Khám phá bí mật núi Thái Sơn (5): Cây tùng Vọng Nhân thông lên trời

Tác giả: Liên Lý Chi

[ChanhKien.org]

Cây tùng Vọng Nhân trên núi Thái Sơn

Đường từ Trung Thiên Môn đến Nam Thiên Môn men theo một con suối, nước suối hội tụ trên đỉnh Thái Sơn thành sông, gọi là Thông Thiên Hà. Bởi vì đỉnh núi Thái Sơn tượng trưng cho Thiên giới, cho nên con đường men theo Thông Thiên Hà đến Nam Thiên Môn cũng chính là tượng trưng cho con đường thông thiên. Từ Đảo Tam Bàn dọc theo Thông Thiên Hà đi lên thì đoạn đường dốc nhất, hiểm trở nhất chính là Thập Bát Bàn của Thái Sơn. Hai bờ Đông, Tây của Thông Thiên Hà là vách núi dựng đứng, cây tùng mọc rậm rạp, gọi là Đối Tùng Sơn. Dọc theo Thông Thiên Hà đi lên có các địa danh nổi bật là cầu Vân Bộ, cây tùng Ngũ Đại Phu, Tùng Môn, cây tùng Vọng Nhân, Thăng Tiên Phường và Thập Bát Bàn.

Ở phần trước, chúng tôi đã đề cập tới văn hóa Tần tùng, Hán bách, Đường hòe, văn hóa “Tần tùng” ở đây được triển hiện ra thông qua cây tùng Ngũ Đại Phu và cây tùng Vọng Nhân trên núi Đối Tùng Sơn. Văn hóa truyền thống Trung Quốc ban cho cây tùng nội hàm tượng trưng cho tu luyện, ngụ ý trường sinh, vì vậy cây tùng còn được gọi là Bất Lão tùng. Cây tùng thể hiện cho người tu luyện như thế nào? Đó chính là bộ “Công” (公) trong chữ “Tùng” (松) : “công” là vị công, vì người khác. Chính là nói rằng cây tùng là tượng trưng cho người tu hành, không chỉ mong đề cao, viên mãn cảnh giới sinh mệnh cá nhân, mà người tu hành còn phải có suy nghĩ vị “công”, vì người khác, đây là ý tứ nội hàm của bộ “Công” trong chữ “Tùng”. Làm thế nào thể hiện vị “công”, vì người khác? Chúng ta hãy xem xét cây tùng Ngũ Đại Phu trên núi Thái Sơn.

Cây tùng Ngũ Đại Phu trên núi Thái Sơn (Tần Tùng)

Cây tùng Ngũ Đại Phu chính là Tần Tùng. Tương truyền Tần Thủy Hoàng lên Thái Sơn tế trời đất, đi tới chỗ này thì đột ngột gặp mưa to, khi nước lũ chuẩn bị cuốn Tần Thủy Hoàng đi, trong tình thế cấp bách ông đã ôm lấy một cây tùng, bình an thoát khỏi nước lũ, sau đó ông đã phong cho cây tùng này chức Ngũ Đại Phu. Tư Mã Thiên ghi chép về sự kiện Tần Thủy Hoàng đi tế trời đất ở Thái Sơn như sau: “Mưa gió dữ dội, Tần Thuỷ Hoàng lánh dưới gốc cây, vì thế mà phong cây đó là Ngũ Đại Phu”. Ngũ Đại Phu là một chức quan thời Tần, vì cây tùng cứu giá có công mà được phong chức quan ấy. Hiển nhiên, “Tần Tùng” ở Thái Sơn đặt định nên văn hóa cứu người trong hồng thủy, cứu người trong đại nạn, hoàn toàn phù hợp ngụ ý nội hàm của chữ “Tùng”, nói cách khác, nội hàm vị “công” vì người khác của Tần Tùng là chỉ những người tu hành có thể cứu người trong hoạn nạn.

Mật mã thời gian của núi Thái Sơn là “lịch sử ngày nay”, chính là nói tất cả văn hóa Thái Sơn đều được đặt định để thể hiện “lịch sử ngày nay”. Như vậy ai là “Tần Tùng” trong lịch sử ngày nay? “Lịch sử ngày nay” chính là thời mạt Pháp mạt kiếp mà Phật giáo giảng, như vậy ai là người tu hành vị “công” vì người khác đang cứu người trong hoạn nạn hiện nay? Đó là đệ tử tu luyện Pháp Luân Công, là đệ tử tu luyện Pháp Luân Công khuyên “Tam thoái” được triển hiện ra ở Đảo Tam Bàn của Trung Thiên Môn. Như vậy mối liên hệ nội tại của cây tùng Ngũ Đại Phu và Đảo Tam Bàn chính là: người tu hành giống như cây tùng Ngũ Đại Phu cứu người trong hoạn nạn, chính là người giảng chân tướng khuyên “Tam thoái” mà Đảo Tam Bàn diễn giải, cho nên đệ tử Pháp Luân Công giảng chân tướng, khuyên “Tam thoái” thực chất là để cứu người trong đại nạn. Như vậy chân tướng mà đệ tử Pháp Luân Công cứu người cũng chính là Trảm Vân Kiếm ở Đảo Tam Bàn, chính là Tùng Mộc Kiếm của Vân Trung Tử. Đối mặt với cuộc bức hại của Trung Cộng, đệ tử Pháp Luân Công mạo hiểm mất đi tất cả mọi thứ của bản thân, thậm chí mạo hiểm sinh mạng đi giảng chân tướng, khuyên Tam thoái, chính là nghĩa cử cao đẹp vị “công” vì người khác. Cũng chính là nói rằng, Tần Tùng Thái Sơn tượng trưng chính cho đệ tử tu luyện Pháp Luân Công cứu người trong nạn, đây chính là ngụ ý nội hàm của Tần Tùng Thái Sơn. Nội hàm Tần Tùng tượng trưng cho đệ tử tu luyện Pháp Luân Công còn được thể hiện ở cầu Vân Bộ.

Cầu Vân Bộ trên núi Thái Sơn

Hai bên bờ sông Thông Thiên Hà là Đối Tùng Sơn, cây cầu đá bắc qua Thông Thiên Hà, nối liền vách núi phía Đông và phía Tây Đối Tùng Sơn chính là cầu Vân Bộ. Cầu Vân Bộ tượng trưng cho cây cầu Internet trong không trung mà đệ tử Pháp Luân Công ở phương Đông và phương Tây tạo nên để giảng chân tướng. Khi Trung Cộng trấn áp, bức hại đệ tử Pháp Luân Công, đệ tử Pháp Luân Công toàn thế giới đại thể chia làm hai bộ phận là Trung Quốc đại lục và xã hội phương Tây, cũng chính là hai bộ phận Đông (trong nước) và Tây (quốc tế). Các thông tin bị Trung Cộng tiến hành phong tỏa nghiêm ngặt nhất là các tin tức đệ tử Pháp Luân Công vạch trần vụ “Tự thiêu Thiên An Môn”, tin tức bức hại đệ tử Pháp Luân Công và tin tức phê phán Trung Cộng bức hại Pháp Luân Công với quốc tế. Nhằm để cho người dân lý giải chân tướng, đệ tử Pháp Luân Công đã đột phá phong tỏa Internet của Trung Cộng, kiến lập cây cầu Internet kết nối đệ tử Pháp Luân Công hai đầu Đông Tây, thành lập mạng lưới truyền thông truyền bá chân tướng đến cho mọi người. Mây (vân) là thứ bay lơ lửng tại không trung, cầu Vân Bộ chính là cây cầu không trung. Nếu như chúng ta coi mạn Đông và mạn Tây của Đối Tùng Sơn tượng trưng cho đệ tử Pháp Luân Công ở phương Đông và phương Tây, như vậy thì cầu Vân Bộ nối liền mạn Đông và mạn Tây của Đối Tùng Sơn, không nghi ngờ gì chính là thể hiện tượng trưng của cây cầu Internet trong không trung, cây cầu mà đệ tử Pháp Luân Công phương Đông và phương Tây xây dựng. Cho nên, cây tùng Ngũ Đại Phu giải thích chính là: đệ tử tu luyện Pháp Luân Công đi con đường tu hành cứu người trong đại nạn; còn cầu Vân Bộ giải thích là: đệ tử Pháp Luân Công phương Đông và phương Tây trên toàn thế giới phối hợp với nhau để giảng chân tướng cứu người. Tiếp theo, chúng ta xem xét cây tùng Vọng Nhân.

Ở trên vách đá phía Tây của cây tùng Ngũ Đại Phu, là cây tùng Vọng Nhân biểu tượng của núi Thái Sơn. Cây tùng Vọng Nhân nằm ngả về trước, cành dài vươn ra, tựa như tha thiết vẫy gọi người dưới chân núi. Tương truyền, rất lâu về trước, nơi đây có một cặp vợ chồng thích làm việc thiện. Một lần họ cứu người thợ trồng hoa bị thương trong núi, người thợ trồng hoa tặng cho họ hạt giống hoa, cặp vợ chồng này đem hạt giống gieo khắp núi, năm sau toàn bộ núi Thái Sơn tràn đầy hương hoa. Còn có một lần họ tiếp tế thợ đá trong núi, sau đó nội trong một đêm thợ đá đã tạc thông đường lên núi. Tận mắt thấy thần thông kỳ nghệ của thợ trồng hoa, thợ đá, người chồng dứt khoát xuống núi học nghệ, người vợ ở lại ngày đêm trông ngóng chồng trở về. Về sau, chỗ người vợ đứng đợi mọc ra gốc cây tùng, đây là sự tích cây tùng Vọng Nhân trên núi Thái Sơn.

Cây tùng Vọng Nhân là biểu tượng của núi Thái Sơn. Kỳ thực cây tùng Vọng Nhân ở Thái Sơn và các sự tích lưu truyền về nó đều ẩn chứa một thiên cơ cực cao, ẩn chứa đạo lý Phật Pháp của Pháp Luân Đại Pháp, đó chính là: ngôi nhà thực sự của thế nhân là ở trên trời, hoặc cũng có thể nói chân nguyện sinh mệnh của mỗi người ở “lịch sử ngày nay” là trở về ngôi nhà thực sự trên trời của mình, chỉ là con người ở trong mê không biết được điều đó. Tức là: Cổn cổn hồng trần thế gian mê, Mang mang lục lục bất thức kỷ, Vạn cổ nhân sinh đẳng kim triêu, Há sơn học nghệ đăng thiên thê. (Tạm dịch: Hồng trần cuồn cuộn thế gian mê, bận bận bịu bịu không nhận ra bản thân, nhân sinh vạn cổ là để chờ hôm nay, xuống núi học nghệ leo lên chiếc thang về trời).

Ở phần trước, chúng tôi đã đề cập tới văn hóa tam giới gồm thiên giới, nhân giới, địa phủ của Thái An. Từ Hồng Môn đi lên Thái Sơn là thiên giới, cho nên nơi diễn giải thần thoại, truyền thuyết về Vọng Nhân Tùng ứng với thiên giới; người chồng xuống núi học nghệ, không nghi ngờ gì cũng chính là từ thiên giới chuyển sinh đến nhân gian, xuống đến nhân giới; người vợ ngóng đợi người chồng về nhà, cũng chính là ngụ ý rằng thân nhân trên trời không lúc nào không mong chờ người thân xuống núi học nghệ sớm ngày trở về ngôi nhà chân chính trên trời. Đây là cái lý ẩn chứa thiên cơ, ẩn chứa Đạo pháp của cây tùng Vọng Nhân núi Thái Sơn.

Đối với thiên cơ này, kỳ thực tất cả những người tu hành chân chính từ cổ chí kim đều biết đạo lý này, cho nên mới có văn hóa tu hành của nhân loại. Mật mã thời gian của Thái Sơn là “lịch sử ngày nay”, bởi vì “lịch sử ngày nay” là một thời kỳ lịch sử đặc thù: ngày nay là thời mạt Pháp mạt kiếp. Tuyệt đại bộ phận người trên đời ngày hôm nay, chẳng những là từ các thiên giới khác nhau đi tới nhân giới, mà còn đang phải đứng trước các lựa chọn vận mệnh khác nhau: chọn con đường về trời; hay chọn bị đào thải cùng Trung Cộng. Cũng giống như đông đảo thế nhân, đệ tử tu luyện Pháp Luân Công cũng từ các thiên giới khác nhau đi xuống nhân gian, chỉ có điều đệ tử Pháp Luân Công là những người đầu tiên thức tỉnh, là những người tu hành đầu tiên phản bổn quy chân, giống như Tần Tùng, họ là sứ giả vị “công”, vì người khác gánh vác sứ mệnh cứu người thời mạt kiếp. Sứ mệnh lịch sử của đệ tử Pháp Luân Công được tập trung thể hiện ở miếu Thái Sơn (miếu núi Đại), chúng tôi sẽ giải nghĩa sau.

Nội hàm ngụ ý của cây tùng Vọng Nhân núi Thái Sơn là: đại biểu cho nỗi niềm tha thiết trông mong của thân nhân ở thiên giới với thế nhân ngày nay, hy vọng thế nhân sớm ngày bước lên đường quay về thiên giới, vì vậy cây tùng Vọng Nhân còn được gọi là tùng Nghênh Khách, nghênh tiếp người xuống núi học nghệ trở về. Vậy đường về trời là gì? Việc tu hành cũng giống như leo núi Thái Sơn, đi theo đường tu hành của đệ tử Pháp Luân Công là có thể viên mãn về nhà. Chúng ta hãy xem Thập Bát Bàn.

Từ bia đá “Đối Tùng Sơn” đi tiếp lên phía Bắc là Thập Bát Bàn. Dưới Thập Bát Bàn có Thăng Tiên Phường, lên trên có Nam Thiên Môn, đoạn đường lên Nam Thiên Môn là đoạn cuối cùng lên đỉnh Thái Sơn, cũng là đoạn dốc nhất, hiểm trở nhất trên toàn bộ đường lên núi, trên đoạn đường dài không tới 1km này, nhưng đã cao thêm hơn 400m so với mặt biển, độ dốc tới hơn 70 độ. Trong bố cục từ Thập Bát Bàn lên đỉnh Thái Sơn chúng ta thấy mấy tầng hàm nghĩa như sau:

Nó tượng trưng cho đệ tử tu luyện leo Thập Bát Bàn là “Thập bát tử” (十八子), “thập bát tử” là hợp thành chữ “Lý” (李), ám chỉ đệ tử Pháp Luân Công là đệ tử của vị sư phụ họ “Lý”.

Độ dốc và độ hiểm của Thập Bát Bàn ngụ ý cho sự gian nan của đường tu hành của đệ tử Pháp Luân Công. Bởi vì đệ tử Pháp Luân Công tu hành không thoát ly người thường: ngoài việc đối mặt với trấn áp bức hại tàn khốc của Trung Cộng; còn phải thời thời khắc khắc đối mặt với việc người xung quanh không hiểu được mình; lúc nào cũng đối mặt với sự dụ hoặc của các chủng chấp trước; hơn nữa người đời nhìn chung là bị Trung Cộng tẩy não, độ khó của việc giảng chân tướng khuyên Tam thoái là cực đại. Cho nên thân thể, tâm lý của đệ tử Pháp Luân Công phải chịu áp lực cực lớn trên mọi phương diện, con đường tu hành mà bản thân đệ tử Pháp Luân Công đi này cũng giống như độ dốc và độ hiểm trở của Thập Bát Bàn núi Thái Sơn.

Số “thập bát” 18 còn ngụ ý là “thành”. Bởi vì văn hóa Trung Quốc đặt định chính là 18 tuổi thì tiến vào tuổi thành niên, ngạn ngữ cũng có nói “Nữ đại thập bát biến”, nên “số 18” trong Thập Bát Bàn Thái Sơn ám chỉ: thành, tu thành. Cho nên chúng ta thấy Thập Bát Bàn bố cục là: số “18” diễn dịch là “thành”; Thông Thiên Hà diễn dịch là “Thông thiên”; cổng Thăng Tiên giải nghĩa là “Thăng tiên”; Nghênh Khách Tùng diễn dịch là “đón khách” học nghệ trở về.

Cũng là nói, leo lên trên Thập Bát Bàn chính là Nam Thiên Môn, ý là đi hết toàn bộ hành trình tu luyện, đạt tới cảnh giới viên mãn. Như vậy Nam Thiên Môn triển hiện tu thành viên mãn như thế nào? Chúng ta hãy đọc bài sau “Long phượng phi tường Nam Thiên Môn”.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/268319