Giải Hán tự từ góc độ người tu luyện (17): Đại Lý

Tác giả: Liên Lý Chi

[ChanhKien.org]

bài trước chúng ta đã bàn luận về “đông bắc”, trong bài này chúng ta sẽ bàn về phía tây nam, nơi có địa danh Đại Lý ở tỉnh Vân Nam.

Đại Lý tỉnh Vân Nam là một nơi hấp dẫn du khách. Nơi đây không chỉ có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp của Núi Thương Sơn, Hồ Nhĩ Hải, mà còn có văn hóa lịch sử phong phú của nước Nam Chiếu, nước Đại Lý xưa. Hơn nữa nơi đây còn có biểu tượng cho sự lắng đọng văn hóa lịch sử thâm sâu là ba tòa tháp của Chùa Sùng Thánh và Thành cổ Đại Lý. Lịch sử Đại Lý được xưng là “danh quốc văn hiến”, vậy thì vai trò của Đại Lý trong việc triển hiện văn hóa lịch sử Trung Quốc cũng rất đáng nhắc tới.

Nói đến Đại Lý, mọi người thường nghĩ đến một địa danh, nhưng văn hóa Trung Quốc là văn hóa Thần truyền, vì vậy cái tên “Đại Lý” trong văn hóa Thần truyền cũng đồng thời còn hàm chứa một tầng ý nghĩa khác nữa, Đại Lý tức là Đạo Lý lớn nhất. Vì thế mà tất cả cảnh quan nhân văn và thiên nhiên, văn hóa lịch sử ở đây đều được bố cục xoay quanh “Đại Lý”, nhằm để thể hiện chủ đề chân lý vĩ đại nhất.

Xem xét hai cảnh quan thiên nhiên của Đại Lý là Núi Thương Sơn, Hồ Nhĩ Hải.

Cái tên Hồ Nhĩ Hải được đặt ra dựa trên hình dạng giống hình cái tai của hồ này, mà tai là dùng để nghe, vậy thì sẽ nghe điều gì? Nghe “Đại Lý”, nghe “Đạo Lý lớn nhất”.

Núi Thương Sơn mang ý nghĩa là trời xanh. Núi Thương Sơn và Hồ Nhĩ Hải tạo thành Đại Lý. Khi chúng ta kết hợp ý nghĩa trời xanh của Núi Thương Sơn với ý nghĩa Đạo Lý vĩ đại nhất của Đại Lý, thì ta sẽ nhận được kết quả là: “Đại Lý” và Đạo Lý lớn nhất chính là Thiên Lý.

Vậy “Đạo Lý lớn nhất” này là gì? Chúng ta hãy xem xét ba tòa tháp của chùa Sùng Thánh.

Ba tòa tháp của chùa Sùng Thánh tọa lạc dưới chân núi Thương Sơn, là biểu tượng của Đại Lý, gồm một tháp lớn, hai tháp nhỏ: tòa tháp lớn hình vuông 16 tầng, cao 69 m ở phía trước, mặt phía đông của đỉnh tháp có biểu tượng con gà bằng vàng; ở phía sau là hai tháp nhỏ hình bát giác 10 tầng, cao 42 m; hai tháp nhỏ ở phía sau cách tháp lớn ở mặt trước một cự ly đều nhau, tạo thành hình chữ phẩm (品: phẩm chất).

Kỳ thực ba tòa tháp chính là diễn hóa chữ phẩm (品) trong tiếng Hán và chữ phẩm trong chữ phẩm đức (品德). Dựa theo sử liệu chép lại, thời Nhà Đường có một người tên là Kính Đức và một người là Huy Nghĩa đã tạo ra ba ngọn tháp này. Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn về hai cái tên này: “Kính Đức” hiển nhiên chính là chỉ việc ba tòa tháp là thể hiện tượng trưng “phẩm chất đạo đức”; “Huy Nghĩa” là chỉ ba tòa tháp đã chỉ rõ ý nghĩa tốt đẹp của “phẩm” (品) và “phẩm đức” (品德) cho con người thế gian.

Ba tòa tháp của chùa Sùng Thánh nằm giữa Núi Thương Sơn và Hồ Nhĩ Hải. Hình dáng giống cái tai của Hồ Nhĩ Hải là để biểu hiện việc nghe, mà chữ thính (聽: nghe) trong Hán ngữ do một phần của chữ “đức 德” trong chữ phẩm chất đạo đức (品德) cấu tạo thành. Tên gọi “ba tòa tháp chùa Sùng Thánh” cũng là có ý dùng sự tôn sùng Thần Thánh ở trên cao để làm nổi bật sự cao cả của “phẩm” (品), vậy thì chữ phẩm trong chữ phẩm đức rốt cuộc là chỉ cái gì? Là chỉ “Chân Thiện Nhẫn”, tức là chỉ Đại Pháp “Chân Thiện Nhẫn”.

Chùa Sùng Thánh là một chùa của nhà Phật, giải thích ý nghĩa của Phật Pháp; ba tòa tháp cấu thành chữ phẩm, là giải thích ý nghĩa cho biểu hiện của ba chữ Phật Pháp về phẩm đức và đạo đức; mặt đông trên đỉnh của ba tòa tháp là con gà vàng, giải nghĩa là nước Trung Quốc trong lịch sử ngày nay là hình con gà. Vậy ba chữ Đại Pháp được hồng truyền trong “lịch sử ngày nay” là gì? Đó là “Chân Thiện Nhẫn”. Do vậy chúng ta thấy, nội hàm triển hiện phía sau “Đại Lý” chính là Lý của Pháp Luân Đại Pháp, Đại Pháp “Chân Thiện Nhẫn” chính là “Đại Lý”.

“Chân Thiện Nhẫn là tiêu chuẩn duy nhất để nhận định người tốt xấu” (Chuyển Pháp Luân). Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn: con người là chủ thể của thế gian, mà để nhận định người tốt và người xấu, thì liệu có tiêu chuẩn nào có thể sánh bằng “Chân Thiện Nhẫn” được?

Tức là, “Chân Thiện Nhẫn” là yêu cầu về phẩm chất đạo đức làm người tối căn bản, là giá trị phổ quát. “Chân Thiện Nhẫn” tuy là yêu cầu về phẩm đức làm người tối căn bản, nhưng cũng lại là tiêu chuẩn tối cao mà mọi sinh mệnh dường như khó có hy vọng đạt đến, đó là thước đo xem con người làm được đến mức độ nào, xem con người tu đến trình độ nào. Tâm tính con người cao bao nhiêu, thì cảnh giới của người ta sẽ cao bấy nhiêu, sau trăm năm có thể trở thành sinh mệnh của cảnh giới cao đến đó. Bởi vì “Chân Thiện Nhẫn” là Pháp của Vũ trụ, là cơ chế của Vũ trụ, là cơ chế mà sinh mệnh trong vũ trụ có thể thăng hoa lên hay là giáng hạ xuống. Ba chữ tưởng chừng đơn giản này, nhưng lại có nội hàm vô cùng cao thâm. Đây chính là lý do tại sao trong lịch sử từ xa xưa đã dùng địa danh “Đại Lý”, dùng chữ phẩm và dùng ba tòa tháp để đạt nền móng cho Đại Pháp “Chân Thiện Nhẫn”.

Vậy tại sao chữ phẩm (品) đại biểu cho chữ “Chân Thiện Nhẫn” lại được thể hiện bằng chữ khẩu (口: mồm) vốn dùng để chỉ cho việc nói? Bởi vì ba chữ Đại Pháp “Chân Thiện Nhẫn” là Phật Pháp đã được an bài từ lịch sử xa xưa, nhằm mục đích cứu độ con người thời mạt kiếp ngày nay; bởi vì Phật Pháp “Chân Thiện Nhẫn” cần được truyền rộng ra khắp nơi trên thế giới, để mọi người trên thế giới đều “nghe” thấy “phúc âm” của Đại Pháp, vì vậy, sứ mệnh của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp là lấy “Chân Thiện Nhẫn” nói cho con người trên thế giới. Đây chính là nguyên do chữ phẩm (品) đại biểu cho “Chân Thiện Nhẫn” được thể hiện bằng ba chữ khẩu.

“Chân Thiện Nhẫn là tiêu chuẩn duy nhất để nhận định người tốt xấu” (Chuyển Pháp Luân). Pháp Luân Đại Pháp là Phật Pháp cứu độ con người thế gian khi mạt kiếp đến, Trung Cộng vu cáo hãm hại Pháp Luân Đại Pháp, bức hại các đệ tử tu luyện Pháp Luân Công thì nó chính là thế lực tà ác nhất. Vậy thì ai đứng chung với Trung Cộng, ai kiên quyết không thoái xuất khỏi Trung Cộng, người đó chính là sinh mệnh bị đào thải cùng với Trung Cộng. Đây chính là đạo lý lớn nhất, tức là “Đại Lý”.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/244936