Khi có thành tựu, chứng thực Pháp không phải chứng thực bản thân

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại đại lục

[ChanhKien.org]

Trong tu luyện khi có thành tựu gì, tự nhiên tôi sẽ nghĩ rằng đó là kết quả mà Sư phụ giúp đỡ, là công lao của Sư phụ, không phải bản thân có bản sự như thế nào. Nhưng, khi không chú ý, cũng có thể xuất hiện hiện tượng chứng thực bản thân, đặc biệt là những chuyện nhỏ, rất dễ bị bỏ qua.

Trước Tết, tôi đến nhà một đồng tu, vị ấy nói với tôi: “Bảo mẫu trong nhà dự định nghỉ làm, báo tôi tìm người khác nhưng tôi không thể tìm được người thích hợp ngay”. Đồng tu thể hiện một chút lo lắng. Vị bảo mẫu này cũng là đồng tu, nói ít, làm nhiều nên đồng tu chủ nhà rất hài lòng. Tôi nói: “Để tôi giúp bạn khuyên nhủ, xem có thể giữ bảo mẫu lại không?”. Do đó, tôi đã dành thời gian để chia sẻ suy nghĩ của bản thân với bảo mẫu, hy vọng có thể giữ bà lại.

Sau Tết, khi tôi đến nhà đồng tu, vị bảo mẫu đã không rời đi mà ở lại. Đồng tu khẽ hỏi tôi: “Đó có phải kết quả mà bạn đã khuyên nhủ không?”. Tôi nói: “Đúng vậy”, trong lòng tôi rất vui, cứ như thể tôi đã vì đồng tu mà giải quyết giúp cô ấy một việc khẩn cấp vậy. Nhưng sau khi về nhà, tôi lại nhớ lại việc này mấy lần, đây vốn dĩ là chuyện rất nhỏ, đều đã qua rồi, vì sao nó cứ luẩn quẩn trong đầu của tôi?

Tôi đã sai ở đâu? Tôi suy ngẫm lại một lần nữa và đột nhiên ngộ ra: Tôi đang chứng thực bản thân, không phải chứng thực Sư phụ và Đại Pháp. Mỗi đệ tử Đại Pháp đều là Sư phụ an bài, ai nên vứt bỏ tâm gì? Ai nên đề cao? Ai ở hoàn cảnh tu luyện nào,…. đều được an bài rất chi tiết. Đồng tu bảo mẫu có thể ở lại, trên bề mặt là do tôi nói mấy câu, khuyên nhủ một chút, nhưng thực tế là Sư phụ an bài, Sư phụ đã giữ đồng tu ở lại, tôi chỉ làm ở bề mặt, tôi nào có bản sự đó? Nào có năng lực đi an bài cho người khác?

Khi tôi nghĩ như thế, đột nhiên nhận ra rất nhiều nhân tâm:

Một là: Tham lam, coi công lao của Sư phụ như của bản thân: Đệ tử Đại Pháp làm bất kể việc gì, bất kể là việc lớn hay nhỏ, thành tích là của Sư phụ, là Sư phụ thành tựu đệ tử, giúp đệ tử, đó là căn bản. Nếu không có Sư phụ, chúng ta có thể làm được gì? Có thành tích thì cũng không tự nhận về mình, nhất định phải dưỡng thành thói quen: Ở bất kể tình huống nào, thì điều chúng ta chứng thực là Sư phụ và Đại Pháp, đừng đặt bản thân lên trước. Người tu luyện giúp người khác và làm nên việc gì, đều là Sư phụ an bài, đừng kết toán nhầm (đừng tính công một cách sai lầm), nếu không, như vậy cũng khác gì cựu thế lực?

Hai là: Tâm hiển thị và tâm hoan hỷ: Việc không nằm ở lớn hay nhỏ, khi trong tâm có cảm giác hưng phấn, cho dù là một chút, thì đều là đang hiển lộ tự ngã, chủng tâm bất thuần này rất dễ bị trượt xuống.

Tôi lại nghĩ đến trước đây, có rất nhiều việc tôi làm đều là đang chứng thực bản thân, ví dụ như: Khi ai đó khen tôi làm việc nào đó tốt như thế nào, thì trong tâm tôi liền có những cảm giác khác nhau, giúp người khác chút gì đó, hoặc là khi phối hợp khởi tác dụng, tâm tôi liền rạo rực lên: ”họ đang nhìn mình phải không?”. Khi giảng chân tướng mà đối phương nói lời cảm ơn, trong tâm tôi liền cảm thấy vui sướng, chứ không phải là lập tức nói với đối phương: “Bạn không cần cảm tạ tôi, hãy cảm tạ Sư phụ của tôi, cảm tạ Đại Pháp”. Đặt bản thân lên trước hay Sư phụ lên trước, đây chính là vấn đề cơ bản.

Sau khi nhận thức được điểm này, tôi đã chia sẻ với các đồng tu trong nhóm nhỏ học Pháp rằng mình đã sai.

Cuối cùng, tôi xin chia sẻ với các đồng tu một đoạn Pháp của Sư phụ để cùng nhau nỗ lực tinh tấn:

“Kỳ thực ấy là Pháp đã độ nhân, làm việc ấy là chỉ có Sư phụ, chư vị chỉ là dẫn dắt người có duyên đến đắc Pháp, còn có thể thật sự độ được không thì còn phải xem người ấy có thể tu viên mãn hay không thì mới định ra được. Nhất định phải nhớ kỹ: dẫu cố ý hay là vô ý mà nói phóng đại thế thì cả Phật cũng giật mình, đừng tạo chướng ngại cho tu luyện của chính mình, cần phải tu khẩu về phương diện này, mong mọi người đều minh bạch”. (Đừng phát biểu bừa bãi, Tinh tấn yếu chỉ )

Trên đây là một chút cảm ngộ của tôi.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/274199