Thể ngộ khi đọc kinh văn mới “Hãy tỉnh”

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc

[ChanhKien.org]

Sau khi Minh Huệ đăng bài kinh văn mới của Sư phụ “Hãy tỉnh”, tôi đã đọc đi đọc lại nhiều lần, trong lòng dâng lên một niềm vui sướng hân hoan. Buổi tối khi ngồi đả tọa, chỉ chốc lát tôi đã có thể nhập tĩnh, tôi cảm thấy bản thân đỉnh thiên lập địa, những thứ xung quanh kia từng khiến tôi cảm thấy gai người, thậm chí không dám động đến, bỗng chốc đều trở nên thật nhỏ bé.

Thông qua thể ngộ trong mấy ngày qua, tôi tình cờ phát hiện ra một số thiếu sót căn bản mà trước đây tôi luôn cảm nhận được sự tồn tại của nó nhưng lại không chắc chắn, mãi không tìm ra được, điều này trong chốc lát bỗng bộc lộ rõ ràng trước mắt của tôi, vì vậy tôi đã có thể dễ dàng phủ định nó, [vào lúc đó] tôi có cảm giác như chân ngã đang dần dần thức tỉnh. Ví dụ, trong việc răng của tôi cứ luôn bị rụng, tôi vẫn luôn hướng nội tìm: không tu khẩu, vẫn còn tâm sắc, tâm oán hận v.v…, bên cạnh đó tôi cũng nghe các bài giao lưu chia sẻ của các đồng tu khác, nhưng vẫn không giải quyết được vấn đề từ căn bản, sau khi đọc kinh văn mới, tôi bỗng chốc nhận ra [phát hiện] được một niệm mà trước đây tôi chưa từng dựa trên cơ điểm của Đại Pháp để phủ định nó.

Sự tình là vào mấy năm trước, khi tôi còn đang làm việc ở công ty cũ, do bản thân tôi trong khi hành xử việc gì cũng đều chiểu theo tiêu chuẩn của Đại Pháp để yêu cầu, trong một lần bình chọn nhân viên ưu tú cuối năm, từ tổ trưởng, trưởng phòng cho đến quản lý, tất cả đều phản đối ý kiến của ông chủ công ty, quyết chí ủng hộ tôi là nhân viên xuất sắc, vì vậy ông chủ lúc đó đã nhìn tôi với với một cặp mắt khác. Có điều ông chủ trong vấn đề tác phong cá nhân luôn bị dư luận bàn ra tán vào, vậy nên tôi luôn vô cùng cảnh giác trong quá trình tiếp xúc với ông chủ, nhưng tôi cũng không thể trực tiếp từ chối, không tiếp nhận những công việc được giao phó, bởi vì tôi còn phải tìm cơ hội để giảng chân tướng cho ông ấy. Có một lần, răng tôi có chút hơi lung lay như sắp rụng, vào lúc đó, tôi liền nghĩ rằng người tu luyện không có chấp trước đối với vẻ bề ngoài, nên thấy chẳng sao cả, cũng không để tâm, thậm chí còn nảy ra một niệm đầu rằng: người thời xưa vì để tránh những phiền nhiễu từ thế tục còn cố tình bôi tro lên mặt mình. Nhưng qua thời gian không lâu, răng tôi rụng đi một cái, qua một thời gian lại rụng thêm một cái, tôi vô cùng khổ não mà lại không tìm được nguyên nhân. Bây giờ tôi mới tỉnh ngộ ra, chính là niệm đầu [về những thứ] trong “quá khứ” [mà tôi đang] “tránh né”, và niệm đầu “cố ý bôi tro” là không đúng. Tôi đã không dựa trên chính Pháp lý của Pháp Luân Đại Pháp để chứng thực Pháp, mà lại hành xử chiểu theo cái lý của cựu thế lực, đây không phải là đã rơi vào bẫy của cựu thế lực, đã đi theo con đường mà cựu thế lực an bài rồi hay sao? Đồng thời, kèm theo đó còn có một chấp trước đó chính là: tâm sợ chấp trước, chưa làm được sự khoáng đạt vô tư. Bây giờ tôi mới ngộ được rằng chỉ có khi cơ điểm và niệm đầu tư tưởng của bản thân hoàn toàn đặt trên Pháp, mới không động chạm đến thứ của người khác, lúc hành xử thì tự nhiên cũng sẽ không còn quá dè dặt cẩn thận, do dự tới lui nữa, vậy mới có thể đạt đến cảnh giới thản đãng vô tư.

Đến lúc này, tôi đã có thêm một nhận thức và thể ngộ mới đối với đoạn Pháp mà Sư phụ giảng trong sách Chuyển Pháp Luân:

“Tôi mong rằng các học viên mới và cũ đều có thể tu luyện trong Đại Pháp, đều có thể công thành viên mãn!”

Và đoạn Pháp mà Sư phụ giảng trong bài “Nhận Thức Tiếp Nữa”, Tinh Tấn Yếu Chỉ:

“Thật sự có thể đề cao lên như thế, thì tất cả các việc chư vị làm với tâm thuần tịnh mới là việc tốt nhất, mới là thần thánh nhất”.

Trên đây là một chút thiển kiến của tôi xin được cùng chia sẻ với các đồng tu. Nếu có điều gì chưa đúng, kính mong các đồng tu từ bi chỉ rõ.

Cảm tạ Sư tôn!

Hợp thập!

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/271881