguyên nhân là, người lãnh đạo đứng đầu huyện Thanh Long đã nghe lời khuyên của hai chuyên gia về động đất, bất chấp áp lực bị cách chức, đã yêu người dân toàn huyện phải ra khỏi nhà trước đó, toàn bộ đều ra ngoài để đề phòng động đất. Kết quả là huyện Thanh Long không có một ai bị thương vong, sau đó đã được Liên Hợp Quốc đưa thành điển hình về phòng chống thiên tai động đất. Trên thực tế trận động đất ở Đường Sơn không chỉ được các chuyên gia dự báo trước, mà còn được báo cáo lên Bắc Kinh. Tuy nhiên lãnh đạo Trung Cộng vì sự ổn định của xã hội nên đã không đưa ra cảnh báo, kết quả đã làm cho hơn 200 nghìn người Đường Sơn bị mất mạng. Qua đó chúng ta có thể thấy rằng Trung Cộng căn bản là không coi trọng tính mạng con người, nó chỉ quan tâm đến việc quyền lực của nó bị ảnh hưởng hay không, duy hộ quyền lực và thể diện của nó mới là điều Trung Cộng xem trọng nhất. Trong việc xây dựng Đập Tam Hiệp, cũng tương tự như thế, nó coi tính mệnh người dân như cỏ rác. Bởi vì điều Trung Cộng muốn là lợi ích và thể diện, nên những thứ khác dù lớn đến đâu cũng coi là chuyện nhỏ nhặt.

Vì vậy chúng ta rút ra được kết luận là: Tam Hiệp là tượng trưng, đại biểu cho Trung Cộng, đập Tam Hiệp là thể hiện của thảm họa. Nói cách khác, Trung Cộng là hồng thủy mãnh thú chuyên tạo ra thảm họa, Trung Cộng chính là hóa thân của thảm họa; ai đồng hành với Trung Cộng, thì người ấy là đồng hành với thảm họa. Vì vậy từ ý nghĩa này mà nói, Tam Hiệp là một dấu hiệu cảnh báo về thảm họa được dựng lên cho người Trung Quốc ngày nay, dấu hiệu cảnh báo này là: Trung Cộng chính là thảm họa. Dấu hiệu cảnh báo này có dụng ý là thông qua thảm họa hữu hình này, làm cho người Trung Quốc biết rằng Trung Cộng chính là một thảm họa cực đại. Đây là “khải thị” lớn nhất của Tam Hiệp đối với người dân thế giới.

Vì vậy chúng ta thấy rằng: biểu hiện thực tế của sông Trường Giang là văn hóa đảng đỏ của Trung Cộng, đây là một thảm họa vô hình của dân tộc Trung Hoa; đập Tam Hiệp là thảm họa hữu hình do Trung Cộng tạo ra. Tổ chức tà linh Trung Cộng là một thảm họa.

Vậy tại sao nói Trung Cộng là thảm họa, ai đồng hành cùng Trung Cộng, người ấy chính là đang đồng hành cùng thảm họa? Người gia nhập Trung Cộng, có cách nào được cứu không? Có. “Thiên diệt Trung Cộng, thoái đảng bảo toàn tính mệnh”. Nội hàm này được thể hiện tại Thượng Hải, Triết Giang, An Huy…

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/261049

(Hết toàn văn)