Những chướng ngại cản trở việc hướng nội

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Nhật Bản

[ChanhKien.org]

Trong thời gian tu luyện gần đây, mặc dù tôi có thể hướng nội trong hầu hết các sự việc nhưng lại không tìm đến tận gốc rễ của vấn đề. Tôi thể ngộ rằng, chỉ khi tìm ra những chướng ngại cản trở việc hướng nội thì chúng ta mới có những bước đột phá trong tu luyện. Tôi cho rằng có ba trở ngại chính trong tu luyện khi chúng ta không hướng nội đủ:

1. Can nhiễu bởi cựu thế lực

Trong thời kỳ Chính Pháp, chúng ta thường coi những vấn đề gặp phải là can nhiễu của cựu thế lực, lấy đó làm cái cớ để không hướng nội tìm ở bản thân. Khi đối mặt với khảo nghiệm sinh tử, chúng ta chắc chắn sẽ phủ nhận an bài của cựu thế lực. Nhưng tại sao cựu thế lực có thể làm vậy? Chẳng phải là do chúng đã dùi vào sơ hở của chúng ta hay sao? Trong hoàn cảnh đó, chúng ta nên chân chính thực tu, tìm chỗ hữu lậu ở bản thân mình, từ đó đề cao và hóa giải ma nạn.

2. Dùng lý do duy hộ Pháp để bỏ qua việc hướng nội

Sư phụ huấn thị:

“Do vậy chư vị gặp phải ma nạn thì đó chính là cơ hội để chư vị đề cao; nếu chư vị có thể hướng bên trong mà tìm, thì đó chính là chư vị đang vượt qua cửa khó, cơ hội tiến nhập sang trạng thái mới. Tại sao không xét [vấn đề] như thế? Gặp ma nạn liền đẩy ra ngoài. Tôi từng giảng rồi, đừng ngại khi vì xuất hiện tranh luận về vấn đề liên quan với chư vị đang chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh, hoặc nghe những lời trái tai; [đó] đều là để chư vị đề cao; vì sự đề cao của chư vị là ở vị trí số một; không có sự đề cao của chư vị thì còn bàn gì đến điều gì khác nữa, cũng không nói được tới cứu độ chúng sinh.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2008)

Trong quá trình chứng thực Pháp, chúng ta luôn nghĩ rằng mình đang duy hộ Pháp. Nhưng tại sao đôi khi chúng ta lại tranh cãi với người khác? Bởi vì chúng ta khăng khăng rằng mình đúng. Khi làm vậy, chúng ta đã bỏ qua cơ hội hướng nội tìm mà không hề hay biết. Sẽ không thể tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề nếu cứ mãi mắc kẹt ở việc tranh luận đúng sai trên bề mặt. Bậc đắc Đạo đã đạt đến trạng thái tâm bất động, còn người chân tu thì luôn nhận thức được tầm quan trọng của việc hướng nội tìm bất cứ khi nào tâm còn động.

Sư phụ đã giảng:

“Chư vị biết chăng? Chừng nào chư vị là một người tu luyện, bất kể là ở hoàn cảnh hoặc bất kể tình huống nào, thì tất cả những việc rắc rối và không vui gặp phải, thậm chí cả công tác vì Đại Pháp nữa, dẫu chư vị nhận thức rằng đó là việc tốt đến mấy, việc thần thánh đến mấy, tôi thảy đều lợi dụng để trừ bỏ tâm chấp trước của chư vị, bộc lộ ma tính của chư vị, và trừ bỏ nó đi. Bởi vì sự đề cao của chư vị mới là chủ yếu bậc nhất.” (Nhận thức tiếp nữa, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

3. Bị cản trở bởi những quan niệm cố hữu

Sư phụ giảng:

“Chư vị có thể coi bản thân là một người tu luyện mà đối đãi không, mọi người hãy nhớ kỹ câu này của tôi: Chư vị thực sự có thể coi bản thân là một người tu luyện, chư vị gặp phải sự tình gì – rắc rối gì, việc khiến chư vị trong lòng không vui nào, bất kể trên bề mặt chư vị đúng hay không, chư vị đều phải tìm xem nguyên nhân của bản thân; có phải về những vấn đề này mình có cái động cơ ấy mà rất không dễ nhận ra là sai hay không? Nếu như người tu luyện mà chỉ là buông bỏ được trên bề mặt, nhưng khi bên trong nội tâm vẫn còn bảo thủ – cố chấp một thứ gì, cố chấp vào cái lợi ích bản chất nhất kia của chính chư vị mà không để người gây tổn hại, tôi bảo cho mọi người, đó là tu luyện giả! Nội tâm của chính chư vị mà không động, thì một bước chư vị cũng không thể đề cao nổi, đó là đánh lừa chính mình. Chỉ có là chư vị thực sự đề cao từ nội tâm, chư vị mới là đề cao thực sự. Cho nên mọi người nhất thiết phải nhớ kỹ điểm này, gặp phải bất cứ sự tình gì, rắc rối gì, chuyện không vui, hay xảy ra xung đột với ai, nhất định phải xem xét chính mình, tìm chính mình, thì chư vị có thể tìm được nguyên nhân khiến vấn đề không thể giải quyết được. Rất nhiều người trước kia khi làm khí công thịnh hành, cũng hiểu là trường của tự thân có thể ảnh hưởng ra bên ngoài, kỳ thực không phải là việc như thế, mà là vì bản thân chư vị không đúng, đi ngược lại với đặc tính của vũ trụ này, liền phát hiện hết thảy mọi thứ xung quanh đều không hiệp điệu với chư vị nữa, chính là cái quan hệ như thế. Chư vị tự mình hiệp điệu với nó rồi, tất cả đều thuận lợi, chính là như thế.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu [1998])

Những quan niệm cố hữu của con người đã khiến chúng ta không thể hướng nội. Trên thực tế, chấp trước của con người không phải là chân ngã của sinh mệnh. Nếu không thể tìm bên trong bản thân thì chúng ta đã thừa nhận an bài của cựu thế lực chứ không đi theo an bài của Sư phụ.

Chúng ta tu luyện Đại Pháp càng tốt thì càng ít phải đi đường vòng. Chúng ta cần nghiêm túc tìm kiếm và loại bỏ những suy nghĩ của người thường, đồng thời dùng chính niệm để suy xét đúng sai. Chỉ khi chiểu theo Chân – Thiện – Nhẫn, chúng ta mới có thể tránh đi đường vòng và tiến bước trên chính lộ để đến với tân vũ trụ.

Thể ngộ cá nhân xin vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì không phù hợp.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/271012

http://www.pureinsight.org/node/7665