Giải Hán tự từ góc độ người tu luyện (18): Thái Dương

Tác giả: Liên Lý Chi

[ChanhKien.org]

Mọi người chúng ta, ai cũng rất quen thuộc với Mặt Trời (Thái Dương). Trong văn hóa Thần truyền của Trung Quốc, Mặt Trời được ban cho nội hàm cực kỳ cao, lớn và thâm sâu, đó là tượng trưng cho Pháp Luân Đại Pháp! Mặt Trời là thể hiện tượng trưng cho việc Pháp Luân Đại Pháp cứu độ con người trong thời mạt kiếp!

Chúng ta đều biết Mặt Trời có ý nghĩa như thế nào đối với nhân loại: nếu không có mặt trời thì nhân loại mất đi ánh sáng, nếu không có mặt trời thì cũng sẽ không có sinh mệnh trên trái đất, nói cách khác, Mặt Trời là sự bảo đảm cho sự sinh tồn của mọi sự sống. Vai trò này của Mặt Trời lại vừa đúng thể hiện tượng trưng cho mục đích, ý nghĩa mà Pháp Luân Đại Pháp truyền ra thế giới.

Trước tiên chúng ta hãy xem chữ thái (太) trong Thái Dương (太陽).

Người bình thường, không tu luyện, khi đọc “Chuyển Pháp Luân sẽ hỏi: vì sao mà “Chuyển Pháp Luân vừa giảng Phật gia vừa giảng Đạo gia? Ký hiệu của Pháp Luân Đại Pháp là Đồ hình Pháp Luân, mà Đồ hình Pháp Luân lại vừa có phù hiệu chữ Vạn (卐) của Phật giáo vừa có đồ hình Thái cực của Đạo Gia.

“Có người nói: ‘Chúng ta là Phật gia, vì sao còn có thái cực? Thái cực ấy phải chăng là Đạo gia?’ Bởi vì công của chúng ta luyện được rất lớn; [điều] luyện được tương đương với cả vũ trụ. Như vậy mọi người thử nghĩ xem, trong vũ trụ này có hai ‘gia’ lớn là Phật gia và Đạo gia, loại trừ đi bất kỳ ‘gia’ nào cũng không cấu thành nên vũ trụ hoàn chỉnh được, không thể nói là vũ trụ hoàn chỉnh được; do đó chúng ta ở đây cũng có những điều trong Đạo gia.” ( Bài giảng thứ năm – Chuyển Pháp Luân)

Pháp Luân Đại Pháp cũng gọi là Đại Pháp của vũ trụ, mà vũ trụ bao hàm hai ‘gia’ lớn là Phật và Đạo. Trung Quốc có câu cổ ngữ là “Đạo ở phía đông, Phật ở phía tây”, vậy thì “đông tây” cũng là chỉ “Đạo và Phật”, mà trong văn hóa Trung Quốc “đông tây” cũng là danh từ để chỉ bất cứ vật gì, vì vậy từ này đương nhiên cũng có thể chỉ vũ trụ. Hiển nhiên, vũ trụ này cũng thể hiện cấu thành từ hai gia lớn là Phật gia và Đạo đạo của “đông tây”.

Đạo gia giảng Đạo, Phật gia giảng Pháp. Có câu rằng “Đạo Pháp tự nhiên”, mà “tự nhiên” này tương tự cũng là thể hiện của vũ trụ, vì vậy, hàm nghĩa trong câu “Đạo Pháp tự nhiên” là: hai ‘gia’ lớn Phật và Đạo đã tổ thành vũ trụ.

Cũng tức là nói rằng, Đại Pháp vũ trụ vượt qua cả Phật, vượt qua cả Đạo, mà “vượt qua” chính là thái (太), bởi vì chữ thái (太) trong chữ Hán biểu thị ý nghĩa về mức độ cao, nghĩa là: vượt qua, quá, hơn. Vì vậy, nghĩa gốc của chữ thái trong chữ “Thái Dương” kỳ thực là chỉ: Pháp Luân Đại Pháp là Đại Pháp Vũ trụ, vượt qua cả hai gia lớn là Phật và Đạo, đó là ý nghĩa của chữ thái. Tại sao chữ mãn (满) trong chữ “viên mãn” lại dùng chữ lưỡng (两: nghĩa là hai) để thể hiện? Tại sao chữ huệ (慧) trong “khai trí khai huệ” lại dùng hai chữ phong (丰: phong phú, dồi dào) để thể hiện? Chính là bởi vì hai chữ phong là chỉ hai gia lớn Phật và Đạo, mà hai chữ phong (丰) cấu thành chữ “huệ” là chỉ: chỉ có Đại Pháp của vũ trụ mới có thể chân chính khiến con người khai trí khai huệ, tức là viên mãn. Trung Quốc có ba ngôi điện lớn, một trong đó là Điện Thái Hòa ở Bắc Kinh. Kỳ thực, nội hàm của chữ “Thái Hòa” là chỉ: Phật gia “hòa” cùng Đạo gia là “thái”, vậy thì “thái hòa” cũng là chỉ ý nghĩa hai ‘gia’ lớn Phật Đạo cấu thành vũ trụ, là “thái hòa”. Cũng tức là nói rằng, ý nghĩa cơ bản của chữ “thái” trong chữ Thái Dương là chỉ Pháp Luân Đại Pháp.

Chúng ta lại xem chữ “dương” (陽) trong Thái Dương (太陽).

Chữ dương (陽) được cấu thành từ bộ phụ (阝), bộ viết (曰), chữ nhất (一) và chữ vật (勿: nghĩa là không nên). Mặt trời là điều con người có thể nhìn thấy được, cảm nhận được, nhưng tại sao chữ “dương” lại thể hiện bằng bộ phụ (阝) đại biểu cho sự lắng nghe? (chú thích: bộ 阝 có hình dạng giống hình cái tai) Tại sao chữ dương lại có bộ viết (曰: nghĩa là nói) vốn dùng biểu hiện cho việc nói? Mà chữ “曰一勿” giải nghĩa là: có một việc không nên làm. Ở đây ẩn chứa Đạo lý gì?

Kỳ thực, chữ “dương” triển hiện việc đệ tử Pháp Luân Đại Pháp để giảng chân tướng cho con người thế giới, khuyên họ thoái đảng để bảo toàn tính mệnh, triển hiện trạng thái như thế. Bộ phụ (阝) là chỉ con người thế giới nghe; vậy họ nghe cái gì? Nghe “曰一勿”, tức là nghe điều đệ tử Pháp Luân Đại Pháp nói với con người thế giới, rằng nhất thiết không được cùng đội ngũ với Trung Cộng, hãy mau thoái xuất khỏi các tổ chức đảng, đoàn, đội của Trung Cộng.

Mặt trời có tác dụng bảo đảm cho sinh mệnh tiếp diễn; mà nội hàm của chữ “dương” lại là chỉ việc đệ tử Pháp Luân Công khuyên con người thế giới thoái xuất khỏi Trung Cộng, vậy thì chẳng phải nội hàm được giao phó cho từ “Thái Dương” chính là “thoái đảng để bảo toàn tính mệnh” sao?

Tiêu chuẩn để con người tính toán thời gian là gì? Là dựa vào Mặt trời (Thái Dương). Vô luận là năm, tháng, ngày, hay là kỷ niên, kỷ nguyên, đều được tính toán dựa vào mặt trời. Chúng ta hãy xem chữ “thời 時” trong chữ thời gian, bộ thốn (寸: thước đo) mang hàm nghĩa tiêu chuẩn đo lường. Bởi vì Thái Dương được giao phó cho nội hàm là thể hiện tượng trưng của việc Pháp Luân Đại Pháp cứu người, đồng thời Thái Dương cũng lại là “tiêu chuẩn đo lường”, như vậy ý nghĩa của nội hàm này hiển nhiên là: Pháp Luân Đại Pháp chính là tiêu chuẩn đo lường, “Chân Thiện Nhẫn là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá người tốt người xấu” (chuyển Pháp Luân). Vì vậy, tất cả những người cùng chung với Trung Cộng bức hại Pháp Luân Đại Pháp đều giống như mất đi ánh sáng mặt trời vậy, nghĩa là đã mất đi sự bảo đảm cho việc duy trì sinh mệnh.

Trong “Ngày hôm nay của lịch sử”, lãnh thổ Trung Quốc hiện nay có hình con gà, nội hàm mà trạng thái này triển hiện là: ở phương đông của thế giới, khi gà trống xuất hiện là báo hiệu bình minh của nhân loại đã đến, cũng tức là vầng Thái Dương đã xuất hiện, Pháp Luân Đại Pháp đã hồng truyền ra thế giới! Vì vậy chúng ta thấy rằng, Thái Dương được giao phó nội hàm là sự thể hiện tượng trưng của Pháp Luân Đại Pháp: Phật quang của Pháp Luân Đại Pháp giống như Mặt Trời mang lại ánh sáng cho nhân loại; Pháp Luân Đại Pháp cứu độ con người thế giới, giống như Mặt Trời bảo đảm cho sự duy trì sinh mệnh của nhân loại. Vậy thì, sự kiện Pháp Luân Đại Pháp này rốt cuộc to lớn thế nào? Rốt cuộc có quan trọng thế nào đối với con người thế giới? Mỗi người trên thế gian cũng nên suy nghĩ thật kỹ!

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/244937