Mật mã phương Đông (Quyển 1 – Phần 1.2)

[ChanhKien.org]

2. Thần tạo ra con người, sinh mệnh quan trong văn hóa Thần truyền –Bối cảnh sản sinh chữ Hán mang thần tính và vật tính

Dù là trong thần thoại phương Đông hay thần thoại phương Tây đều mô tả rằng sau khi Thần sáng tạo ra thiên địa vạn vật, thì đã dùng bùn đất tạo ra con người dựa theo hình dáng của mình. Chúng ta từng nghe truyền thuyết về Nữ Oa tạo ra con người, Thượng Đế tạo ra con người, các dân tộc khác cũng có những truyền thuyết về Thần của họ tạo ra con người. Vật chất của nhục thân con người đến từ không gian nhân loại này, mà ở đây nguyên tố cấu thành nên vạn vật và bùn đất là giống nhau, chẳng qua trình tự sắp xếp nguyên tố của các loại vật chất khác nhau cấu thành nên vạn vật là khác nhau mà thôi, tính chất của vật chất là giống với bùn đất, bởi vậy có thể nói tất cả mọi thứ trong không gian nhân loại này trong mắt Thần đều là “bùn đất”, tương tự cũng có thể nói con người là do Thần dùng “bùn đất” tạo ra.

“Kỳ thực Thần coi sự cấu thành của tất cả mọi thứ trong không gian của nhân loại đều là đất cấu thành, chư Thần coi bản thân phân tử cũng là đất.” [1]

Một điều tương đồng, không hẹn mà gặp nữa, đó là các dân tộc đều tương truyền rằng Thần sáng tạo ra vạn vật, sau khi trên mặt đất có núi non, sông suối, các loài động vật, thực vật, tất cả đều đã được chuẩn bị đầy đủ cho con người, thì vào ngày thứ Bảy, Thần đã tạo ra con người. Còn ở Trung Quốc, vài ngày trước tháng Giêng đầu năm là dịp kỷ niệm Thần tạo vạn vật, cho nên có câu nói “một gà, hai chó, ba heo, bốn cừu, năm bò, sáu ngựa, bảy người, tám lúa”. Trong truyền thuyết Thượng Đế cũng tạo ta người phương Tây vào ngày thứ Bảy. Một điều tương đồng thần kỳ hơn là sau khi tạo ra thân thể con người, các vị Thần đều làm thêm một việc giống nhau, đó là thổi một luồng “sinh khí” vào cái thân thể này, con người liền sống dậy, trong truyền thuyết của các dân tộc khác nhau đều có ghi chép tương tự như vậy. Nhận thức về “khí” của Trung Quốc cổ đại không giống với không khí mà chúng ta nói hiện nay, cổ nhân cho rằng trong vũ trụ tồn tại một loại vật chất tinh vi vô hình, là bản nguyên của vạn vật, sinh mệnh, sinh mệnh có nó mới có linh tính, đó là linh khí tiên thiên, là Thần tính; còn một loại khác là khí âm và khí dương, do Thái cực biến hóa vận động mà ra, nó có thể diễn hóa thành các loại kết cấu vật chất hữu hình, nó là tồn tại vật chất.

Khí âm dương ngũ hành cấu thành nên thân thể của con người, nó chỉ là nền tảng vật chất của con người, là biểu hiện vật tính hữu hình của con người; còn luồng “sinh khí” mà Thần thổi vào thân thể người khiến con người sống dậy lại là thứ của Thần, là linh khí, nó được rót vào bên trong thân thể người, khởi tác dụng như một loại công năng làm chủ thân xác giúp con người sống dậy, nó mới là bản chất thực sự của con người. Nói cách khác nội hàm bản chất của con người không phải là cái thân thể vật chất xác thịt này, mà chính là cái “linh khí” tiên thiên này làm chủ thân xác con người, chính là chủ nguyên thần mà chúng ta vẫn nói. Chủ nguyên thần của con người có nguồn gốc trực tiếp từ Thần, không có chủ nguyên thần thì thân thể người chỉ là một tảng thịt cứng đơ mà thôi, cho dù vẫn sống thì cũng không khác mấy so với người thực vật, không thể điều khiển hoạt động của bản thân.

Thần đã thông qua phương thức này mà ban thần tính cho con người.

Tuy rằng thân thể của con người được tạo nên từ “bùn đất”, thế nhưng hình dáng lại giống hình tượng của Thần, hơn nữa chủ nguyên thần của con người lại trực tiếp có nguồn gốc từ Thần, con người vì vậy mà có Thần tính. Đây là sự khác nhau căn bản giữa con người và các giống loài khác. Trên đời chỉ duy nhất con người mới có được vinh diệu này, được Thần ban cho thần tính.

Khi tạo nên con người, bởi vì mỗi một vi lạp của thân thể người đều đến từ vũ trụ, nên con người cũng tuân theo đặc tính tối cao của vũ trụ Chân – Thiện – Nhẫn, con người cần chiểu theo đặc tính này mà có tiêu chuẩn hành vi làm người tương ứng, cho nên người Trung Quốc xưa nay giảng “Nhân chi sơ, tính bản thiện”. Chỉ khi phù hợp đặc tính vũ trụ, con người mới có thể trở về nơi của Thần. Nếu như con người không đạt được tiêu chuẩn này, hành vi của con người bị sai lệch khỏi tiêu chuẩn này, thì có thể sẽ đối mặt với nguy hiểm, điều này được quyết định bởi quy luật vận hành có tính chu kỳ “Thuận thiên tắc sinh, nghịch thiên tắc vong (Thuận theo trời thì sống, nghịch với trời thì chết)”.

Từ xưa đến nay, Đạo gia cho rằng thân thể người chính là một tiểu vũ trụ, như vậy đạo lý này rất phù hợp với tự nhiên: người sống thuận theo đặc tính Chân – Thiện – Nhẫn chính là phù hợp quy luật vận hành của vũ trụ, đó chính là người đắc Đạo, là người tốt thực sự.

Con người được sáng tạo ra sau khi Thần khai sáng vũ trụ và khai thiên tịch địa, cho nên dùng 三 (tam) để biểu thị.

Thiên, địa, nhân cũng gọi là “tam tài”.

Có thể thấy, Thần đặt con người ngang hàng với thiên và địa, không một chủng loài nào trong trời đất có được vị trí cao như con người. Vạn sự vạn vật trong trời đất đều vì con người mà tồn tại, con người là những sinh mệnh có linh tính nhất trong vạn vật trong Trời Đất. Con người vì sao được Thần quan tâm như vậy?

3. Phản bổn quy chân, giác ngộ quan trong văn hóa Thần truyền – Bối cảnh sản sinh chữ Hán mang ý nghĩa tu luyện

Sau khi Sáng Thế Chủ khai sáng vũ trụ, Thần dựa theo hình dáng của bản thân mình mà sáng tạo ra con người, lại còn ban cho con người chủ nguyên thần, bởi vậy mà bản tính của con người chính là giống với Thần, là mang đặc tính mỹ hảo của Thần như trung thực, thiện lương, khoan dung, nhẫn nhịn. Bản tính Chân – Thiện – Nhẫn này đến từ Sáng Thế Chủ,

“Thiên thể, vũ trụ, sinh mệnh, cũng như vạn sự vạn vật là do Đại Pháp của vũ trụ khai sáng; sinh mệnh nào rời xa khỏi Ông thì đúng là bại hoại; người thế gian nào có thể phù hợp với Ông thì đúng là người tốt, đồng thời sẽ mang đến thiện báo và phúc thọ; làm người tu luyện, mà đồng hoá với Ông thì chư vị chính là bậc đắc Đạo: Thần.” [2]

Con người có thân thể vật chất, có chủ nguyên thần làm chủ tể thân thể giúp con người sống dậy, vậy con người làm thế nào biết được nên “sống ra sao” mới phù hợp đặc tính tối cao Chân – Thiện – Nhẫn của vũ trụ đây? Đối với con người mà nói thì đặc tính Chân – Thiện – Nhẫn có nội hàm cụ thể gì?

Tương truyền sau khi tạo ra con người, Thần còn quy phạm cho con người những hành vi cần có, điều gì có thể làm, điều gì không thể làm, nói cách khác Thần còn đặt ra quy phạm cho con người những tư tưởng và hành vi nào mới là phù hợp với đặc tính vũ trụ Chân – Thiện – Nhẫn. Truyền thuyết kể lại rằng, Nữ Oa đã đặt ra quy phạm về hôn nhân của con người, sau này vào thời thượng cổ nhiều vị Thần đã hạ thế đặt định ra các quy phạm khác, như Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế…, cho đến về sau Lão Tử truyền đạo tu luyện cho con người, Khổng Tử truyền đạo trung dung làm người. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài Thần đã vì con người mà đặt định ra tất cả các tư tưởng mà con người nên có, và điều mà nó thể hiện ra là nhân tính, đây là Đạo làm người mà Thần đã an bài một cách có hệ thống cho con người. Đạo tức an bài của Thần, Đạo gia gọi là Đạo, Phật gia gọi là Pháp.

Thần khai sáng tương lai cho con người, đồng thời cũng cho con người quyền tự do lựa chọn, còn cuối cùng sinh mệnh con người sẽ đi theo hướng nào, thì con người cần tự mình lựa chọn và nắm giữ.

An bài của Thần cho con người là tốt đẹp, toàn thiện toàn mỹ, nhưng vì tâm tính, hành vi và ý chí tự chủ của con người khác nhau, nên con người có thể sẽ lệch khỏi đặc tính Chân – Thiện – Nhẫn của vũ trụ, thậm chí còn phạm tội đối với Thần. Lúc này con người sẽ đối mặt với nguy hiểm, con người cần phải trở lại trạng thái bản nguyên Chân – Thiện – Nhẫn; khi nhân tính suy đồi đến mức không thể coi là người nữa, chính là lúc ma tính của con người gia tăng, ma tính sinh ra rồi thì sẽ bị quy luật của vũ trụ ước chế, phải đối mặt với số phận bị giải thể vì đã “lệch khỏi quỹ đạo” vận hành của vũ trụ. Đây là do thiên Đạo, quy luật “thuận thiên tắc sinh, nghịch thiên tắc vong” của vũ trụ quyết định, không liên quan tới quan niệm “mê tín” mà người hiện đại vẫn nói.

Sản sinh ra thiên, địa, nhân, Thần rồi, thì trong vũ trụ cũng có tầng thứ, thể hiện ở trình tự, vạn vật trong vũ trụ đều có vị trí của mình, đây là thể hiện của thiên Đạo, việc chúng sinh tuân theo thiên đạo thể hiện ở Đức. Vũ trụ là tròn (toàn vẹn), sự vận hành của nó là có tính chu kỳ tuần hoàn, đặc tính Chân – Thiện – Nhẫn của vũ trụ viên dung bất phá cũng là tròn (toàn vẹn), tốt đẹp; dưới thiên Đạo có phương pháp (pháp hình vuông – phương nghĩa là vuông), con người hành sự có thể là không thể được (tròn) toàn vẹn như vậy, vì thế trời tròn đất vuông cũng có thể có nội hàm như vậy.

Vũ trụ quay theo chiều kim đồng hồ là chuyển động thuận, trời đất, các hành tinh cũng như vậy.

Chúng ta theo thói quen cho rằng vũ trụ và các hành tinh là các thể độc lập (hình bên phải), khi nhìn vũ trụ và tinh cầu thì thấy trên Bắc dưới Nam, Tây trái Đông phải, chúng ta đều đứng từ giác độ này mà nhìn vũ trụ, coi mình là người ngoài cuộc không quan hệ gì với thiên địa vũ trụ. Kết quả là con người tách biệt với vũ trụ, đối với con người thì vũ trụ là chuyển động ngược, con người đều tồn tại một cách bị động đối với hết thảy mọi thứ trong vũ trụ, vậy con người làm sao có thể nắm giữ vận mệnh của bản thân mình đây?

Trên thực tế, con người ở vị trí trung tâm trong trời đất (hình bên trái). Con người trong nhận thức cần phải đặt mình ở vị trí trung gian, đồng tâm với thiên địa vũ trụ, ngồi ở hướng Bắc thì trước mặt là hướng Nam, bên trái là hướng Đông, bên phải là hướng Tây, con người là trung tâm chủ thể của thiên địa vũ trụ, giống như đế vương ngồi trong thiên hạ. Người Trung Quốc truyền thống giảng “Thiên nhân tương ứng, thiên nhân hợp nhất”, con người cần sắp đặt cho chính vị trí của mình trong thiên địa vũ trụ, vậy mới có thể nhận thức đúng đắn quan hệ của con người với thiên địa vũ trụ. Con người và vũ trụ là một chỉnh thể hoàn chỉnh, nếu như con người và thiên địa vũ trụ hòa làm một thể thống nhất, thì chẳng phải mọi chuyện đều thuận ý trời, thông suốt không có trở ngại sao? Trong hệ Mặt Trời, vũ trụ quan thiên nhân hợp nhất chính là coi Mặt Trời là vĩnh hằng bất biến, Trái Đất mà con người là trung tâm, xoay quanh Mặt Trời theo chiều thuận (ngược chiều kim đồng hồ), đồng thời Trái Đất cũng tự chuyển động theo chiều thuận, điều này phù hợp quan hệ tôn ti chính phụ của tầng thứ hướng dọc trong cõi trời và người, là “tiên tha hậu ngã, cho đến vô tư vô ngã”.

Vũ trụ quan thiên nhân phân ly (trời và người tách biệt) nhìn nhận rằng Trái Đất tự chuyển động ngược (chiều kim đồng hồ), và cũng xoay quanh Mặt Trời ngược (chiều kim đồng hồ), con người đặt mình ra ngoài thể hệ thiên địa vũ trụ, muốn gì làm nấy, cắt đứt quan hệ giữa thiên địa nhân Thần, lấy tự ngã làm trung tâm, là quan hệ theo bề mặt chiều ngang, đối lập phản loạn vị tư vị ngã, đi ngược với thiên Đạo, đương nhiên không phải là chánh kiến (quan niệm đúng đắn). So với vũ trụ quan thiên nhân hợp nhất thì khác nhau rất nhiều, đó là do cơ điểm xuất phát của tâm tính khác nhau, biểu hiện của tâm tính khác nhau, cho nên bản chất của chúng hoàn toàn khác nhau. Sau đây, chúng tôi đều dựa trên quan điểm “thiên nhân hợp nhất” mà nói về quy luật trong vũ trụ, quy luật giải mã trong chữ Hán.

Con người ở trong trời đất, chung quanh có bốn phương tám hướng, thêm trên dưới nữa thì chính là thế giới thập phương mà Phật gia nói. Con người không phải lúc nào cũng ở đúng vị trí chính giữa, trong quan hệ xã hội nhân loại con người có thể ở vị trí cao, cũng có thể ở vị trí thấp; hành động của con người có lẽ là công minh không sai lệch, cũng có lẽ là không phải thì trái; ý chí của con người có lúc phù hợp với thiên đạo, cũng có lúc trái với thiên đạo mà không tự biết. Con người có thần tính và ma tính, con người khi có đầy đủ thần tính mà thăng hoa, thì sẽ đến gần với Thần hơn và được Thần bảo hộ.

Khi ở trong mê, nếu người nào có thể hiểu được rằng Thần tạo ra vũ trụ và con người, nhận thức được sự tồn tại của quy luật vũ trụ (Đạo gia gọi là Đạo, Phật gia gọi là Pháp), đồng hóa với đặc tính tối cao của vũ trụ Chân-Thiện-Nhẫn từ đó mà thăng hoa, thì người đó chính là một sinh mệnh đã giác ngộ.

Nếu như chỉ nhìn ở tầng thứ thế gian này thì tư tưởng nhận thức của con người có thể sẽ tùy theo biến hóa của thế gian mà biến hóa, theo dòng đời xô đẩy mà từ từ mất đi tiêu chuẩn đạo đức ban đầu và trở nên biến dị. Khi con người đang đi chệch đường mà có thể kịp thời tỉnh ngộ, tu luyện bản thân phản bổn quy chân, thì điều này vô cùng trọng yếu.

Con người xuất phát từ nơi của Thần, cũng giống như đứa trẻ rời nhà lưu lạc nơi thế gian vẫn muốn trở về bên cha mẹ, tu luyện viên mãn mà quay về với Thần, đây là con đường đưa con người từ thế gian thăng hoa về trời, do vậy phản bổn quy chân mới là mục đích và chốn đi về thực sự của con người. Tín Thần, phản bổn quy chân, thông qua quá trình 5000 năm văn minh, Thần đã dung nhập nội hàm tư tưởng này vào trong chữ Hán, và truyền cho con người, để con người có cơ hội thông qua chữ Hán mà nhận thức Đại Pháp vũ trụ, từ đó giác ngộ và tu luyện trở về nơi của Thần.

Điều mà nội hàm thần tính của chữ Hán xây dựng lên chính là con đường giúp con người thông với Thần, thể hiện an bài của Thần, thể hiện rằng thiên Đạo cũng tức là Phật Pháp, dẫn dắt con người từ quá khứ đi đến hiện tại và tương lai. Chữ Hán đã trở thành sợi dây ràng buộc giữa người và Thần, ở phần sau chúng ta sẽ từng bước từ nông cạn tới thâm sâu tiết lộ cho độc giả mật mã Thần tính của chữ Hán. Chúng ta hãy xem, Thần vì con người khai sáng hết thảy mọi thứ trong vũ trụ, lại nói cho con người đạo lý nhân Thần thiên địa vũ trụ, nhưng Thần không hề cưỡng chế con người phải làm thế nào. Con người từ đâu đến và sẽ đi về đâu, tất cả còn phải xem ý nguyện và lựa chọn của bản thân con người, đây là câu hỏi mà rất nhiều bậc cha mẹ đều không trả lời được.

Khảo cổ chữ Hán: Giáp cốt văn / Kim văn / Sở hệ giản bạch / Thuyết văn / Tần hệ giản độc / Khải thư / Giản thể

Chữ Thần (神) gồm chữ Thị (礻) và chữ Thân (申) Chữ Thị (礻) đồng nghĩa với chữ Thị (示). Chữ Thị (示) được tạo nên bởi chữ Nhị (二) và chữ Tiểu (小). Nhị (二) tượng trưng cho thiên địa được phân tách từ âm dương, dương thượng âm hạ, dương là đặc tính tụ hợp mà sinh, âm là đặc tính phân tách mà tử. Còn chữ Tiểu (小) ở tầng thấp nhất phân tách ra, nét chấm tượng trưng cho bản chất con người – thần tính hoặc nguyên thần, nét chấm bên trái được nét sổ hất lên thể hiện được cứu độ, còn chấm bên phải là ở trên vị trí thứ 8 (của lạc thư), vị trí diệt trong vũ trụ, vậy nên sẽ bị đào thải. Chữ Thị (示) chính là nói cho chúng ta biết, trong vũ trụ sinh mệnh mà đi xuống tầng thứ thấp chính là đang bại hoại. Đến tầng thứ thấp nhất, vào lúc tối hậu Thần sẽ hạ thế độ nhân, sinh mệnh phân ra thiện ác tốt xấu, sinh mệnh tốt sẽ được cứu độ, sinh mệnh xấu sẽ bị đào thải.

Chữ Thân (申) theo chữ kim văn thời kỳ đầu và Sở hệ giản bạch là một thái cực đồ được đơn giản hóa, biểu tượng âm dương thái cực xoay tròn. Chữ Thân (申) theo khải thư gồm chữ Vi (囗) tượng trưng cho vũ trụ, chữ Nhất (一) tượng trưng cho thái cực thuần dương, chữ Cổn (丨) tượng trưng cho dương (sinh mệnh chính diện), từ con đường chính đạo ở giữa vũ trụ mà hướng thượng thăng hoa.

Chữ Thần đã triển hiện cho con người quy luật biến hóa âm dương của thiên đạo trong vũ trụ, đặc biệt là thiên cơ cuối cùng liên quan đến lịch sử vũ trụ, nó còn chỉ cho con người con đường đề cao tầng thứ cảnh giới trong vũ trụ, cũng chính là nói cho con người biết tu luyện là gì, làm thế nào để tu luyện. Sinh mệnh như vậy tức là Thần.

Nội hàm thần tính trong từng nét chữ Hán cũng có nguồn gốc văn hóa Thần truyền rất thâm sâu, trong phần sau chúng tôi sẽ từng bước chỉ rõ cho độc giả.

(Còn tiếp)

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/267516

 

Chú thích:

[1] Tác phẩm “Giảng Pháp tại Pháp hội Châu Âu” của Đại sư Lý Hồng Chí

[2] Tác phẩm “Luận Ngữ” “Chuyển Pháp Luân” của Đại sư Lý Hồng Chí