Khám phá bí mật núi Thái Sơn (3): Lầu Vạn Tiên – dự ngôn thiên cổ

Tác giả: Liên Lý Chi

[ChanhKien.org]

Lầu Vạn Tiên trên núi Thái Sơn

Thành phố Thái An từ xưa đã được đặt định là nơi văn hóa tam giới; tam giới chính là thiên giới, nhân giới và âm phủ giới. Sự phân chia Tam giới ở Thái An là: núi Thái Sơn từ cổng Hồng Môn trở lên là thiên giới; thành phố Thái An từ cổng Hồng Môn trở xuống thuộc về nhân giới; khu vực núi Cao Lý phía tây sông Nại Hà, phía trước đỉnh Ngạo Lai là âm phủ giới, âm phủ còn gọi là âm tào địa phủ.

Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, danh từ “lên núi” có hàm nghĩa là tu luyện, vì vậy hầu hết các ngôi chùa Phật và Đạo quán ở Trung Quốc đều được xây dựng ở trên núi, hơn nữa đều xây dựng ở những nơi rất cao, cheo leo hiểm trở, mục đích hiển nhiên thể hiện cảnh giới cao mà người tu luyện hướng tới, đồng thời cũng ám chỉ những khó khăn, gian khổ mà người tu luyện phải trải qua. Vì vậy chúng ta thấy chữ Tiên (仙) được ghép bởi chữ nhân (亻) và chữ sơn (山), thể hiện người lên núi hay người ở trên núi.

Đi qua cổng Hồng Môn, điểm đến đầu tiên là Lầu Vạn Tiên, nghĩa là vị trí Lầu Vạn Tiên thuộc về phần Thiên giới từ cổng Hồng Môn trở lên, nói cách khác con đường lên núi Thái Sơn chính là tượng trưng cho con đường thông đến Thiên giới. Cái tên Lầu Vạn Tiên đã cho chúng ta biết nội hàm mà lịch sử trao cho núi Thái Sơn: con đường lên núi Thái Sơn tượng trưng cho con đường tu hành của người tu luyện. Vậy vì sao Lầu Vạn Tiên lại thể hiện số lượng lớn “Vạn Tiên”? “Vạn Tiên” này chỉ những ai?

Như chúng tôi đã giải thích ở phần trước: Ẩn đố của núi Thái Sơn được giải đáp trong bản khắc đá “Kinh Thạch Dục” nằm tại thung lũng phía Đông cổng Hồng Môn, đó là: Phật Di Lặc sẽ hạ thế truyền Pháp vào “lịch sử ngày nay”; bộ thủy (氺) trong chữ Thái (泰) của Thái Sơn giải thích mật mã thời gian chính là “lịch sử ngày nay”; tương tự, đỉnh Ngạo Lai cũng thể hiện triều đại đỏ của Trung cộng trong “lịch sử ngày nay”. Tức là, toàn bộ núi Thái Sơn đều thể hiện “lịch sử ngày nay”, toàn bộ văn hóa núi Thái Sơn đều vì ngày hôm nay mà trải đường cho lịch sử, đặt định nền văn hóa lịch sử hôm nay, vậy thì chữ “Vạn Tiên” trong Lầu Vạn Tiên chắc chắn cũng để chỉ một quần thể người tu hành Phật Pháp trong “lịch sử ngày nay”, tức là các đệ tử tu luyện Pháp Luân Công.

Tại sao nói chữ “Vạn Tiên” trong Lầu Vạn Tiên ẩn dụ chỉ các đệ tử tu luyện Pháp Luân Công ngày nay? Chính là vì Hỏa Diệm Sơn trên đỉnh Ngạo Lai ám chỉ ngọn lửa giả trong vụ án tự thiêu ở Thiên An Môn do Trung cộng sắp đặt, nó đại diện cho sự đàn áp bức hại của Trung cộng đối với đệ tử Pháp Luân Công, mà Trung cộng đàn áp bức hại đệ tử Pháp Luân Công kỳ thực chính là bức hại người tu luyện, bởi vì Pháp Luân Công chính là pháp môn tu luyện Phật Pháp; đỉnh Ngạo Lai cheo leo lởm chởm, ngạo nghễ không cúi đầu trước núi Thái Sơn, là thể hiện Trung cộng ngạo mạn, kẻ cầm đầu Trung cộng là Giang Trạch Dân chỉ vì tâm tật đố (ngạo mạn, ganh ghét) mà đã phát động cuộc đàn áp bức hại các đệ tử Pháp Luân Công. Vậy thì hiển nhiên “Vạn Tiên” của Lầu Vạn Tiên trên núi Thái Sơn cũng chính là ám chỉ “lịch sử ngày nay” và chỉ những người tu luyện Phật Pháp bị Trung cộng đàn áp bức hại – những đệ tử tu luyện Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công là pháp môn tu luyện Phật Pháp, đệ tử Pháp Luân Công là một quần thể người tu luyện đang đi trên con đường tu hành, vậy theo nghĩa này mà nói, quần thể đệ tử Pháp Luân Công chính là “Vạn Tiên”. Nếu như “Vạn Tiên” của Lầu Vạn Tiên là ẩn dụ chỉ các đệ tử tu luyện Pháp Luân Công, vậy thì vai trò của lịch sử giao cho núi Thái Sơn chính là: con đường lên núi Thái Sơn tượng trưng cho con đường tu hành của các đệ tử Pháp Luân Công. Giải khai những bí ẩn lớn nhất của núi Thái Sơn, chúng ta có thể hiểu được dụng ý vì sao lịch sử lại tạo nên đỉnh Ngạo Lai cheo leo lởm chởm, ngạo nghễ không cúi đầu trước đỉnh Thái Sơn, bởi vì mối quan hệ giữa đỉnh Ngạo Lai với núi Thái Sơn là: đỉnh Ngạo Lai đại biểu cho triều đại đỏ của Trung cộng, đại biểu cho Trung cộng; còn núi Thái Sơn tượng trưng cho các đệ tử Pháp Luân Công đang bước trên con đường tu luyện Phật Pháp ở trong môi trường xã hội của triều đại đỏ. Chúng ta tiếp tục xem xét bố cục của Lầu Vạn Tiên, tại sao “Vạn Tiên” là ẩn dụ cho các đệ tử tu luyện Pháp Luân Công đang đi trên con đường tu hành?

Lầu Vạn Tiên là tòa lầu hai tầng nằm trên con đường cổ lên núi Thái Sơn, con đường đó đi xuyên qua cổng của Lầu Vạn Tiên, ở phía Đông Nam tòa lầu có một quảng trường nhỏ, ở cổng phía Nam (tức là lối vào chính) có khắc chữ  “Lầu Vạn Tiên”, ở cổng phía Bắc (tức là lối ra để lên núi Thái Sơn ) khắc chữ “Nơi tạ ơn”. Xung quanh Lầu Vạn Tiên, trên vách đá phía Tây lầu có động “Ẩn Chân” và động “Con rùa”, ở phía Đông Nam lầu có bia đá “Tam nghĩa bách”, cách tháp phía Bắc không xa còn có một bức khắc đá “Trùng nhị” và “bia tưởng niệm liệt sỹ cách mạng” của Trung cộng. Bố cục của Lầu Vạn Tiên là một lời dự đoán rằng vào tháng 4 năm 1999 sẽ có vạn đệ tử Pháp Luân Công đến Trung Nam Hải thỉnh nguyện, và tháng 1 năm 2001, Trung cộng sẽ sắp đặt sự kiện tự thiêu giả ở Thiên An Môn.

Ngày 23/4/1999, cảnh sát Thiên Tân đột nhiên bắt giữ hàng chục đệ tử Pháp Luân Công đang luyện công tại công viên. Nhiều đệ tử Pháp Luân Công đã đến chỗ cảnh sát Thiên Tân để đòi thả những người bị bắt, cảnh sát Thiên Tân nói rằng Bắc Kinh đã ra lệnh bắt người, vì vậy có thể đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện. Ngày 25/4/1999, có khoảng 10.000 đệ tử Pháp Luân Công đã tự phát đến Trung Nam Hải để thỉnh nguyện, yêu cầu chính quyền thả người bị bắt và hỏi lý do bắt người. Gần 10.000 đệ tử Pháp Luân Công tự phát xếp thành hàng chỉnh tề đứng dọc theo vỉa hè đường, chờ sự trả lời của chính phủ. Lúc ấy với sự xử lý thích đáng của thủ tướng Chu Dung Cơ, các đệ tử Pháp Luân Công đã nhanh chóng rời đi. Sau đó 10.000 đệ tử Pháp Luân Công thỉnh nguyện trong hòa bình ấy lại bị Trung cộng vu cáo thành 10.000 đệ tử Pháp Luân Công bao vây tấn công Trung Nam Hải, đó là tóm tắt về sự kiện ngày 25/4/1999.

Ngày 20/7/1999, Giang Trạch Dân đã hạ lệnh đàn áp, bắt giữ các đệ tử Pháp Luân Công quy mô lớn trên toàn quốc, hơn nữa còn dấy động tất cả bộ máy tuyên truyền để bôi nhọ Pháp Luân Công, bôi nhọ ngài Lý Hồng Chí – người sáng lập Pháp Luân Công, kể từ đó Trung cộng đã bắt đầu đàn áp bức hại đối với các đệ tử Pháp Luân Công.

Để kích động sự thù hận của quần chúng đối với Pháp Luân Công, và để tạo lý do, tạo dư luận xã hội nhằm đàn áp Pháp Luân Công, vào đêm giao thừa ngày 23/1/2001, Trung cộng đã bí mật lên kế hoạch sự kiện tự thiêu ở Thiên An Môn để vu oan cho Pháp Luân Công. Trung cộng đã tự biên tự diễn và quay phim vụ tự thiêu giả ở Thiên An Môn, rồi rầm rộ chiếu đoạn phim đó trên toàn quốc, đồng thời phát đi toàn thế giới, nhằm vu oan giáng tội cho Pháp Luân Công, lấy đó làm lý do để đàn áp. Đây là chân tướng thực sự của vụ án tự thiêu giả ở Thiên An Môn.

Đối mặt với những vu khống bịa đặt và sự đàn áp vô lý điên cuồng, rất nhiều đệ tử Pháp Luân Công đã liên tiếp đến quảng trường Thiên An Môn để hô lên tiếng nói tự đáy lòng “Chân – Thiện – Nhẫn hảo”, “Hãy trả lại sự trong sạch cho Sư phụ của chúng tôi”, mục đích là để nhân dân không hiểu sai về Pháp Luân Công. Chúng ta hãy xem xét bố cục xung quanh Lầu Vạn Tiên nằm trên con đường cổ lên núi Thái Sơn, nó đã biểu hiện sự kiện thỉnh nguyện 25/4 và sự kiện tự thiêu giả ở Thiên An môn, cũng như biểu hiện việc các đệ tử Pháp Luân Công đến Thiên An Môn thế nào.

Sự kiện thỉnh nguyện 25/4 và sự việc tự thiêu giả ở Thiên An môn đều xảy ra tại quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, cho nên bố trí những thắng cảnh ở Lầu Vạn Tiên tương ứng với bố cục của Thiên An Môn ở Bắc Kinh:

Lầu Vạn Tiên trên núi Thái Sơn đối ứng với cổng Thiên An Môn ở Bắc Kinh; quảng trường nhỏ ở phía trước Lầu Vạn Tiên là đối ứng với quảng trường Thiên An Môn.

Bia tưởng niệm liệt sỹ cách mạng ở Lầu Vạn Tiên đối ứng với đài tưởng niệm các anh hùng nhân dân ở Thiên An Môn.

Động con rùa ở Lầu Vạn Tiên đối ứng với lăng Mao Trạch Đông ở Thiên An Môn, do nguyên thần của Mao Trạch Đông là con rùa.

Lầu Vạn Tiên: “Vạn Tiên” ngụ ý vạn (10.000) đệ tử Pháp Luân Công đã thỉnh nguyện hòa bình ở Trung Nam Hải chỉ vào ngày 25/4/1999.

Nơi tạ ơn: thể hiện hành động của đệ tử Pháp Luân Công để minh oan cho Sư phụ tại quảng trường Thiên An Môn, chính là để cảm tạ ân Sư, vì thế từ góc độ này mà nói, quảng trường Thiên An Môn là nơi tạ ơn.

Động ẩn chân: Thể hiện Trung cộng che dấu chân tướng sự thật việc vạn (10.000) đệ tử Pháp Luân Công thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25/4/1999; Trung cộng che dấu chân tướng việc tự biên tự diễn vụ án tự thiêu giả ở Thiên An Môn.

Bản khắc đá “Trùng nhị”: bề mặt là chỉ “trăng gió” vô biên, thực tế là ẩn dụ Trung cộng che giấu chân tướng, tuyên truyền vu cáo hãm hại đối với Pháp Luân Công. Bởi vì trăng (月) ý là âm (阴), gió ý là truyền đi, đại biểu cho tuyên truyền, vậy thì “trăng gió” (風月) vô biên nghĩa là: gió âm, lời nói dối vô biên, tuyên truyền vu cáo hãm hại hoàn toàn không có ranh giới đạo đức.

Tam nghĩa bách: ẩn ý là các đệ tử Pháp Luân Công đến Thiên An Môn để truyền bá Chân-Thiện-Nhẫn, vạch trần Trung cộng, để cho quần chúng nhân dân hiểu được chân tướng, vì thế “Tam nghĩa bách” ngụ ý là chỉ Chân-Thiện-Nhẫn.

Vì vậy chúng ta thấy rằng, cách bố trí các di tích xung quanh Lầu Vạn Tiên trên con đường cổ lên núi Thái Sơn là ăn khớp với quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh và cuộc thỉnh nguyện ngày 25/4 của đệ tử Pháp Luân Công trên con đường tu luyện phải đi qua, và là triển hiện hình ảnh của sự kiện tự thiêu giả ở Thiên An Môn. Vậy thì theo ý nghĩa này, Lầu Vạn Tiên cũng chính là lời dự ngôn từ thiên cổ về sự kiện ngày 25/4 và sự kiện vụ tự thiêu giả ở Thiên An Môn. Kỳ thực bố trí các địa danh dọc hai bên đường từ cổng Hồng Môn đến cổng Trung Thiên Môn đều là để thể hiện chủ đề của Lầu Vạn Tiên, thể hiện ra dự ngôn từ thiên cổ của Lầu Vạn Tiên, như Cung Đấu Mẫu, bốn cây hòe, thắng cảnh Hồi Mã Lĩnh v.v.

Phía bắc Lầu Vạn Tiên là Cung Đấu Mẫu. Cung Đấu Mẫu là ngôi đền nằm theo hướng đông sang tây, cho thấy nó ở vị trí đền thờ phụ, trong đền có thờ tượng Đấu Mẫu. Đấu Mẫu còn được gọi là Đấu Lão. Như chúng tôi đã đề cập trước đây, mật mã thời gian của núi Thái Sơn là “lịch sử ngày nay”, nói cách khác toàn bộ lịch sử văn hóa của núi Thái Sơn đều được bố cục và đặt định để thể hiện “lịch sử ngày nay”. Vậy thì ai là “Đấu Mẫu” trong “lịch sử ngày nay”? Không nghi ngờ gì đó chính là mẹ đảng Trung cộng (Trung cộng tuyên truyền nó là mẹ của nhân dân Trung Quốc).

Bởi vì từ quân đội đến chính quyền địa phương, từ cơ quan nhà máy đến hầm mỏ, từ trung ương đến các thôn làng, toàn bộ chính quyền đỏ này đều là thể chế đấu đá nội bộ của hai người đứng đầu Trung cộng, vì vậy gọi mẹ đảng Trung cộng là Đấu Mẫu (người mẹ tranh đấu) quả không có sai.

Bởi vì Mao Trạch Đông, người sáng lập Trung cộng, có câu nói nổi tiếng: “Đấu với trời là niềm vui vô tận, đấu với đất là niềm vui vô tận, đấu với người là niềm vui vô tận”. Bởi vì Trung cộng tín phụng vào triết học đấu tranh, nên mẹ đảng Trung cộng là “Đấu Lão” tinh thông thuật đấu tranh. Vì vậy danh hiệu Đấu Lão, Đấu Mẫu trong lịch sử ngày nay không ai khác chính là mẹ đảng Trung cộng. Vậy thì cung Đấu Mẫu thể hiện cho mẹ đảng Trung cộng, Lầu Vạn Tiên thể hiện cho sự kiện tự thiêu giả ở Thiên An Môn, mối quan hệ về bố cục này là: “Đấu mẫu” Trung cộnghắc thủ ở phía sau chỉ đạo sự kiện tự thiêu giả ở Thiên An Môn.

Ở cổng phía Tây Cung Đấu Mẫu có một cây hòe cổ thụ, được người dân gọi là cây hòe Ngọa Long (cây hòe rồng chầu). Cây hòe cổ thụ này có một cành to nằm ngang cách mặt đất 8 mét, rồi từ đó một cành mới lại mọc lên thành cây, hai cây này nối liền với nhau, giống như con rồng nằm ngẩng đầu, vì thế mới gọi là cây hòe Ngọa Long. Cây hòe này hiện đã được đưa vào danh mục bảo tồn di sản thế giới. Cây hòe Ngọa Long này là biểu tượng của Cung Đấu Mẫu, nó cũng trở thành biểu tượng của Trung cộng. Chúng ta cùng xem xét bốn cây hòe cổ thụ ở Cung Đấu Mẫu.

Ở phía Bắc Cung Đấu Mẫu là thắng cảnh bốn cây hòe, nơi đây vốn có bốn cây hòe cực kỳ to lớn do Trình Giảo Kim người nước Lỗ thời triều Đương trồng, trong đó có hai cây đã bị chết khô từ lâu. Năm 1978 cây thứ ba bị đổ ngang trên con đường cổ núi Bàn, chặn đường người lên núi, vì thế mà xứng với cái tên “Trình Giảo Kim chặn giữa đường”. Hiện nay người lên núi phải chui qua bên dưới cây hòe đổ ngang này. Chỉ còn cây thứ tư còn sống, nằm ở phía đông đường Bàn.

Con đường lên núi Thái Sơn là tượng trưng cho con đường tu luyện của các đệ tử Pháp Luân Công. Vậy thì ngọn lửa giả trong vụ án tự thiêu giả ở Thiên An Môn như dự ngôn từ Lầu Vạn Tiên mà Trung cộng tạo nên trên con đường tu luyện của các đệ tử Pháp Luân Công, cũng giống như cây hòe “Trình Giảo Kim chặn giữa đường” bị đổ ngang, là một “Trình Giảo Kim” chặn ngang trên con đường tu luyện của đệ tử Pháp Luân Công. Đây là vai trò của bốn cây hòe cổ thụ.

Nói về cây hòe, chính là nói đến ba loại cây được đặt định trong văn hóa núi Thái Sơn: “Tần tùng”, “Hán bách”, “Đường hòe”. Kỳ thực Tần tùng, Hán bách, Đường hòe của núi Thái Sơn có quan hệ đối ứng với văn hóa tam giới của núi Thái Sơn: Tần tùng đối ứng với Thiên giới; Hán bách đối ứng với nhân giới, Đường hòe đối ứng với âm phủ.

Chữ Tùng (松) do bộ mộc (木) và bộ công (公) tạo thành: diễn giải là vị “công”, vì người khác. Cây tùng thường sống trên núi cao, trên vách đá, nên còn gọi là tùng La Hán, vì vậy từ xa xưa ý nghĩa tượng trưng của cây tùng là tu hành, là trường sinh, vì vậy Tần tùng đối ứng với Thiên giới trong tam giới của núi Thái Sơn. Vậy thì chúng ta hãy xem, bố cục văn hóa Tần tùng của núi Thái Sơn tại địa danh Thập Bát Bàn. Rõ ràng hiểu rộng ra thì Tần tùng đối ứng với đệ tử Pháp Luân Công trên con đường tu hành, chỗ này chúng tôi sẽ giải thích ở phần sau.

Chữ Bách (柏) do bộ mộc (木) và bộ bạch (白) tạo thành, nếu như chúng ta lý giải cây là người, vậy thì cây trắng có thể hiểu là người trong trắng minh bạch, vậy không còn nghi ngờ gì nữa “Bách” là đối ứng với cõi người trong tam giới của núi Thái Sơn, hiểu rộng ra nó đối ứng với người minh bạch, người minh bạch chân tướng trong vụ án tự thiêu giả ở Thiên An Môn. Vậy thì chúng ta hãy xem, “Tam Nghĩa Bách” trong bố cục Lầu Vạn Tiên chính là thể hiện cho những người hiểu rõ chân tướng các đệ tử Pháp Luân Công truyền đi, cũng như đồng tình với Chân-Thiện-Nhẫn.

Chữ Hòe do bộ mộc (木) và bộ quỷ (鬼) tạo thành: nghĩa là nó đối ứng với âm phủ trong tam giới của núi Thái Sơn, hiểu rộng ra là đối ứng với Trung cộng. Bởi vì Trung cộng là bóng ma đến từ phương Tây, chữ khôi (魁) trong từ đảng khôi (thủ lĩnh) Trung cộng chính là thể hiện từ con quỷ đấu (do bộ quỷ -鬼 và bộ đấu- 斗tạo thành). Vì vậy chúng ta thấy rằng, Trung cộng giống như cây hòe Ngọa Long ở Cung Đấu Mẫu, Trung cộng cũng giống như bốn cây hòe giữa chừng nhảy ra chặn đường cướp bóc, chính là “Trình Giảo Kim chặn giữa đường” con đường tu luyện của đệ tử Pháp Luân Công.

Đi qua bốn cây hòe là Mã Hồi Lĩnh, đến Mã Hồi Lĩnh thì con đường lên núi Thái Sơn trở nên rất hiểm trở, tương truyền đây là nơi mà Quang Vũ Đế thời Đông Hán đi cúng tế trời đất ở núi Thái Sơn đến đây thì ngựa không đi được nữa, vì vậy gọi là Mã Hồi Lĩnh (đỉnh núi ngựa quay đầu).

Mã hồi có ý là quay trở lại. Đường lên núi Thái Sơn tượng trưng cho con đường tu hành của các đệ tử Pháp Luân Công, “mã hồi” trên con đường tu luyện của các đệ tử Pháp Luân Công hiển nhiên ngụ ý chỉ những người không tiếp tục tu luyện. Vậy thì tương quan bố cục giữa Mã Hồi Lĩnh và Lầu Vạn Tiên là: đối mặt với sự đàn áp bức hại Pháp Luân Công của Trung cộng, một bộ phận người sẽ bị cuốn theo dòng, bị Trung cộng lạm dụng uy quyền dọa nạt nên không thể trụ vững, mà thỏa hiệp và từ bỏ tu luyện. Nói cách khác tu luyện là sóng lớn cuốn cát đi, nếu tu không được thì sẽ bị đào thải, đây là vai trò của Mã Hồi Lĩnh.

Do đó chúng ta thấy rằng con đường cổ lên núi Thái Sơn, đoạn từ cổng Hồng Môn đến cổng Trung Thiên Môn, bố cục cốt lõi là Lầu Vạn Tiên, chủ đề của Lầu Vạn Tiên là triển hiện dự ngôn thiên cổ của lịch sử: sự kiện tự thiêu giả ở Thiên An Môn do Trung cộng sắp đặt, chính là thể hiện sự đàn áp bức hại của Trung cộng đối với các đệ tử Pháp Luân Công; thể hiện kiếp nạn mà các đệ tử Pháp Luân Công phải đối mặt trên con đường tu hành.

Mời xem tiếp phần 4: Trung Thiên Môn, đoạn giữa con đường tu hành

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/268317