Câu chuyện thành ngữ: Băng hồ thu nguyệt

Tác giả: Nhất Đẩu

[ChanhKien.org]

Phan Cốc là người Hấp Châu (nay là huyện Hấp, tỉnh An Huy, Trung Quốc) vốn sống bằng nghề pha chế mực viết, người ta gọi mực mà ông chế ra là “thần phẩm” (sản phẩm của Thần). Theo sách xưa chép lại, hàng tháng chùa Tướng Quốc thuộc phủ Biện Lương, Đông Kinh đều tổ chức lễ hội chùa long trọng, vào dịp này mực của Phan Cốc thường được rất nhiều văn nhân tranh nhau mua.

Sau này Phan Cốc không may say rượu ngã xuống giếng chết. Bạn của ông là Tô Thức trong bài thơ viết tưởng nhớ ông đã viết hai câu thơ như sau:

Bố sam tất hắc thủ như quy,

Vị hại băng hồ trữ thu nguyệt.

Dịch nghĩa:

Áo vải đen nhánh tay như rùa

Không sợ bình ngọc đựng nước cất giữ trăng mùa thu

Câu thơ khắc họa hình tượng một người chỉ vùi đầu vào công việc, không câu nệ tiểu tiết nhưng phẩm hạnh chính trực truyền nhiệt huyết qua những con chữ trên giấy.

Từ băng hồ trong cụm ‘băng hồ thu nguyệt’ chỉ bình ngọc đựng nước, ví với sự trong sáng, thanh bạch, cụm từ này đa phần dùng để chỉ phẩm cách của con người.

(Trích bài thơ Tặng Phan Cốc của Tô Thức)

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/30681