Thánh nhân hổ danh, thường nhân cầu danh, Pháp đồ vô danh

Tác giả: Lục Văn

[ChanhKien.org]

Vũ trụ đi từ thành trụ tới hoại diệt, tư tưởng của nhân loại cũng đang dần dần biến dị, con người đối với danh vọng, từ ban đầu không cầu báo đáp cho tới theo đuổi danh lợi, từ theo đuổi danh lợi đến ‘giết vợ cầu tướng’. Thậm chí anh hùng hào kiệt khi vào sinh ra tử, khi vì nước quên thân thì trong tâm cũng mong cầu được rạng danh hậu thế, vạn cổ lưu phương (lưu lại tiếng thơm muôn đời). Danh lợi như dây cương siết chặt cuối cùng sẽ ràng buộc chặt lấy con người, mà con người lại không nhận ra được, đây chính là do vũ trụ đang trong quá trình thành – trụ – hoại – diệt. Sự truy cầu của nhân loại đối với danh vọng dần dần trở nên biến dị, nếu không suy ngẫm kỹ càng, sâu xa thì con người khó mà ý thức được sự biến dị này.

Vào thời thượng cổ, Hứa Do nói: “Nghiêu muốn mời ta làm Tổng trưởng Cửu Châu, nhưng ta ghét nghe điều ấy, cho nên ta phải rửa tai”. Đây là câu chuyện Hứa Do rửa tai trong “Cao Sĩ truyện”, chân nhân Hứa Do vì danh mà thấy hổ thẹn. Bỉnh Cát triều Hán vì bảo vệ cháu trai của Hoàng Đế trong ngục, đã chống lại thánh chỉ, bất chấp nguy cơ bị chém đầu. Ông còn nhiều lần quyên tiền trị bệnh cho cháu của Hoàng Đế. Sau khi Hán Tuyên Đế lên ngôi, Bỉnh Cát không một lời nhắc đến công cứu mạng của mình. Ông thấy rằng cứu người vào lúc nguy nan là lẽ đương nhiên, cũng không nên mong cầu bất cứ điều gì. Vào thời nhà Hán, Bỉnh Cát là một người tốt không màng danh lợi.

Vào thời Chiến Quốc, Ngô Khởi người nước Vệ tới nước Lỗ học tập binh pháp, sau này phụ trách huấn luyện binh lính cho nước Lỗ. Thê tử của Ngô Khởi là người nước Tề. Vua nước Lỗ muốn phong Ngô Khởi làm tướng, nhưng lại lo rằng vợ Ngô Khởi là người nước Tề, e sợ ông không trung thành. Ngô Khởi nghe vậy đã giết vợ rồi đi bái kiến Quốc quân, để cầu được sự trọng dụng của nước Lỗ, sau đó được phong làm đại tướng (câu chuyện giải thích cho thành ngữ ‘giết vợ cầu tướng’ ở trên). Khi tâm danh lợi của con người phá vỡ giới tuyến đạo đức nhân luân, thì sẽ giết vợ cầu tướng, bán chủ cầu vinh, vì danh lợi mà không điều ác nào không làm. Đây là thời kỳ hoại – diệt của vũ trụ, tư tưởng con người cũng biến dị.

Vu Khiêm triều Minh có câu thơ như sau: “Thiên chùy vạn tạc xuất thâm sơn, liệt hỏa phần thiêu nhược đẳng nhàn. Phấn cốt toái thân toàn bất phạ, yếu lưu thanh bạch tại nhân gian”. (Dịch nghĩa: Trải qua ngàn vạn rìu búa đập nện mới lấy ra khỏi núi sâu, Lửa hừng hực thiêu đốt cũng coi chuyện rất bình thường. Cho dù xương tan thịt nát cũng chẳng mảy may sợ hãi, nguyện để lại một tấm thân thanh bạch ở nhân gian) (*). Thanh bạch ở đây, chính là cái danh thanh bạch. Cũng chính là nói, cho dù là anh hùng hào kiệt, hoàn toàn buông bỏ tính mạng của bản thân và gia đình, cũng không thể buông bỏ được cái tâm muốn lưu danh sử sách.

Lại nói về tu luyện. Tâm danh lợi trong tu luyện có thể biểu hiện là dương dương tự đắc khi được khen ngợi, thất vọng chán nản khi bị coi thường. Cũng có thể biểu hiện là muốn làm chuyện lớn, không muốn nghe người khác phê bình, chứng thực bản thân, già mồm át lẽ, khoe khoang thành tích.

Tôi từng nghe một câu chuyện kể về một nữ đồng tu lớn tuổi đã qua đời. Vị đồng tu này từng là phụ đạo viên (điều phối viên), cũng làm rất nhiều việc để chứng thực Đại Pháp, cứu độ chúng sinh. Nhưng bà ấy rất mạnh mẽ, không để người khác nói mình, rất giỏi biện bạch. Sau khi bà ấy xuất hiện trạng thái nghiệp bệnh, đồng tu khuyên bà nên hướng nội tìm, nhưng bà ấy không hướng nội tìm ở bản thân, lại còn trút hết ra sự bất mãn một cách quá khích, oán hận Đại Pháp và Sư phụ đã đối xử bất công với bà. Nói rằng, bà phó xuất nhiều như thế, làm nhiều như thế, làm tốt như thế, làm sao vẫn có bệnh, sao lại càng ngày càng nghiêm trọng. Đồng tu thấy bà đã tạo nghiệp trầm trọng, nên bảo bà xin lỗi Sư phụ, bà ấy kiên quyết không nhận sai. Sau đó, bà ấy đã qua đời trong sự phẫn uất, oán giận.

Nghe xong câu chuyện của bà, tôi vừa cảm thấy bi thương, vừa cảm thấy đau lòng, đồng thời cũng đối chiếu với Pháp, bắt đầu suy nghĩ lại một cách sâu sắc. Vốn việc cứu người không phải là để cầu danh. Sư phụ giảng:

“Bởi vì độ nhân không nói điều kiện, không tính công, không kể thưởng, cũng không kể danh tiếng; so với những nhân vật mẫu mực nơi người thường thì cao hơn hẳn; nó hoàn toàn phát xuất từ tâm từ bi.” (Chuyển Pháp Luân)

Sinh mệnh chúng ta là do Pháp tạo nên, năng lực là do Sư phụ ban cho, các đệ tử Đại Pháp chứng thực Pháp là việc không thể thoái thác, là việc cần phải làm. Như vậy, chúng ta làm được bao nhiêu việc Đại Pháp, đều không thể mang ra để dung túng tâm danh lợi của bản thân. Cứu người vô điều kiện là từ bi, cứu người có điều kiện chính là tư tâm, đó không phải là chân tu.

Tâm giữ thể diện có rất nhiều biểu hiện. Con người cần thể diện giống như cây cối cần vỏ, đây là quan niệm của người thường. Người thường đều xem trọng thể diện, đánh người không đánh vào mặt, vạch người không vạch khuyết điểm. Trong tu luyện, tâm giữ thể diện không tu bỏ được, tức là không muốn người khác phê bình mình, hễ nói liền không vui, hễ nói là nổi giận. Kỳ thực khi thể diện lớn, bao che khuyết điểm, tìm mọi cách để bào chữa, già mồm át lẽ, đó chẳng phải là tâm danh lợi bị kích động hay sao? Đó chẳng phải là duy hộ danh tiếng của bản thân hay sao? Người tu luyện chân chính nên vui vẻ khi nghe những điều đó. Khi tôi bị nói là vô dụng, khi tôi bị phê bình đầy tiêu cực, oan uổng, tôi cảm thấy mặt tôi đỏ phừng, tôi cố hết sức để giải thích, nhưng càng giải thích lại càng duy hộ danh lợi của bản thân, càng cách xa tiêu chuẩn của Pháp.

Biểu hiện của tranh công khoe khoang. Kỳ thực, khi chúng ta nghĩ hoặc nói về những điều chúng ta làm, khi chúng ta hy vọng người khác nhớ về những lúc bản thân phó xuất, khi chúng ta nói về những gì bản thân đã chịu đựng, đó chính là đang chứng thực bản thân. Tại sao lại là chứng thực bản thân? Tôi có thể không cần lợi ích, tôi có thể không cần hồi báo, nhưng tôi là muốn cho bạn biết những gì tôi đã phó xuất, công nhận sự chịu đựng của tôi. Mà sự công nhận này, trên bản chất cũng là thừa nhận danh tiếng.

Giới Chi Thôi thời Xuân Thu từng xẻ thịt để phụng dưỡng Trùng Nhĩ, nhưng sau khi Trùng Nhĩ trở thành Quân Vương, ông lặng lẽ rời đi. Giới Chi Thôi cho rằng Trùng Nhĩ lên ngôi là Thiên ý, không có quan hệ gì với mình, tranh công với Trời là không thể được. Bởi vậy đệ tử Đại Pháp chúng ta đừng vì đã làm được chút gì đó liền cảm thấy bản thân mình càng vất vả thì công lao càng lớn. Cứu người là Sư phụ, độ nhân là Đại Pháp, chúng ta không thể tranh công với Sư phụ và Đại Pháp.

Oán Trời trách người là cò kè mặc cả. Có đồng tu khi xuất hiện trạng thái nghiệp bệnh thì oán Trời trách người, trong tâm vô cùng bất bình. Theo cách nghĩ của cô ấy, cô ấy đã làm nhiều như thế, đã làm tốt như thế, thì cô ấy nên được báo đáp. Nhưng bây giờ cô ấy lại bách bệnh quấn thân, cô cảm thấy xấu hổ, mất mặt. Nhưng theo cựu thế lực mà xét, kể lể khó khăn để giãi bày tâm bất mãn thì chính là đang “mặc cả” với Sư phụ.

Kỳ thực, Đại Pháp và Sư phụ không nợ chúng ta bất cứ điều gì. Nỗi thống khổ của chúng ta đều là nghiệp lực của bản thân dẫn đến. Trước Đại Pháp và Sư phụ, chúng ta thật nhỏ bé, không đáng kể gì. Chúng ta cần dung luyện trong Đại Pháp, cần sự gia trì bảo hộ của Sư phụ. Nếu không thể dàn xếp cho chính mối quan hệ giữa bản thân và Sư phụ, mà lại oán giận Sư phụ, thì sẽ phạm phải tội lớn tày trời, tạo nghiệp chất chồng, làm thế nào khỏi bệnh được đây.

Việc trợ Sư cứu người là thần thánh và thù thắng, cũng không thể xen lẫn với bất kể danh, lợi, tình nào. Nếu trộn lẫn với bất kể tạp niệm tư tâm nào thì không những không cứu được người, mà còn có thể hại bản thân mình. Những tâm danh lợi ẩn tàng rất sâu, chúng ta phải luôn cảnh giác, phải dũng cảm đối mặt, phải triệt để thanh trừ chúng. Cần phải nhận thức rằng thời kỳ thành trụ của vũ trụ, bản chất của nhân loại thuần tịnh là không mưu cầu danh lợi, sau khi nhân loại biến dị, danh lợi trói buộc, ràng buộc chắc chắn con người, cũng kéo nhân loại đến cánh cổng địa ngục. Người tu luyện phải triệt để buông bỏ tâm danh lợi, quyết không thể trong chứng thực Pháp, cứu độ chúng sinh mà tăng trưởng tâm danh lợi. Vô luận là sáng tạo bao nhiêu, phó xuất bao nhiêu, chịu đựng bao nhiêu, đều không cảm thấy bản thân làm gì to tát cả, đó mới là uy đức chân chính.

Cuối cùng chúng ta hãy cùng nhẩm lại Pháp của Sư phụ, thanh lý tất cả những thứ bất thuần, quy chính tất cả những thứ biến dị.

“Danh là trở ngại lớn mạnh khiến không thể viên mãn” (Tinh Tấn Yếu Chỉ – Đại Pháp vĩnh viễn thuần khiết như kim cương)

“Chấp trước vào danh, sẽ hữu vi tà pháp, nếu danh nổi ở thế gian ắt khẩu thiện tâm ma, mê hoặc người ta và làm loạn Pháp.” (Tinh Tấn Yếu Chỉ – Người tu cần tránh)

“Vô danh vô lợi tâm vô tranh” (Hồng Ngâm IV – Vân Du)

Ghi chú:

(*) Bài thơ “Thạch hôi ngâm” (Vịnh đá vôi) của Vu Khiêm, một chính trị gia đời Minh. Nguồn tham khảo bản dịch: http://www.thivien.net/Vu-Khi%C3%AAm/Th%E1%BA%A1ch-h%C3%B4i-ng%C3%A2m/poem-kuCBy6PVnwELR44pNAdoDg

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/272113