Từ văn hóa “tu luyện” trong “Tây Du Ký” lý giải cuộc sống thời nay (11)

Tác giả: Thiên Đồng Nhân

[ChanhKien.org]

11. Khảo nghiệm cuối cùng

Để vượt qua khảo nghiệm, muốn đột phá tầng thứ, cần phải có công đức, thầy trò Đường Tăng lại gặp nạn tại động Chiết Nhạc Liên Hoàn núi Ẩn Vụ. Sau khi loại bỏ được ma chướng, bốn thầy trò lại giúp quận chủ quận Phượng Tiên xóa bỏ tội bất kính với Trời và Thần, giúp cho quận Phượng Tiên sau ba năm nắng hạn liên tiếp lại có mưa trở lại. Như vậy, thầy trò Đường Tăng đã tích được rất nhiều đức. Ở châu Ngọc Hoa, vì Ngộ Không, Bát Giới, Sa Tăng khởi tâm hoan hỷ khi thu nhận được ba đồ đệ nên đã hiển thị Pháp khí của mình, từ đó chiêu mời ma nạn. Lần này là Thái Ất Chân Nhân đã giúp giải vây, coi như bốn thầy trò đã vượt qua được quan nạn. Khi đến phủ Kim Bình, Đường Tăng lại bị Phật giả (Phật do con người bái lạy mà nên) bắt đi, nguyên nhân cũng là do Đường Tăng có tâm ham luyến chốn nhân gian sầm uất, đã chủ động bái Phật giả nên mới chịu cái khổ này.

Việc tu luyện quả thực là trăm cay nghìn đắng, nếu không cẩn thận hoặc sai khác một niệm thì sẽ rơi vào hố sâu vực thẳm, nếu không làm tốt thì không chỉ những yêu ma ở không gian khác mà cả các thế lực quân thần vương tướng ở xã hội con người cũng muốn hãm hại. Đường Tăng sau khi xin bữa cơm chay ở nhà Khấu Viên ngoại, thì gặp việc nhà Khấu Viên ngoại bị cướp, từ đó Đường Tăng bị vu oan và phải chịu giam cầm. Bốn thầy trò Đường Tăng ít nhất cũng chịu ân huệ của nhà Khấu Viên ngoại; còn trong xã hội ngày nay có những người thiện lương không những không nhận được lợi ích gì cả, chỉ mong muốn cứu người nhưng lại bị người lấy oán trả ơn, bị kết án tù oan, bị tra tấn cực hình hành hạ đến chết, thậm chí nhiều người còn bị mổ cướp nội tạng sống. Không chỉ vậy, sau khi cướp tạng, kẻ hành ác còn đem thi thể nạn nhân làm thành tiêu bản người, mang ra trưng bày triển lãm để kiếm tiền bất chính. Tại Trung Quốc, hiện vẫn còn rất nhiều chuyện như vậy đang diễn ra.

Chỉ trong Tây Du Ký, vì bốn thầy trò Đường Tăng đã cứu giúp người khác, trợ chính trừ tà nên từ khắp chốn hoàng cung đến thần dân trong nước đều tỏ ý mang ơn. Họ mổ bò giết lợn, mở tiệc đưa tiễn, tặng vàng bạc, khóc lóc mười dặm lúc chia tay, xây đền dựng miếu, khắc chữ lên bia đá để lưu truyền thiên cổ. Tất nhiên, thầy trò Đường Tăng chỉ ăn một bữa cơm chay, không màng danh lợi. Nhưng ở quốc gia Trung Quốc cộng sản ngày nay, có những người tu luyện cứu người, duy hộ chính nghĩa, phá trừ tà ác, nhưng lại phải chịu sự bức hại, tố giác, chế giễu, đả kích của dân chúng từ tầng lớp quan chức cấp cao cho đến người dân thường. Bởi vậy mới nói, phong tục và đạo đức dân gian thời xưa và hiện nay quả thực là khác nhau một trời một vực, giống như thiên đàng và địa ngục vậy!

Muốn tu luyện thì người ta phải chịu đựng khổ nạn, mà khổ nạn này tuyệt không phải là thứ người thường có thể chịu đựng được. Người tu luyện trước khi đạt viên mãn, vẫn có khả năng bị rớt hạ tầng thứ hoặc bị phế bỏ tất cả những công phu tu luyện trước đó. Khi Đường Tăng đến Thánh địa Phật quốc thì vẫn còn có nạn. Sau khi Kim Đỉnh Đại Tiên chỉ đường, Đường Tăng gặp phải “một dòng sông cuồn cuộn, chiều rộng có tới tám chín dặm, chung quanh không thấy bóng người”, tên gọi là Lăng Vân Độ tức là bến Lăng Vân, nghĩa là bay qua sông thì sẽ lên trời. Có người nói, đó phải chăng là sông Hằng của Ấn Độ? Cũng có người nói, đó phải chăng là dòng sông ranh giới ngăn cách Âm Dương? Còn có người nói rằng đó là sông Ngân Hà. Cho dù là sông gì, thì Đường Tăng sẽ vứt bỏ nhục thân ở đó (nhưng trong tiểu thuyết không nói đến nhục thân, đó có thể là thân thể do nghiệp lực hoặc do ma quỷ tạo thành ở tầng dưới của nhục thân). Bởi vì tu luyện Phật gia không cần nhục thân, do đó Đường Tăng không thể đem nhục thân để đến gặp Như Lai. Lúc này, xuất hiện một cây cầu độc mộc, rất trơn. Đường Tăng khi ấy vẫn còn tâm sợ hãi, cũng chính là đang luyến tiếc nhục thân, làm thế nào cũng không chịu lên cầu. Nhưng Phật là từ bi, để giúp Đường Tăng vứt bỏ tâm sợ hãi nên đã thay đổi phương thức, đưa đến một chiếc thuyền không đáy. Đường Tăng được đồ đệ đẩy lên thuyền, lên thuyền rồi thì thấy thân xác thịt của mình trôi dưới dòng nước. Đường Tăng cuối cùng cũng đã rời bỏ nhục thân, thoát trần hóa Thánh. Phần này trong Tây Du Ký có viết: “Tiếp Dẫn Phật Tổ nhẹ nhàng đưa tay chèo quay ra, bỗng thấy ở phía thượng lưu có một thây người trôi xuống. Trưởng lão trông thấy hoảng sợ. Hành Giả cười nói: “Sư phụ đừng sợ, cái đó nguyên là thầy đấy”. Bát Giới cũng nói: “Đúng là thầy! Đúng là thầy!” Sa Tăng vỗ tay, cũng nói: “Đúng là thầy! Đúng là thầy!” Người lái đò giơ tay ra hiệu, cũng nói: “Chính ngài đấy! Đáng mừng! Đáng mừng!””

Khi đó, Đường Tăng mới phát hiện ra rằng mất đi thân xác không có gì đáng phải sợ, bản thân thực ra không mất gì cả. Cái thân xác thối tha này, mang theo chỉ thêm lỉnh kỉnh.

Sau khi bái kiến Phật Tổ Như Lai, mãi đến khi lấy được chân kinh và trở về Trường An, sau tám ngày thì Đường Tăng quy vị, Phật Tổ khi đó mới giải thích rõ về tiền kiếp và nguyên nhân Đường Tăng đi lấy kinh: “Kiếp trước con nguyên là đồ đệ thứ hai của ta, tên gọi là Kim Thiền Tử, chỉ vì con không nghe thuyết Pháp, khinh nhờn đại giáo của ta, nên nguyên thần của con bị chuyển sinh sang Đông Thổ.”

Tất nhiên, việc Thần Phật làm không chỉ là một yếu tố duy nhất, khi Đường Tăng lần đầu tiên bái kiến Phật Tổ Như Lai, Như Lai đã nói: “Cõi Đông Thổ nhà ngươi thuộc Nam Thiệm Bộ Châu… nhiều tham lam độc ác, trí trá gian dâm, không theo Phật giáo, không giữ thiện duyên, không kính Tam Quang, không trọng ngũ cốc, bất trung bất hiếu, bất nhân bất nghĩa, lừa mình dối người, tranh to giành nhỏ, sát sinh hại mệnh, gây ra biết bao ác nghiệp, tạo nên tội lỗi vô vàn, đến nỗi phải đày xuống địa ngục, cho nên rơi mãi xuống cõi u minh, phải chịu đựng biết bao nỗi khổ bị đâm dập giã nghiền, biến thành súc vật. Có biết bao loài đâm lông mọc sừng, đem thân trả nợ, đem thịt nuôi người, mãi mãi rơi xuống địa ngục A Tỳ, vĩnh viễn chẳng được siêu thăng. Tuy có họ Khổng lập ra thuyết nhân nghĩa lễ trí, các vị đế vương nối nhau, cai trị bằng những hình phạt bỏ tù, đi đày, treo cổ, xử chém, nhưng đối với những kẻ ngu xuẩn, dốt nát, phóng túng, ngông cuồng thì biết làm sao? Nay ta có Tam Tạng chân kinh, có thể siêu thoát được khổ não, giải trừ được tai khiên…”

Tại đây tiết lộ một thiên cơ trong giới tu luyện: “Đông Thổ nan sinh, Phật Pháp nan văn” (Khó có cơ duyên được sinh ra ở vùng Đông Thổ, khó có cơ hội được nghe Phật Pháp). Trong cõi Đông Thổ lắm điều ác, đầy đủ ngũ độc (ngũ độc, thời xưa là chỉ năm loài vật có độc gồm bọ cạp, rắn, rết, thằn lằn và cóc, ngày này là chỉ năm thói xấu của con người gồm hút thuốc, uống rượu, đĩ điếm, đánh bạc và hút hít ma túy), mà người tu luyện có thể siêu thoát xuất lai, thì người đó nhất định có thể thành Thần. Tất nhiên, hàm nghĩa của những gì Phật Như Lai nói còn nằm ở một tầng thâm sâu hơn. Việc Đường Tăng đi thỉnh kinh vừa là cảnh tỉnh về sự khinh nhờn Phật Pháp, vừa để người đời sau thấy được những gian nan sẽ phải đối mặt, đồng thời cũng thông qua tám mươi mốt ma nạn gặp phải trên hành trình mười vạn tám nghìn dặm để tiêu trừ nghiệp lực; ngoài ra, việc truyền bá Phật Pháp đến phương Đông cũng có thể mang lại ánh sáng cho vùng Đông Thổ.

Một điều nữa là khi bốn thầy trò đến Tàng Kinh Các, A Nan và Ca Diếp đã dẫn Đường Tăng đi xem tên các bộ kinh, rồi nói với Đường Tăng phải đưa “lễ vật”. Vì Đường Tăng không đồng ý nên A Nan, Ca Diếp đã đưa kinh không có chữ. Trên đường trở về, bốn thầy trò phát hiện ra chuyện đó, liền quay trở lại tìm Phật Như Lai. Được Phật Như Lai đồng ý, Đường Tăng cùng đồ đệ lại đến Tàng Kinh Các để lấy kinh sách có chữ, và lần này A Nan, Ca Diếp vẫn đòi “lễ vật”. Đường Tăng không còn cách nào khác, đành phải hai tay dâng lên chiếc bát vàng mà vua Đường ban cho để khất thực dọc đường. Lúc bấy giờ A Nan và Ca Diếp mới trao những cuốn kinh có chữ. Rất nhiều độc giả đọc đến đây lấy làm khó hiểu, vì sao nơi Thánh địa Phật quốc lại có thể đòi hối lộ? Thực ra, theo tôi, đây là cả A Nan và Ca Diếp khiến Đường Tăng phải trút bỏ nhân tâm cuối cùng về lợi ích vật chất, đồng thời, qua đó cũng là nói cho Đường Tăng một Thiên lý của trời đất, chính là có mất thì mới có được, không thể lấy không, thiên thượng cũng phải phù hợp với cái lý của sự trao đổi, còn đổi bao nhiêu thì tùy vào nguyện ý của hai bên.

Trên đường đi lấy kinh trở về, có một chuyện rất đáng nói, chính là khi Đường Tăng đang vượt qua sông Thông Thiên, do quên mất việc con rùa nhờ hỏi Phật Tổ xem còn thọ bao nhiêu năm nữa thì trở về Trời, nên bị rùa dìm xuống sông, làm ướt hết kinh sách. May thay, Tôn Hành Giả đã dùng thần thông, đỡ lấy Đường Tăng để không bị chìm xuống nước và đưa vào bờ an toàn. Sau đó, bốn thầy trò lại gặp phải quỷ thần đố kỵ đến cướp kinh sách, nhưng nhờ Đường Tăng có Chính Pháp hộ thân nên không bị giật mất. Ở đây cần phải nói về một câu chuyện, vào thời cổ đại, khi Thương Hiệt tạo chữ, thì trời mưa như hạt kê, quỷ thần than khóc. Tại sao quỷ thần lại khóc? Bởi vì chúng lo sợ rằng con người từ đây có thể quảng truyền văn hóa và văn minh, đặc biệt là có thể hồng dương Phật Pháp. Để tránh việc quỷ thần gây rắc rối, họa loạn nhân gian, nên cũng cho phép chúng dùng chữ viết để truyền bá những thứ loạn bát nháo, đặc biệt là trong thời mạt Pháp, ví dụ như các thứ của chủ nghĩa Mác – Lênin, các thứ dâm ô đồi trụy, những thứ của xã hội đen, đồng tính luyến ái, cũng như các thứ có hại đối với con người như tin tức cặn bã rác rưởi, tin giả trên báo chí và các trang mạng ngày nay. Mục đích của việc này chính là để xem con người tự lựa chọn ra sao. Vì thế quỷ thần cũng không còn khóc nữa.

Quỷ thần biết rằng Phật Pháp trong Phật giáo đã được truyền bá về phía Đông, từ đó tại vùng Đông Thổ này nền văn minh đã liên tục phát triển đến mức đáng kinh ngạc. Đương nhiên quỷ thần rất ghen ghét, nhưng vì bất lực trước uy đức của Đường Tăng nên không thể cướp được Phật Pháp.

Thầy trò Đường Tăng sau đó đã phơi kinh sách trên vách đá cao bên sông, không ngờ mấy bản kinh Phật Bản Hạnh bị dính chặt vào đá, khi thu xếp lại, Đường Tăng đã làm rách mất mấy tờ ở cuối quyển nên mười phần hối hận. Hành Giả cười nói: “Không phải thế! Không phải thế! Ấy là vì trời đất bất toàn! Bộ kinh này vốn trước trọn vẹn nay bị dính rách, âu cũng là việc huyền diệu ứng với sự không trọn vẹn đó thôi, sức người làm sao giữ được!” Cho nên đến nay kinh Phật Bản Hạnh không đủ được toàn bộ. Đến nay, ở di tích đá phơi kinh vẫn còn lưu lại dấu vết.

Tây Du Ký đã tiết lộ một thiên cơ rằng: trong trời đất vẫn có lậu.

Trời đất làm sao lại có lậu? Điều này phải bắt đầu nói từ thời viễn cổ. Ba ngàn năm trước công nguyên, tộc Cộng Công vì tranh giành ngôi đế của tộc Chuyên Húc nên đánh nhau mãi, nhưng Cộng Công không thể đánh bại được Chuyên Húc. Cuối cùng đành bỏ chạy về phía Tây, húc đầu vào núi Bất Chu làm đổ cột chống trời, làm cho trời đất nghiêng về phía Đông Nam, trời bị thủng nên mưa lớn trút xuống, phương Đông và phương Tây đều bị hồng thủy nhấn chìm, nền văn minh nhân loại bị hủy diệt, nhiều người trên mặt đất đã chết. Các thiên sứ đang tranh giành đế vị ở trên trời bị đánh xuống đất trở thành ma quỷ hận thù, muốn hủy diệt con cái của Thần, phương Đông gọi là Trung Cộng, phương Tây gọi là chính phủ ngầm. Nữ Oa từ bi, tinh luyện những viên đá ngũ sắc để vá trời, có hòn đá xanh chưa được dùng đến, trở thành viên bảo ngọc trong Hồng Lâu Mộng mà Giả Bảo Ngọc ngậm trong miệng lúc chào đời. Vì vậy, tính ích kỷ, lười biếng, kiêu ngạo, háo sắc v.v…đều là khuyết điểm của con người. Tây Du Ký dùng việc kinh sách có chỗ rách để làm minh chứng cho điều này. Đây là một trong những điều tuyệt vời của tác phẩm Tây Du Ký, cũng là một trong những lý do mà Ngô Thừa Ân được hậu nhân ca tụng.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/264916