Từ văn hóa “tu luyện” trong “Tây Du Ký” lý giải cuộc sống thời nay (10)

Tác giả: Thiên Đồng Nhân

[ChanhKien.org]

10. Điểm giống và khác nhau giữa nước Tỳ Kheo và nước Trung Quốc Cộng sản

Khi cái cực ác xuất hiện thì sau đó sẽ là lực lượng đại thiện tương ứng xuất hiện, lúc này cảnh giới của sinh mệnh và tất cả chúng sinh trong đó sẽ cực kỳ thịnh vượng, điều này có lẽ cũng tương tự như đạo lý âm dương sinh ra vạn vật mà Đạo gia giảng. Trong thế giới của Đường Tăng nhất định sẽ sản sinh ra rất nhiều sinh mệnh, chính là nói đến chuyện trẻ em của nước Tỳ Kheo.

Muốn trường thọ thì cần phải xa rời sắc dục. Người tu luyện cũng phải như thế, mà người phàm tục cũng phải như thế. Vì vậy Tôn Ngộ Không đã nói với quốc vương nước Tỳ Kheo: “Tâu bệ hạ, từ đây chớ tham sắc dục, tích nhiều âm công, phàm các việc lấy dài vá ngắn, sẽ được vô bệnh sống lâu, cổ nhân xưa nay đều dạy như vậy”. Sau khi cứu những đứa trẻ của nước Tỳ Kheo, Đường Tăng còn gặp rất nhiều đứa trẻ trong sinh mệnh của mình.

Điểm tương đồng giữa nước Tỳ Kheo và Trung Quốc Cộng sản

1) Quốc vương của nước Tỳ Kheo vô cùng ích kỷ và dâm dục, dâm dục đã làm hao tổn sức khỏe của ông ta, vì mong muốn được sống lâu, quốc vương đã nghe theo lời yêu quái, thu hoạch tim gan của trẻ em khắp thành để làm thuốc trường thọ.

Ở nước Trung Quốc Cộng sản, từ Mao Trạch Đông đến Giang Trạch Dân, những nhân vật này có thể nói là ích kỷ tột cùng, mức độ “dâm loạn” ở mức đỉnh điểm. Giang Trạch Dân đã ăn chơi trác táng với ngôi sao ca nhạc đáng tuổi cháu ông ta, rất tương đồng với việc vua nước Tỳ Kheo đã “bao nuôi” con hồ ly tinh cũng thuộc hàng cháu. Tương tự như vậy, những quan chức của Trung Cộng, sau khi bị nhiễm những tư tưởng bạo lực, độc ác của Đảng Cộng sản và chủ nghĩa Mác-Lê nin, thì chỉ còn biết lấy tà thuyết làm phương châm hành xử, cũng giống như vua nước Tỳ Kheo đã bị mê hoặc bởi yêu quái.

Cựu lãnh đạo Trung Cộng Giang Trạch Dân và con trai của hắn cùng một số thành viên trong gia đình của các lãnh đạo Trung Cộng, vì lý do sức khỏe và với mục đích muốn kéo dài tuổi thọ của bản thân, đã mổ cướp nội tạng sống của người Trung Quốc, đặc biệt là các học viên Pháp Luân Công. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc giới y học và một số cơ quan công quyền của nhà nước Trung Quốc đã cấu kết với nhau để kiếm tiền, mở cuộc tìm kiếm người để thu hoạch nội tạng sống trên quy mô toàn quốc. Điều này có khác gì việc vua nước Tỳ Kheo và yêu quái muốn lấy tim Đường Tăng để ăn? Trong bối cảnh đạo đức băng hoại trên quy mô toàn quốc, thì con người chẳng phải đã biến đổi thành ác quỷ hay sao?

2) Người dân nước Tỳ Kheo đều sợ hãi nhà vua, đến nỗi họ còn cam tâm cống nạp con cái của mình. Sự bạo ác độc tài của Trung Cộng cũng tương tự như vậy, khiến người dân vô cùng sợ hãi. Điều đó biến dị đến mức, cho dù họ có bị đánh bị giết cũng không dám lên tiếng. Trung Cộng muốn có đất đai, bất động sản, nhà máy, tài sản, v.v.., người dân đều răm rắp ủng hộ, chúng tôi chưa từng thấy ở đâu mà Trung Cộng không đạt được những gì nó muốn. Hàng chục năm vận động chính trị, xúi giục, dối trá và bạo lực đã khiến người Trung Quốc khó phân biệt đúng sai, thiện ác, thậm chí nếu Trung Cộng muốn người dân chết, người dân cũng chỉ biết run sợ mà thôi. Có thể thấy, một quốc gia không có được chính nghĩa và lòng dân thì bị yêu quái chiếm hữu càng dễ dàng hơn, hậu quả là quốc gia đó sẽ gặp tai họa liên miên. Cũng giống như thiên tai nhân họa liên tục xảy ra ở nước Trung Quốc Cộng sản ngày nay.

3) Nước Tỳ Kheo sau đó đã được những người tu luyện là bốn thầy trò Đường Tăng cứu giúp. Cũng giống như hiện nay, lực lượng chính nghĩa và lực lượng Chính Pháp trên toàn thế giới đang cứu người dân và đất nước Trung Quốc. Có người nói về sự đóng góp của các nhà sư đối với xã hội, là người tu luyện, dường như họ không làm ruộng hay sản xuất mà chỉ đi khất thực, họ không có đóng góp về mặt vật chất cho xã hội. Tuy nhiên, trong “Tây Du Ký” người tu luyện không chỉ nâng cao đạo đức xã hội mà còn có tác dụng to lớn trong việc khai sáng nền văn minh, đồng thời còn cứu độ chúng sinh, giải thoát thống khổ của con người từ gốc rễ. Đường Tăng được định rằng, tu luyện đến bước này trong sinh mệnh của ông sẽ có rất nhiều hài nhi có duyên với ông. Hàng nghìn trẻ nhỏ ở nước Tỳ Kheo được Đường Tăng cứu giúp cũng là kết quả của quá trình tu luyện của Đường Tăng.

Điểm khác biệt giữa nước Tỳ Kheo và Trung Quốc Cộng sản

1) Dù quốc vương nước Tỳ Kheo có ngu ngốc đến đâu, thì ông ta vẫn là người kính Đạo coi trọng Phật Pháp, ông ta vẫn tôn trọng bốn thầy trò Đường Tăng và vị đạo sĩ giả (vì là yêu quái nhưng giả danh đạo sĩ nên quốc vương bị đánh lừa. Ở đây nói rõ một vấn đề, nếu nhận giặc là cha, nhận yêu quái là Đạo, thì sẽ là tai họa cho đất nước và nhân dân. Cũng giống như chủ nghĩa cộng sản khoác tấm áo ngoài là thiên đường ở nhân gian, mọi người càng bị nó mê hoặc, thì càng lún sâu vào tai họa, vì nó sẽ làm cho người ta không tin vào chân Phật, chân Đạo, hoài nghi tất cả).

Ở nước Trung Quốc Cộng sản, ngay từ đầu đã tàn phá thế giới văn minh một cách thô bạo, Mao Trạch Đông nói rằng, phải đấu với trời, đấu với đất, đấu với người, đập miếu phá chùa, phá hủy giáo đường và làm biến dị các tôn giáo. Việc Giang Trạch Dân bức hại các học viên Pháp Luân Công là hành động toàn diện chống lại Phật Pháp.

2) Khi Tôn Ngộ Không cho rằng quốc trượng và nữ nhân được vua sủng ái là yêu quái, thì toàn nước Tỳ Kheo, từ vua quan đến thường dân đều hiểu rõ điều này, họ đã nhận ra bộ mặt thật của yêu quái. Khi Tôn Ngộ Không giao chiến để tiêu diệt yêu quái, thì từ nhà vua đến thường dân đều vỗ tay vui mừng, hiến dâng lễ vật để tạ ơn, thể hiện lòng cảm kích với bốn thầy trò Đường Tăng.

Nhưng ở nước Trung Quốc Cộng sản, nếu ai đó nói với người dân và quan chức rằng Đảng Cộng sản là yêu quái, họ sẽ bị tố cáo và bị bức hại. Người dân cả nước không thể phân biệt rõ được người đúng kẻ sai, cái thiện và cái ác. Trong 20 năm nay họ đã liên tục được kêu gọi mà vẫn bị mê, vẫn liên tục tham gia vào cuộc bức hại người tu luyện.

Từ những điểm này có thể thấy Trung Cộng là ma quỷ cực kỳ độc ác, độc ác hơn rất nhiều so với những yêu quái trong “Tây Du Ký”.

Trong tu luyện, có thể sẽ có việc Sư phụ tiến hành khảo nghiệm lớn về tâm tính và đạo đức của đệ tử, hoặc có vị Bồ tát nhận sứ mệnh cứu độ sẽ đưa ra khảo nghiệm lớn, đệ tử không đạt tiêu chuẩn chắc chắn sẽ bị loại ra bên ngoài. Mục đích là để kiểm nghiệm các đệ tử có phải vì hữu cầu mà tu luyện hay không, nếu có tâm hữu cầu thì có nghĩa là họ có sắc dục, sẽ hàm chứa một chút tư tâm tạp niệm, không thuần chính, như vậy sẽ không thể ở trong cảnh giới cao được; nếu lên đến cảnh giới cao mà dùng tư tâm và tạp niệm để làm chuyện xấu, thì rất nguy hại, như thế sẽ phải xuống địa ngục. Cũng chính là nói, người tu luyện ôm cái tâm tự tư, thì không thể đạt đến cảnh giới cao, vì vậy phải có một kỳ sát hạch. Người ta nói rằng câu chuyện xảy ra ở nước Tỳ Kheo là một lần khảo nghiệm với thầy trò Đường Tăng, vậy nên việc đi qua nước Diệt Pháp cũng chẳng phải là một lần khảo thí đó sao?

Trong một chương “Tây Du Ký” có viết, “Khó diệt nhà sư tròn giác ngộ, Pháp Vương thành đạo thể theo trời”: Trước khi Đường Tăng đến nước Diệt Pháp, Quán Âm Bồ Tát đã biến thành một người mẹ già và lên tiếng gọi Đường Tăng bảo: “Vị hòa thượng kia ơi, đừng đi nữa, mau quay ngựa trở lại phương Đông thôi. Sang Tây trúc toàn là đường chết cả đấy.” “Cách đây độ chừng năm sáu dặm là nước Diệt Pháp. Quốc vương nước ấy kiếp trước đã kết oán hận, nên kiếp này vô cớ gây tội. Hai năm trước đây, nhà vua đã nguyền một lời thề khủng khiếp là phải giết đủ một vạn hòa thượng. Giờ đã giết chín nghìn chín trăm chín mươi sáu vị hòa thượng vô danh rồi, cần phải giết thêm bốn vị hòa thượng hữu danh nữa là đủ con số một vạn. Nếu các ngài mà đi tới thành đó không phải tự nộp mạng cho quốc vương nước đó hay sao?”

Quán Âm Bồ Tát đương nhiên biết rõ nước Diệt Pháp như thế nào, nhưng tại sao một vị Bồ Tát hộ pháp trên đường lấy Kinh lại khuyên người thỉnh kinh đừng đi nữa? Theo cách nhìn của người thường thì đây chính là lời nói và việc làm của Bồ Tát Quán Thế Âm đang tự mâu thuẫn với nhau, vì thế nghĩ thế nào cũng không thông.

Điều này chính là để xét tâm tính của bốn thầy trò Đường Tăng. Trư Bát Giới vốn nhút nhát, gặp chuyện phiền phức thì sợ, nhân tâm rất bất ổn. May mắn thay, Tôn Ngộ Không với ý chí kiên cường đã nói rằng: “Chú ngốc đừng sợ! Chúng ta đã trải biết bao ma thiêng quỷ dữ, ổ rắn hang hùm mà chưa hề suy suyển gì, huống hồ đây chỉ là một nước của người phàm tục có gì đáng sợ?…” Hành Giả lại nói: “Để Lão Tôn hóa phép, đi vào trong thành xem thế nào, nếu tìm được một con đường hẻo lánh thì đi luôn đêm nay.” Tam Tạng dặn dò bảo: “Đồ đệ ơi, con đừng coi là chuyện nhỏ, phép vua không dung đâu, phải cẩn thận lắm mới được.”

Nếu là một người bình thường thì rất khó vượt qua. Bởi lời bảo bạn rằng “không qua được đâu” ấy lại là do người muốn bạn vượt qua nói ra. Việc này chẳng phải là khiến người ta cảm thấy rất mâu thuẫn hay sao, vậy nên chỉ có thể đoán mò, đánh liều đặt cược một phen thôi?

(Còn tiếp)

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/264916