Chính Pháp chi hành (33): Tìm cán bộ trại lao động cưỡng bức để nói chuyện

Tác giả: Văn Thiện

[ChanhKien.org]

(11) Tìm cán bộ trại lao động cưỡng bức để nói chuyện

Vào một ngày tháng 3, trong hành lang có tiếng gào thét của Tiểu Lý (20 tuổi) ở phòng số 3: Đánh người rồi! Đánh người rồi! Chúng tôi chạy tới trước bức tường kính thì thấy đại đội trưởng Trương cũng đến. Ông ta đến bên Tiểu Lý, không hỏi sự tình mà đã khiển trách cô. Một lát sau, người trông giữ tôi từ bên cạnh Tiểu Lý bước ra. Tôi hỏi cô ta: Có phải các cô đã đánh Tiểu Lý? Cô ta nói không ai đánh cả, chỉ đẩy một cái thôi. Tôi vừa nghe liền biết họ nói dối, bởi Tiểu Lý không biết nói dối. Một lát sau, đến giờ xuống lầu hoạt động tự do, tôi tìm cơ hội đến cạnh Tiểu Lý, hỏi cô ấy vừa rồi bị đánh phải không. Cô ấy nói phải. Tôi lại hỏi: Bị đánh chỗ nào? Cô ấy nói: Họ đã bạt tai tôi. Vừa hỏi đến đây, hai kẻ trông giữ chúng tôi liền chạy tới, đẩy tôi sang một bên. Sau khi trở về, tôi nghĩ tuyệt đối không thể để họ đánh người được nữa. Đợi khi cán bộ đến thăm, tôi cần phải nói chuyện với họ.

Vài ngày sau, có người nói cảnh sát trưởng Tô Cảnh đã trở về sau khi đi các nơi trên toàn quốc để báo cáo, và ông ấy sẽ đến các phòng giam “thăm” chúng tôi. Tôi nghĩ: Chính là ông ta. Lúc này trong tâm tôi đột nhiên có chút sợ hãi. Nhưng tôi nhanh chóng chuyển niệm: vứt bỏ được sinh tử là Thần, không vứt bỏ được sinh tử là người. Sau khi tôi nhẩm lại Pháp của Sư phụ, cảm giác sợ hãi liền biến mất. Tối hôm sau, khi Tô Cảnh đến phòng giam của chúng tôi, tôi đã đứng ở cửa. Tô Cảnh đưa tay ra để bắt tay tôi, tôi nhân cơ hội này, nói một cách kiên định và tường hòa: Tôi có một vấn đề muốn hỏi ông. Nhìn thấy tôi đeo thẻ xanh, ông ấy liền nói: Có cơ hội tôi sẽ tìm chị. Tôi nói: Được.

Ngày hôm sau, đồn trưởng Vương ở lầu trên tìm tôi nói chuyện. Tôi vừa đi vừa điều chỉnh tâm thái của mình, tôi nghĩ: Tâm thái tường hòa, trái tim từ bi, tôi cần dùng lực lượng của thiện để làm tà ác tiêu tan. Đến văn phòng của đồn trưởng Vương ở lầu ba, cô ấy liền hỏi tôi muốn nói chuyện gì. Tôi dùng những lời lẽ ôn hòa nhất, mỉm cười đề xuất từng vấn đề. Trường năng lượng tường hòa của tôi khiến một người bình thường vốn hung ác như cô ấy cũng trở nên rất ôn hòa. Tôi hỏi cô ấy: Vì sao đến giờ vẫn còn đánh người? Cảnh sát các cô chấp pháp nhưng lại phạm pháp. Tiểu Lý bị đánh, đội trưởng không dạy dỗ kẻ đánh người, mà lại mắng người bị đánh. Tôi thật lo lắng cho Mã Tam Gia, không chừng những người được thả kia sau này bị bắt vào đây không phải vì luyện Pháp Luân Công, mà là vì đánh người. Tại sao các cô lại bồi dưỡng từng nhóm từng nhóm côn đồ cho xã hội vậy nhỉ? Đồn trưởng Vương nghe xong không nói được gì. Tôi lại hỏi: “Tại sao trong cuộc họp hàng nghìn người, các cô lại để cho người bị chuyển hóa làm nhân chứng giả, nói Mã Tam Gia không đánh người, vậy thì vết thương trên chân tôi hiện nay các cô giải thích sao đây?” Cô ấy nghe xong hoảng sợ, vội nói: Còn ai khác biết vết thương của chị không? Tôi nói họ đều biết cả rồi. Cô ấy nói: Chị có thể bảo đảm sau này không nói nữa không? Tôi nói không thể, đã đánh tôi thành ra thế này, tôi làm sao không nói được chứ? Các cô không những đánh người mà còn nói dối công khai.

Tôi nói tiếp: Ngoài ra, tôi còn muốn hỏi cô một vấn đề nữa, tại sao buổi trưa hôm đó có người đến thăm, cô lại đưa những người kiên định chúng tôi đi nơi khác? Đồn trưởng biện giải: Chỉ là muốn các chị đi xem phim thôi, không có ý gì khác. Thấy cô ấy vẫn còn che giấu sự thật, tôi nói: Buổi sáng hôm đó khi phân đội chúng tôi tập trung, đội trưởng đến lôi những người chưa chuyển hóa chúng tôi ra ngoài, lúc đó tôi không thể im lặng được nữa liền lớn giọng nói: “Cô hãy dừng tay! Hành động của cô với chúng tôi sẽ tổn hại đến hình ảnh của nhân viên cảnh sát”. Khi tôi hỏi xong các vấn đề, đồn trưởng liền bắt tay tôi nói: “Chị yên tâm nhé, lát tôi sẽ mở cuộc họp tuyên bố kỷ luật”. Tôi nói: Được thôi, rồi sau đó trở về phòng số 1. Chỉ trong chốc lát, có người gọi tổ trưởng của phân đội chúng tôi đi, một lát sau cô ta quay lại triệu tập tất cả những kẻ phản đồ đi họp. Khi những người này đều đi cả rồi, người tổ trưởng kia nói nhỏ với tôi: Đồn trưởng đã sốt ruột lo lắng rồi. Đến tối, đồn trưởng sẽ chuyển những kẻ đánh người đi nơi khác.

(12) Tà ác hạ thủ nhắm vào tâm chấp trước của học viên

Mỗi ngày tôi đều học thuộc Pháp, đề cao tâm tính. Phân đội nơi chúng tôi bị bắt giam ngày trước đánh người vô cùng tàn độc, thủ đoạn dối trá cũng nhiều, khiến nhiều người làm trái với lương tâm mà thỏa hiệp. Sau tháng 12, khoảng 20 người quay trở lại con đường chân chính. Tuy nhiên, những người đã chủ động tà ngộ dưới tình huống không có áp lực thì rất khó minh bạch quay trở lại. Đặc biệt là trong trường tà ác này.

Tà ác thường hạ thủ nhắm vào những tâm chấp trước khó buông bỏ nhất của mỗi người tu luyện. Có một số người không suy xét vấn đề dựa trên Pháp, điều họ duy hộ là bản thân chứ không phải là Pháp. Họ mù quáng hướng nội tìm, không rõ ràng mình là đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp, không biết sứ mệnh của bản thân là gì. Họ cho rằng chỉ cần làm người tốt thì có thể viên dung Pháp. Nhưng điều họ viên dung không phải là Pháp, cho dù ngay cả Pháp ở tầng người thường này. Họ chỉ muốn làm một người tốt được người thường công nhận. Cảnh sát tà ác nói với những học viên này rằng: “Các chị liên tục lên Bắc Kinh gây thêm bao phiền phức? Các chị hãy hướng nội tìm.” Thế là có một số học viên bắt đầu hướng nội tìm, càng tìm càng thấy bản thân mình sai, và rồi thỏa hiệp dưới sự dẫn dụ của bọn phản đồ. Những người loại này là đi sai đường nhiều nhất.

Có người vì chấp trước vào đề cao và viên mãn của bản thân, cho rằng cần cắt đứt cái tình với Sư phụ, nếu không thì không thể đề cao và viên mãn, chỉ có vứt bỏ cái tình với Sư phụ mới có thể đề cao tầng thứ, những người rời xa Chân-Thiện-Nhẫn như thế cũng khá nhiều.

Có học viên không có tâm sợ hãi, không sợ bị đánh, không sợ cứng rắn thì tà ác liền bắt đầu dùng thủ đoạn mềm mỏng với họ. Khiến họ cảm thấy những kẻ phản đồ thiện như thế, tốt như thế, liền lơ là cảnh giác đối với bọn họ. Sau đó bắt đầu cảm thấy bọn họ nói có đạo lý mà quên đi Pháp của Sư phụ, bắt đầu tiếp nhận những lời lẽ tà ngộ.

Có học viên có tâm sợ hãi, sợ mạnh bạo. Như vậy, tà ác liền lợi dụng tâm sợ hãi để hù dọa, cứng rắn với người đó. Thế là họ sợ bản thân chịu đựng không nổi, từ đó làm trái với lương tâm mà thỏa hiệp.

Còn có người có tâm lý sùng bái, cảm thấy ai đó trước đây làm tốt ra sao khi chứng thực Pháp, hoặc ai đó rất nổi danh, cho rằng người ấy tu được tốt ngộ được đúng, liền nghe theo, quên mất phải dĩ Pháp vi Sư (lấy Pháp làm thầy).

Còn có người bản thân không ngộ được, người khác nói gì đều tin là thật. Tà ác bịa đặt nói Sư phụ vơ vét của cải, họ cũng tin là thật, đã giao bản thân cho kẻ khác rồi. Khi thấy nhiều người đều “chuyển hóa”, họ liền cho rằng thế là đúng.

Còn có người tâm hiển thị và tâm hoan hỷ rất nặng, rất dễ bị ma lợi dụng, cũng dễ tự tâm sinh ma. Tà ác nhìn thấy tâm này của họ, liền bắt đầu tán dương, rằng họ tu tốt ra sao. Họ nghe liền lâng lâng, cảm thấy người khác không bằng mình. Sau đó, họ bắt đầu cảm thấy những kẻ phản đồ nói rất có đạo lý, đều là những lời bản thân thích nghe, càng nghe càng lọt tai, càng nghe càng rời xa Đại Pháp, cuối cùng dẫn đến tà ngộ.

Có người không buông được tình thân quyến, không buông được gia đình, con cái, vì muốn về nhà sớm mà nhanh chóng thỏa hiệp.

Tà ác lợi dụng những người khác nhau, tâm chấp trước khác nhau, nhân tâm khác nhau, dùng phương thức khác nhau để hủy hoại mỗi người tu luyện. Kỳ thực về vấn đề này, Sư phụ đã giảng rõ trong Pháp, cũng giảng nhiều rồi. Nếu như thật sự có thể làm được dĩ Pháp vi Sư, thì sẽ không khó để nhìn ra, sẽ không bị lợi dụng, sẽ không bị tà ngộ.

Sư phụ giảng:

“Pháp có thể phá hết thảy chấp trước, Pháp có thể phá hết thảy tà ác, Pháp có thể phá trừ hết thảy lời dối trá, Pháp có thể kiên định chính niệm.” (Bài trừ can nhiễu, Tinh Tấn yếu chỉ II)

Khi tôi ở Mã Tam Gia thì họ đang xây nhà giam, họ muốn đưa tất cả học viên Pháp Luân Công tập trung vào một tòa nhà lớn. Bây giờ, nhà giam đã hoàn thành và tất cả đều tập trung ở tòa nhà đó. Tôi nghe nói cảnh sát phụ trách quản lý phân đội 4 của chúng tôi là Trương Tú Vinh, còn phân đội 2 là cảnh sát Khâu Bình. Hai người họ, một người đánh người vô cùng tàn nhẫn, thủ đoạn dối trá nhiều nhất, còn người kia được bình chọn là “lao động gương mẫu” của tỉnh. Khâu Bình cũng đã lừa dối thế giới trên chương trình Thời Không Phương Đông của CCTV, nói rằng họ tốt với chúng tôi như thế nào và không bao giờ đánh người. Tôi nhớ một hôm cảnh sát Khâu Bình đến cửa sổ phòng chúng tôi và hỏi Trâu Quế Vinh trước mặt mọi người rằng: “Tôi đối xử với chị có tốt không?” Trâu Quế Vinh trả lời: Không tốt. Lúc đó gương mặt Khâu Bình biến sắc, bắt đầu khiển trách bằng những lời khó nghe. Trong hai ngày cảnh sát Khâu Bình nói dối và bóp méo sự thật, Trâu Quế Vinh đã viết về trải nghiệm bị Khâu Bình tra tấn tàn khốc như sốc điện… để vạch trần trên mạng.

Ngày 19 tháng 4 năm 2001, đội trưởng gọi tôi thu dọn đồ đạc. Tôi sắp được đưa ra khỏi đây. Hầu như tất cả mọi người trong phòng đều khóc, kể cả những kẻ phản đồ đã đánh người tàn nhẫn nhất. Bởi vì bình thường cho dù họ có đối xử tệ bạc với tôi thế nào đi chăng nữa thì tôi cũng không oán không hận. Người trông giữ tôi từng đá tôi một cước, cũng đứng một bên và khóc. Học viên kiên định Vĩnh Lệ cũng khóc nức nở. Lúc này, viên đội trưởng cảnh sát lấy một tờ đơn và nói rằng tôi nợ trại cải tạo hơn 400 nhân dân tệ và các học viên kiên định sẽ phải trả tiền cho tôi. Tôi nói rằng các vị đừng làm cái việc hữu vi ấy, bởi tôi không có ý định trả khoản tiền này. Đây là giam giữ bất hợp pháp, không phải lỗi của tôi.

Trong 7 tháng ở Mã Tam Gia, tôi đã trải qua sự thống khổ như nung nấu ở địa ngục nhân gian, có thể đường đường chính chính bước qua, chính là nhờ vào tín tâm kiên định với Đại Pháp. Từ 4:00 giờ sáng mỗi ngày, tôi học thuộc Pháp cho đến khi đi ngủ, không dám buông lơi dù chỉ một chút, không dám rời khỏi Pháp dù chỉ một bước, vậy nên mới có thể kiên định vượt qua. Con xin cảm ân Sư phụ đã cho con Đại Pháp chí cao vô thượng, dẫn dắt con vượt qua vô số quan nạn.

(Còn tiếp)

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/22469