Nhị long hý châu (1): Dẫn nhập

Tác giả: Liên Lý Chi

[ChanhKien.org]

“Nhị long hý châu” (còn gọi là “Lưỡng long tranh châu”) là một câu thành ngữ, ý nghĩa là hai con rồng đang vờn đùa một viên ngọc. Nhưng “Nhị long hý châu” không chỉ là một câu thành ngữ, nó thực sự là một loại biểu tượng văn hóa. Trong văn hóa truyền thống của Trung Quốc, chúng ta thường nhìn thấy biểu tượng văn hóa “Nhị long hý châu” này từ trang phục của hoàng đế, hội họa dân gian, cho đến các công trình kiến trúc, điêu khắc, múa rồng dân gian v.v.. Nhìn chung, ta có thể nhìn thấy biểu tượng văn hóa “Nhị long hý châu” này ở bất kỳ đâu trong dòng chảy văn hóa lâu dài của lịch sử Trung Quốc.

Biểu tượng văn hóa “Nhị long hý châu” là thể hiện khái quát về văn hóa rồng của Trung Hoa. Văn hóa “Nhị long hý châu” đã lưu truyền hàng nghìn năm trong lịch sử. Nói cách khác, trong quá trình phát triển và lưu truyền lại về sau trong văn hóa lịch sử dân tộc Trung Hoa, văn hóa “Nhị long hý châu” đã trở thành một tập tục di sản của văn hóa lịch sử dân tộc Trung Hoa, là một biểu tượng quan trọng của sự truyền thừa, thế tập (cha truyền con nối) của văn hóa lịch sử dân tộc Trung Hoa. Ngoài ra trong chữ “Tập” – 袭 trong từ “Thế tập” – 世袭 là có chữ “Long” 龙 ở bên trong để biểu hiện ý tứ cho sự kế tục này. Trong tiến trình lịch sử của một dân tộc, nếu một văn hóa có thể lưu truyền lâu dài cùng với sự phát triển của dân tộc đó, thì văn hóa đó nhất định không là đơn giản, ở trong đó nhất định phải có nội hàm văn hóa của dân tộc ấy. Như vậy, “Nhị long hý châu” nhất định là thể hiện bao quát nội hàm văn hóa lịch sử thâm sâu của văn hoá Trung Hoa, vốn là một trong những nền văn minh lớn của nhân loại, đồng thời cũng là nền văn hoá duy nhất lưu truyền không bị đứt đoạn cho tới hôm nay.

Linh vật của dân tộc Trung Hoa là rồng, dân tộc Hoa Hạ sùng bái và tôn thờ rồng, văn hóa Trung Hoa là văn hóa rồng. Nếu văn hóa Trung Hoa đã là văn hóa rồng, vậy thì “Nhị long hý châu” nhất định là biểu tượng đại biểu cho văn hóa rồng của dân tộc Trung Hoa, là chắt lọc của văn hóa rồng của dân tộc Trung Hoa, hoặc chí ít cũng là một hình tượng khái quát. Vậy thì “Nhị long hý châu” rốt cuộc có nội hàm gì? Tại sao lại dùng biểu tượng “Lưỡng long” để biểu thị văn hóa rồng của Trung Hoa? “Lưỡng long” là chỉ hai con rồng nào? Hai con rồng này có gì khác biệt? Ngụ ý nội hàm của “tranh châu” ở đây là gì?

Kỳ thực “Lưỡng long” này là chỉ hai con rồng nước là Hoàng Hà và Trường Giang. Hoàng Hà là rồng vàng, Trường Giang là rồng đỏ. Hoàng Hà và Trường Giang là đại biểu cho hai loại văn hóa có tính chất khác nhau: văn hóa hoàng long màu vàng và văn hóa xích long màu đỏ.

Mục lục

Dẫn nhập

Phần I: Văn hóa hoàng long màu vàng, văn hóa xích long màu đỏ

1. Rồng vàng Hoàng Hà

2. Rồng đỏ Trường Giang

Phần II: Trường Giang

1. Văn hóa phụ màu đỏ của Viêm Đế

2. Văn hóa đảng đỏ của Trung Cộng

Phần III. Đập Tam Hiệp

1. Tam Hiệp

1.1. Quỳ Môn

1.2. Cù Đường Hiệp

1.3. Vu Hiệp

1.4. Tây Lăng Hiệp

2. Đập Tam Hiệp

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/261047