Tam Tự Kinh – Đọc sách luận bút (32)

Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Nguyên văn

讀史者,考(1)實錄(2),

通(3)古今(4),若(5)親目(6)。

口而誦(7),心而惟(8),

朝(9)於斯(10),夕(11)於斯。

Bính âm

讀(dú) 史(shǐ) 者(zhě) , 考(kǎo) 實(shí) 錄(lù),

通(tōng) 古(gǔ) 今(jīn) , 若(ruò) 親(qīn) 目(mù)。

口(kǒu) 而(ér) 誦(sòng) , 心(xīn) 而(ér) 惟(wéi) ,

朝(zhāo) 於(yú) 斯(sī) , 夕(xì) 於(yú) 斯(sī) 。

Chú âm

讀(ㄉㄨˊ) 史(ㄕˇ) 者(ㄓㄜˇ),

考(ㄎㄠˇ) 實(ㄕˊ) 錄(ㄌㄨˋ),

通(ㄊㄨㄥ) 古(ㄍㄨˇ) 今(ㄐ一ㄣ),

若(ㄖㄨㄛˋ) 親(ㄑ一ㄣ) 目(ㄇㄨˋ)。

口(ㄎㄡˇ) 而(ㄦˊ) 誦(ㄙㄨㄥˋ),

心(ㄒ一ㄣ) 而(ㄦˊ) 惟(ㄨㄟˊ),

朝(ㄓㄠ) 於(ㄩˊ) 斯(ㄙ),

夕(ㄒ一ˋ) 於(ㄩˊ) 斯(ㄙ)。

Âm Hán Việt

Độc sử giả, Khảo thực lục,

Thông cổ kim, Nhược thân mục.

Khẩu nhi tụng, Tâm nhi duy,

Triều ư tư, Tịch ư tư.

Tạm dịch

Người đọc sách sử, nghiên cứu nguyên bản,

Thông suốt cổ kim, như tận mắt thấy.

Miệng thì đọc chậm, tâm thì suy nghĩ,

Sáng sớm như thế, chiều tối như thế.

Từ vựng

(1) Khảo (考): nghiên cứu, khảo sát.

(2) Thực lục (實錄): ghi chép một cách chân thực, ở đây chỉ tư liệu lịch sử nguyên thủy.

(3) Thông (通): thông hiểu minh bạch.

(4) Cổ kim (古今): chuyện xảy ra từ xưa đến nay.

(5) Nhược (若): giống như.

(6) Thân mục (親目): tận mắt nhìn thấy.

(7) Tụng (誦): Đọc to thành tiếng.

(8) Duy (惟): suy nghĩ.

(9) Triêu (朝): sáng sớm.

(10) Tư (斯): như thế.

(11) Tịch (夕): ban đêm.

Dịch nghĩa tham khảo

Phàm là người đọc sách lịch sử đều phải nghiên cứu kỹ lưỡng, khảo sát tư liệu về sự thật lịch sử, như vậy mới có thể thông hiểu các sự kiện xảy ra từ cổ chí kim, tựa như là tận mắt nhìn thấy rõ ràng minh bạch. Hơn nữa khi đọc sách thì phải khẩu tâm tương ứng, không chỉ dùng miệng đọc to, còn cần phải suy nghĩ ở trong tâm. Hơn nữa phải sớm tối chăm chỉ đọc sách, thì việc học mới có sở đắc.

Đọc sách luận bút

Lịch sử mà nguyên tác “Tam Tự kinh” tường thuật dừng lại ở triều Tống, cho nên, một cách tự nhiên, ở đây bắt đầu dặn dò và tổng kết cần phải đọc lịch sử như thế nào. Đọc lịch sử, nhất định phải cụ thể, phải đọc một cách thực chất, phải nhìn vào sự thực và những ghi chép chân thực. Nếu những gì nhìn thấy ngay từ đầu đều là giả, vậy thì sẽ có được kết luận không chính xác, do đó sẽ dẫn đến sai lầm trong hành vi và tư tưởng con người.

Nhưng nếu chỉ nhìn thấy ghi chép một cách chân thực, thì vẫn chưa đủ, bởi vì rất nhiều sự kiện phức tạp rối ren, nếu như không có lịch sử quan đúng đắn và suy nghĩ độc lập của mình, sự kiện tuy giống nhau nhưng sẽ có những cách nhìn khác nhau, thậm chí rất nhiều sự kiện, cũng sẽ không chỉ giới hạn ở một góc độ. Xem xét vấn đề một cách toàn diện là rất trọng yếu.

Đối với người ta vì sao xem hiểu lịch sử một cách toàn diện chính xác là rất trọng yếu như vậy? Bởi vì chúng ta là người đang sống, muốn kết giao trong xã hội, quan hệ gặp gỡ con người, đụng phải các loại vấn đề phiền não, dù là quản lý quốc gia, kinh doanh, hay cư xử với cha mẹ, vợ chồng và vấn đề giáo dục con cái trong nhà, đều là những vấn đề của con người, lịch sử có thể cho chúng ta tham khảo và đối chiếu, nếu như chúng ta chỉ biết lịch sử đã xảy ra sự kiện nào đó, nhưng lại không biết áp dụng nó vào việc chỉ đạo giải quyết các vấn đề và cuộc sống hiện thực của mình, vậy thì điều đó sẽ trở thành tri thức chết.

Tựa như con người ngày nay, học vì điểm số, rất nhiều người sau khi thi xong, hầu như toàn bộ tri thức đều trả lại cho thầy, bởi vì đã không trở thành kiến thức và trí tuệ của bản thân. Người xưa đọc lịch sử, sẽ không đọc để rồi đưa ra kết luận sùng bái bạo lực hoặc vũ lực để giải quyết vấn đề, mà là sẽ phóng tầm mắt qua trăm năm thậm chí mấy trăm năm, hơn ngàn năm để nhìn nhận vấn đề, cho nên không ngừng nhắc nhở người ta rằng người đắc nhân tâm sẽ đắc được thiên hạ, tu đức mới có thể bền lâu, làm người chân chính nhân đức, thiên hạ mới có thể thái bình, quản việc trong nhà rộng lượng công bằng chính trực thì gia đình hòa thuận mọi việc mới có thể hưng thịnh. Trẻ em ngày nay, do thiếu giáo viên có kiến thức dạy chúng về cách đọc lịch sử, nên chúng chỉ có thể bị các tà thuyết dị đoan dẫn dắt mà sùng bái tiền bạc và bạo lực. Đây là điều vô cùng nguy hiểm.

Cho nên trong “Luận Ngữ Vi Chính Thiên” của Khổng Tử có nói một câu: “Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi” (Tạm dịch: Học mà không nghĩ thì vô ích, nghĩ mà không học thì nguy hiểm)

Chính là nói đọc sách lại không tự tiến hành suy nghĩ độc lập, thì sẽ học mà không đắc được gì, không thể nào hiểu và tiếp thụ được tri thức trong sách, không cách nào tiếp thu những điều tích cực và ý nghĩa từ sách, để trở thành trí tuệ của chính mình. Như vậy càng học sẽ càng hồ đồ, không chỉ hồ đồ, bởi vì không cảm thụ được bất cứ ý nghĩa gì, thì sẽ mất đi động lực và hứng thú học tập, học như thể là bị cưỡng bức mà học, không có chút niềm vui nào, đúng là không biết vì sao phải học, vì sao phải đọc sách, đều không biết, làm sao có thể vui thú đọc sách học tập đây? Hiện nay tình trạng học sinh trốn học, tự khép kín rất nhiều, trong rất nhiều trường hợp họ chính là đang học tập một cách thụ động, bị người ta truyền thụ một lượng lớn kiến thức và danh từ, đơn giản biến thành “một cái máy tính sống”. Học mà mệt mỏi không chịu nổi. Vậy mà họ lại luôn luôn sống trong hồ đồ và bất an, không cách nào nắm bắt được phương hướng cuộc sống của bản thân mình.

Trẻ em ngày nay, mười phần trống rỗng mà không biết làm sao, thậm chí tuyệt vọng u buồn, dễ trầm mê vào trò chơi điện tử, những gì là ‘lòng ôm chí lớn’, ‘lo nước thương dân’, ‘bổn phận làm người’, trách nhiệm và đạo nghĩa, hết thảy đều bị cắt đứt, căn bản không có cơ hội tiếp xúc và suy nghĩ đến. Trẻ em không có thầy cô và cha mẹ dẫn dắt, tất nhiên không có chủ kiến, không có chính kiến, như vậy tà thuyết dị đoan sẽ chiếm cứ tâm hồn trẻ nhỏ, khiến chúng đi theo chiều hướng ma tính. Vấn đề ức hiếp học đường xảy ra như thế nào, vì sao không ngăn chặn được, vấn đề căn bản chính là nằm ở đây.

Cũng có đứa trẻ sẽ suy nghĩ, hy vọng sẽ học theo ý nguyện của mình, nhưng lại không tìm thấy tài liệu tham khảo, không tìm thấy tự tin và chứng cứ, không có tham chiếu của lịch sử hay kinh nghiệm của tiền nhân để đối chiếu, thường thường sẽ đứng tại ngã tư đường cảm thấy khủng hoảng bất an, cuối cùng thì cũng chẳng đi đến đâu, từ bỏ suy nghĩ của bản thân mà trôi theo dòng nước. Cho nên vấn đề rất là nghiêm trọng. Khi nào con người có thể trở về với giáo dục truyền thống, hiểu được rằng người thầy phải coi bổn phận của mình là truyền nghề truyền đạo, giải thích những nghi hoặc, thì trẻ nhỏ khi đó sẽ được cứu. Cũng chính vì vậy, “Tam Tự kinh” của giáo dục truyền thống mới bảo người ta không nên đọc mà không suy nghĩ, không nên đọc một cách cứng nhắc. Nhưng điều đầu tiên là bản thân người thầy cũng không hiểu bản chất của giáo dục nằm ở đâu, đó chính là vấn đề lớn nhất.

Thật may mắn là có những tác phẩm kinh điển của tổ tiên chúng ta để lại và chúng ta có thể tự đọc. Sách “Luận Ngữ” viết “Thận chung truy viễn, dân đức quy hậu” chính là có ý này. (Bản dịch của Nguyễn Hiến Lê: “Tổ chức tang lễ cho cha mẹ một cách chu đáo, truy niệm và tế tự tổ tiên xa, thì đức của dân sẽ thuần hậu.”) “Truy viễn”, từ này có nghĩa là đi theo dấu chân, lịch sử, kiến thức và trí tuệ mà tổ tiên lưu lại. Một dân tộc như vậy sẽ vĩnh viễn giữ vững đạo nghĩa và nhân đức được truyền thừa. Không quên đạo lý làm người, thì việc ác sẽ không có thị trường.

Câu chuyện Thái Sử nước Tề thời Xuân Thu

Trong “Tả Truyện” ghi lại, đại thần Thôi Trữ nước Tề giết chết Tề Trang Công dâm loạn vô đạo, Thái Sử Bá nước Tề chấp bút viết đúng sự thật: “Thôi Trữ giết vua”. Thôi Trữ giận dữ, giết chết Thái Sử Bá, sau đó người em thứ hai Thái Sử Trọng ghi lại chuyện này. Thái Sử Trọng không chút do dự, vẫn là viết xuống năm chữ “Thôi Trữ sát kỳ quân”(Thôi Trữ giết vua của mình), thế là cũng bị giết chết. Người em thứ ba Thái Sử Thúc kế thừa chí nguyện của anh cả, lần nữa viết xuống “Thôi Trữ giết vua”, lại bị Thôi Trữ giết chết. Người em nhỏ nhất của Thái Sử Bá là Thái Sử Quý cũng giống như ba người anh của mình, xem cái chết như không, cũng viết y như cũ “Thôi Trữ giết vua”, và nói với Thôi Trữ: “Căn cứ theo sự việc mà viết trung thực, là trách nhiệm của sử quan. Thất trách mà sống thì không bằng chết!” Thôi Trữ bị chính khí làm khiếp sợ, từ bỏ ý nghĩ bẻ cong lịch sử. Khi Thái Sử Quý ra cửa, nhìn thấy một vị sử quan Nam Sử Thị cầm trong tay thẻ tre đi đến, liền hỏi ông ta có việc gì mà tới đây? Nam Sử Thị nói: “Tôi lo lắng ông cũng bị Thôi Trữ giết chết, không có người ghi chép sự thật lịch sử.” Dứt lời đưa thẻ tre trong tay cho Thái Sử Quý xem, bên trên cũng ghi lại sự thật “Thôi Trữ giết vua”.

Câu chuyện này mang hàm ý rằng người xưa xem tín nghĩa như mạng sống, lịch sử mà cổ nhân ghi lại là nghiêm túc và chân thực, là gia tài quý giá. Họ sẽ không lung lay trách nhiệm và đạo nghĩa của mình trước cường quyền. Nhưng hôm nay việc học lịch sử ở Trung Quốc đại lục đã bị Trung Cộng bóp méo, bôi nhọ lịch sử rằng sử quan dễ dàng chịu khuất phục trước sự lạm dụng quyền lực của vua hoặc bị kẻ quyền quý mua chuộc mà tùy ý bịa đặt, làm như vậy để cho người ta không tin vào tổ tiên, phủ định tổ tiên, mất đi tham chiếu chính thống. Hỏi trên đời còn có hành vi độc ác nào hơn thế? Trung Cộng cải tạo người đời sau thành người phủ định lịch sử, phủ định tổ tiên và đạo đức nhân nghĩa truyền thống, như vậy con cái của chúng ta sẽ đi về đâu? Chúng ta chỉ cần lặng tâm suy xét cũng có thể tưởng tượng được hậu quả của việc này.

Video:

(Còn tiếp)

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/node/246064